Cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi

Hiện nay; rất nhiều học sinh hay thậm chí là trẻ vị thanh niên đã lao vào các tệ nạn xã hội; bạo lực học đường ngày một nhiều hơn. Đời sống phát triển dẫn theo nhiều em; nhất là các em trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường đã thực hiện những hành vi phạm tội khiến cộng đồng vô cùng ngỡ ngàng. Vậy khi cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi  có bị đi tù hay không? Dưới đây là nội dung tư vấn về vấn đề trên của Luật Rong Ba.

Tại sao phải quy định điều 134 tội cố ý gây thương tích

Trong cuộc sống thường nhật, những va chạm, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn có thể giải quyết được bằng lời nói, có những con người có lối sống “dĩ hòa vi quý”, có những cảm thông cho nhau thì những mâu thuẫn; tranh chấp sẽ được giải quyết và tình cảm con người trong cuộc sống sẽ gắn kết với nhau. Tuy nhiên, nếu con người đều có thể “đồng hóa” với nhau về mọi mặt thì con người, xã hội sẽ không thể phát triển.  Sự ích kỷ, cái tôi quá cao và sĩ diện của con người vẫn còn tồn tại rất nhiều, lớn và mãnh liệt trong cuộc sống dẫn đến “bạo lực lên ngôi”.

Có những người phạm tội thường do bột phát không làm chủ được bản thân, nóng giận không kiềm chế , bị lệch lạc về nhân cách, khiếm khuyết về gia đình, thiếu hiểu biết, hiếu thắng, uy hiếp mọi người nên dù mâu thuẫn nhỏ xảy ra cũng xuất hiện tranh chấp xô xát.

Thói quen sử dụng rượu bia trong hội họp, lễ tết, tiệc vui, tiệc buồn và sinh hoạt đời thường cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gây thương tích cho người khác. Phần lớn các vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên cả nước trong thời gian qua nguyên nhân là do có sử dụng rượu, bia và chất kích thích khác dẫn tới việc không làm chủ bản thân, tinh thần, ý chí nằm ngoài tầm kiểm soát, không tỉnh táo, dễ bị kích động dẫn đến việc phạm tội.

Câu hỏi:

Con tôi 17 tuổi, đánh thanh niên 19 tuổi gây thương tích 12%. Gia đình tôi đã bồi thường toàn bộ viện phí cũng như các chi phí cần thiết khác để nạn nhân hồi phục.

Con tôi cũng biết sai, đã đến xin lỗi, chăm sóc cậu này trong thời gian nằm viện. Nam thanh niên cũng có ý định tha thứ, không tố cáo hành vi của con tôi với công an, nhưng gia đình cậu ấy lại muốn. Như vậy con tôi có bị đi tù không?

Căn cứ pháp lý cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi :

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật tố tụng Hình sự 2015

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạy cho sức khỏe của người khác

Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự; khoản 1 Điều 12 bộ luật hình sự quy định:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 91 bộ luật hình sự:

Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn; tòa căn cứ vào quy định của pháp luật; sẽ cho người dưới 18 tuổi được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi
cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi

Hành vi cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi có bị đi tù về tội cố ý gây thương tích hay không?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành:

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải vừa đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên, quyền của trẻ em kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) đã quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: …”

Theo khoản 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

Khoản 2 Điều 12 đã liệt kê cụ thể những tội danh mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 phải chịu trách nhiệm hình sự nhằm đảm bảo tính minh bạch, nhân đạo trong xử lý đối với đối tượng này theo tinh thần của Hiếp pháp năm 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Theo đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về 28 tội danh quy định tại khoản 2 Điều 12.

Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định người này phải chịu trách nhiệm hình sựvề mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), sẽ có những tội phạm mà người từ đủ 16 tuổi trở lên không phải chịu trách nhiệm hình sự . Cụ thể, các điều 145, 146, 147 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định cụ thể 3 tội, theo đó, chủ thể phải là người đủ 18 tuổi chứ không phải đủ 16 tuổi: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146); tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147).

đối với người dưới 16 tuổi – giới hạn tối thiểu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ em là một điều cần thiết trong một phần công lý của sự trừng phạt. Vì trẻ em không phải là “người lớn thu nhỏ”, nên trẻ em không thể chịu trách nhiệm hình sựvề những gì họ đã gây ra như đối với người thành niên hay thậm chí là chịu trách nhiệm hình sự giảm nhẹ. Quy định về các biện pháp chịu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phải hướng tới mục đích giáo dục là chủ yếu và trong một chừng mực nhất định phải luôn đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Như quy định trên có thể thấy, cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp dưới 14 tuổi thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại.

Căn cứ vào các quy định trên, người 17 tuổi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hành vi của họ có thể bị truy cứu về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên; việc khởi tố vụ án chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bị hại (người bị người 17 tuổi đánh).

Trường hợp được hỏi như trên; bị hại 19 tuổi, đã thành niên nên gia đình anh ấy dù muốn tố cáo con chị cũng không thể thay thế bị hại thực hiện. Nên khi bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án đối với hành vi của con chị; thì con chị sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp bị hại yêu cầu khởi tố vụ án và sau đó rút yêu cầu; thì vụ án sẽ bị đình chỉ (tức con chị sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Khi bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại.

Câu hỏi thường găp

Tội cố ý gây thương tích được hiểu như thế nào?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi nào?

Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn; tòa căn cứ vào quy định của pháp luật; sẽ cho người dưới 18 tuổi được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người thành niên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

17 tuổi đánh người có bị đi tù về tội cố ý gây thương tích hay không?

Căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự; người 17 tuổi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hành vi của họ có thể bị truy cứu về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên; việc khởi tố vụ án chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bị hại (người bị người 17 tuổi đánh).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về cố ý gây thương tích dưới 18 tuổi và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin