Đăng ký đầu tư

Ngày nay, lĩnh vực kinh tế có những đặc thù riêng đó là, muốn kinh tế phát triển thì phải đầu tư. Cá nhân, tổ chức trong nước hay ngoài nước đều có thể tham gia vào quá trình đầu tư nhưng xét về mặt pháp lý để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho nhà đầu tư cũng như mục đích quản lý xã hội của nhà nước, thủ tục để thực hiện hoạt động đầu tư đều do Nhà nước thống nhất quản lý thông qua các chế định pháp luật và phải tiến hành thực hiện đăng ký đầu tư. Vậy, đăng ký đầu tư là gì? Sau đây, hãy cùng với bài viết tìm hiểu đăng ký đầu tư của Công ty Luật Rong Ba để biết rõ hơn về vấn đề này. 

Đăng ký đầu tư là gì?

Trong nền kinh tế thị trường, khái niệm đầu tư được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến. Hoạt động đầu tư thực chất là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung

Trong Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành không đề cập đến khái niệm về “đăng ký đầu tư”. Đăng ký đầu tư có thể được xem như là một dạng đặc biệt của thủ tục hành chính. Có thể định nghĩa như sau: Đăng ký đầu tư là tổng thể những hoạt động cụ thể mang tính pháp lý cần thiết phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật đầu tư quy định nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình đầu tư và quản lý đầu tư.

đăng ký đầu tư
đăng ký đầu tư

Đăng ký đầu tư là chuỗi những hoạt động cụ thể của nhà đầu tư và cơ quan quản lý về đầu tư trước khi tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Do đó, đăng ký đầu tư là hoạt động tiền đề, khâu đầu tiên và là cơ sở cho những bước tiếp theo

Đặc điểm đăng ký đầu tư

Thứ nhất, chủ thể của đăng ký đầu tư là Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và các nhà đầu tư được điều chỉnh bởi Luật đầu tư

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, Nhà nước phải thông qua các cơ quan nhà nước về đầu tư với sự phân công, phân cấp về thẩm quyền quản lý cho từng cơ quan quản lý một cách phù hợp

Thứ hai, nội dung của đăng ký đầu tư là các hoạt động cụ thể mang tính pháp lý cần thiết phải thực hiện

Nội dung của đăng ký đầu tư là một bộ phận của quan hệ pháp luật về đăng ký đầu tư, cùng với chủ thể và khách thể của đăng ký đầu tư tạo nên quan hệ pháp luật về đăng ký đầu tư

Thứ ba, mục đích của đăng ký đầu tư

Mục đích chủ yếu của vệc quy định về đăng ký đầu tư là để đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động kinh doanh nói chung, tránh lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời thông qua đó nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đang của nhà đầu tư. Bản chất của việc đăng ký đầu tư là sự công nhận, thừa nhận của nhà nước đối với sự tồn tại nhà đầu tư.

Như vậy, mục đích của nhà nước là hướng đến sự quản lý đối với các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư và đảm bảo cho hoạt động đó trên thực tiễn. Đồng thời, mục đích của nhà đầu tư là được hoạt động kinh doanh và được bảo vệ về quyền và lợi ích chính đáng của mình

Các trường hợp phải đăng ký đầu tư

Không phải mọi dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Luật đầu tư năm 2020 quy định chỉ những dự án đầu tư sau đây mới phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (thủ thục đăng ký đầu tư):

Theo quy định tại Điều 37 Luật đầu tư 2020:

“”  Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.

4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiên thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.”

Lưu ý đối với các dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương trước, sau khi được quyết định chủ trương thì mới thực hiện dự án đầu tư.

Điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện xin cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam được quy định như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế

Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác

Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Tùy vào từng dự án đầu tư khác nhau mà thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, hồ sơ cũng khác nhau.

Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh và dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung như: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn,…

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật này

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Hồ sơ dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Thành phần hồ sơ như hồ sơ đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;

Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Dựa vào Điều 40 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung bên trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cụ thể như sau:”

“Điều 40. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Tên dự án đầu tư.

2. Nhà đầu tư.

3. Mã số dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về đăng ký đầu tư. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về đăng ký đầu tư và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin