Cty thừa phát lại

Cty thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại là một trong những văn phòng Thừa phát lại uy tín tại Việt Nam, được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm và đánh giá rất cao. Với hơn 20 luật sư, luật gia và chuyên gia pháp lý tại văn phòng thành phố Hà Nội và các cộng tác viên ưu tú tại cá tỉnh thành khác trên toàn quốc. 

Vậy cty thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về cty thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái niệm cty thừa phát lại là gì?

Để nắm rõ Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại thì cần hiểu về văn phòng thừa phát lại là gì. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Ngoài ra, theo căn cứ quy định tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Như vậy Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thẩm quyền của cty thừa phát lại

Sau khi đã hiểu về văn phòng thừa phát lại và đặc điểm của văn phòng thì chúng tôi xin đưa ra Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại để bạn đọc nắm rõ.

Thứ nhất: Văn phòng thừa phát lại thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Để tránh xảy ra sai xót,  Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp có thể ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt văn bản. Theo đó, tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt.

Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Ngoài ra, các văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.

Thứ hai: Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi và được dung làm  nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

Để đảm bảo việc lập vi bằng diễn ra thuận lợi thì trước hết chủ thể có nhu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan để chuẩn bị lập vi bằng đến Thừa phát lại tại Văn phòng họ làm việc.

Sau khi nhận được yêu cầu hai bên sẽ trao đổi cụ thể thông tin và nếu đi đến kết luận chung là có thể lập vi bằng. Những nội dung 02 bên thỏa thuận cần đảm bảo theo quy định Điều 38 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau:

“ 1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với trưởng văn phòng thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nội dung vi bằng cần lập;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Chi phí lập vi bằng;

d) Các thỏa thuận khác (nếu có).

Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản”.

Sau khi thỏa thuận về thủ tục lập vi bằng thì chủ thể có yêu cầu cần thông báo rõ ràng cho Thừa phát lại địa điểm, thời gian,… để đảm bảo công việc được thực hiện. Khi lập vi bằng, các Thừa phát lại sẽ sao thành 03 bản có giá trị tương đương nhau.

Một bản sẽ được giao cho khách hàng (người yêu cầu lập vi bằng). Một bản gửi đến Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp thuộc tỉnh/thành phố nơi có chế định Thừa phát lại và một bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định. 

Khách hàng cũng đồng thời phải thanh toán theo các thỏa thuận đã ghi trong vi bằng cùng các chi phí phát sinh khác.

Cty thừa phát lại
Cty thừa phát lại

Thứ ba: Chức năng xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án các cấp theo yêu cầu của khách hàng. Việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện bởi các Thừa phát lại khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc trực tiếp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại.Trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ nội dung cần xác minh.

 Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định  xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Các đối tượng xác minh: Thừa phát lại áp dụng các biện pháp nghiệp vụ truy tìm, điều tra, xác minh tài sản của người phải thi hành án gồm: Động sản (xe máy, ô tô, tàu thủy,  xà lan, xe cộ, tàu thuyền…..); bất động sản, giấy tờ có giá trị (nhà và đất, Sổ tiết kiệm, cổ phiếu…….), tài khoản tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng, vốn góp tại Công ty, lương, tài sản có được do thừa kế, hôn nhân, ly hôn, cho vay….. làm căn cứ để Thừa phát lại có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, tư vấn, thực hiện việc thu hồi tài sản trả lại cho người được thi hành án nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ tư: Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. 

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Khi tổ chức thực hiện thi hành án, Thừa phát lại có thẩm quyền như một chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự. 

Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quyết định thi hành án có các nội dung:

a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;

b) Ngày, tháng, năm ra văn bản;

c) Nội dung yêu cầu người phải thi hành án thi hành;

d) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.

Quyết định thi hành án phải được gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.

Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự. Thừa phát lại có quyền phong tỏa các tài khoản; tạm giữ tài sản; giấy tờ của đương sự, tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản… và các biện pháp cưỡng chế thi hành khi thấy cần thiết Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên.

Sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại Luật thi hành án dân sự.

Rong Ba có thể hỗ trợ cho bạn những gì khi sử dụng dịch vụ thừa phát lại 

Với những khó khăn mà khách hàng gặp phải Rong Ba sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn gặp những khó khăn nêu trên với dịch vụ thừa phát lại. Với đội ngũ Thừa phát lại có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, am hiểu kiến thức sâu rộng, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và tổ chức hành nghề thừa phát lại uy tín sẽ giúp bạn giải đáp những vướng vướng mắc của bạn với vẫn đề liên quan đến thừa phát lại một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn và thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết cho bạn, bao gồm:

Thực hiện các thủ tục lập vi bằng, tống đạt văn bản;

Mọi thủ tục được thực hiện nhanh chóng, chính xác đáp ứng yêu cầu của bạn;

Chi phí thực hiện hợp lý;

Mọi thủ tục được thực hiện bởi các thừa phát lại có chuyên môn cao;

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về cty thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về cty thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin