Công an làm căn cước công dân

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác. Thẻ căn cước công dân là một trong các loại giấy tờ tuỳ thân của công dân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc quản lý căn cước công dân? công an làm căn cước công dân như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo diox bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Căn cước công dân là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:

– Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:

– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.

TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA BỘ CÔNG AN TRONG VIỆC QUẢN LÝ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 35, Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về trách nhiệm chung của Bộ Công an trong việc quản lý căn cước công dân bao gồm: 

– Ban hành, phối hợp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

– Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

– Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân của cơ quan, tổ chức trái với quy định của Luật này.

– Chỉ đạo việc sản xuất, quản lý thẻ Căn cước công dân.

– Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

– Quy định chi tiết thủ tục, trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; ban hành biểu mẫu dùng trong quản lý căn cước công dân; quy định về quản lý tàng thư căn cước công dân.

– Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo, huấn luyện cán bộ làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

– Thống kê nhà nước về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

– Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

– Hợp tác quốc tế về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀNG THƯ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN 

Điều 17, Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định về trách nhiệm quản lý, khai thác sử dụng tàng thư căn cước công dân của một số lực lượng thuộc Bộ Công an, cụ thể như sau: 

Trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội 

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có trách nhiệm trong quản lý, khai thác và sử dụng tàng thư căn cước công dân như sau: 

+ Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tàng thư căn cước công dân; 

+ Hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tàng thư căn cước công dân; 

+ Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tàng thư; 

+ Phối hợp Cục Kế hoạch và tài chính và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công an nghiên cứu xây dựng đề án trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân;

+ Nghiên cứu xây dựng, thực hiện dự án điện tử hóa hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân;

+ Chỉ đạo khai thác có hiệu quả tàng thư căn cước công dân phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của ngành, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 Trách nhiệm công an làm căn cước công dân

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: 

+ Xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác tàng thư căn cước công dân trong phạm vi địa phương;

+ Bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác tàng thư căn cước công dân;

+ Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác tàng thư căn cước công dân tại địa phương;

+ Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tàng thư căn cước công dân. 

Cán bộ thực hiện quy trình cấp căn cước công dân là những ai?

Khi người dân thực hiện các yêu cầu cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, họ sẽ được làm việc trực tiếp với các cán bộ quản lý căn cước công dân. Khoản 8 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định cụ thể về tên gọi của nhóm cán bộ này như sau:

“8. Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.”

Như vậy, các cán bộ làm thủ tục cấp căn cước công dân được gọi chung là cơ quan quản lý căn cước công dân. Đây là những cán bộ chuyên trách thuộc Công an nhân dân, chuyên làm các nhiệm vụ về quản lý căn cước công dân, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

công an làm căn cước công dân
công an làm căn cước công dân

Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân là gì?

Điều 6 Luật Căn cước công dân 2014 quy định chi tiết những trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân, gồm:

“1. Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.

Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.

Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.

Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các công việc trong quá trình làm căn cước công dân như: thu thập thông tin công dân; chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi chưa chính xác hoặc có sự thay đổi; thực hiện công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân theo quy định. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý căn cước công dân còn thực hiện một số công việc liên quan như: niêm yết công khai và hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính về căn cước công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm; bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Thẩm quyền cấp thẻ căn cước công dân thuộc về ai?

Điều 27 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ: thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân thuộc về Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an.

Do đó, thẩm quyền cấp căn cước công dân không thuộc về tất cả các cán bộ quản lý căn cước công dân, mà chỉ do Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an đảm nhiệm.

Công chức UBND cấp xã có được tham gia vào đội ngũ cấp căn cước công dân hay không?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 nêu trên, cán bộ thực hiện việc quản lý căn cước công dân như thu nhận thông tin, lấy dấu vân tay, mô tả các đặc điểm nhân dạng,… Những công việc trên sẽ chỉ được thực hiện bởi các cán bộ có chuyên môn, thuộc đội ngũ công an nhân dân, nên công chức UBND xã không thể và cũng không có đủ thẩm quyền để tham gia vào quy trình nêu trên.

Như vậy, các cán bộ quản lý căn cước công dân thuộc về cơ quan quản lý căn cước công dân, có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các công việc theo quy định chi tiết trong Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản khác có liên quan. Những công việc trong quy trình này cần các cán bộ có chuyên môn và thẩm quyền thực hiện, nên công chức UBND cấp xã không thể tham gia vào quy trình cấp, đổi cấp lại căn cước công dân cho người dân.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba công an làm căn cước công dân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về công an làm căn cước công dân và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin