1. Nguồn gốc lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc?

Ngày Quốc khánh mùng 02 tháng 09 đang đến gần, trên khắp các nẻo đường lớn nhỏ trong cả nước, nhà nhà cắm cờ,người người treo cở để hưởng ứng cho ngày lễ thiêng liêng của đất nước. Hình ảnh những lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ngợp đường thể hiện niềm tự ngào của từng người dân đối với quốc kỳ của tổ quốc mình. Vậy nguồn gốc lá cờ đỏ sao vàng từ đâu mà có?

Lá cờ đầu tiên của Việt Nam được cho là do vua Gia Long triều Nguyễn thiết kế. Nó có màu vàng và có vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Trong tương lai, lá cờ đó đã thay đổi nhiều lần, mặc dù màu sắc chính của lá cờ luôn là màu đỏ và vàng. Ngoại lệ duy nhất là lá cờ của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ năm 1969-1976. Sau đó, màu xanh được thêm vào màu vàng và đỏ. 

Quốc kì hiện tại là quốc kì của Việt Nam từ năm 1955 và được thay thế bằng một biến thể có ngôi sao tròn hơn. Năm 1976, Bắc và Nam Việt Nam thống nhất, lá cờ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trở thành biểu tượng nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam đã tồn tại trong nhiều thập kỉ qua, cờ đỏ sao vàng luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Tháng 7 năm 1940, tại hội nghị Xứ ủy Nam kỳ, do đồng chí Tạ Uyên- Bí thư Xứ ủy – chủ trì được tổ chức tại nhà bà Lê Thị Lợi (Năm Dẹm) ở xã Tân Hương, huyện Châu Thành tỉnh Mỹ Tho ( nay là tỉnh Tiền Giang) nhằm đề ra chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam Kỳ, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tại hội nghị này, có một ý kiến được nêu ra là, cuộc khởi nghĩa cần phải có một lá cờ để tập hợp, hiệu triệu quần chúng xông lên chiến đấu một mất một còn với thực dân xâm lược. trong hội nghị này đồng chí Trần Phú – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) – Khi đề cập đến triển vọng cách mạng nước ta, có nói là, sau khi giành được độc lập sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Quốc kỳ sẽ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở chính giữa với ý nghĩa là màu đỏ của nền cờ là biểu tượng cho tính triệt để chiến đấu của cách mạng, ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc gồm sĩ, nông, công, thương, binh.

Sau khi thảo luận, Hội nghị Xứ ủy đã quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của cuộc khởi nghĩa. Sau đó, Xứ ủy đã phân công cho đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sáng tác mẫu cờ và những lá cờ đỏ sao vàng được may bí mật tại hiệu may Ba Lễ – một cơ sở Cách mạng ở Sài Gòn miền nam lúc bấy giờ. Và đây cũng chính là người có công vẽ ra lá CỜ ĐỎ SAO VÀNG đầu tiên tại Việt Nam. 

Như vậy, lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống lại thực dân Pháp ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tháng 5 năm 1941, tại Khui Nậm, Cao Bằng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương VIII quyết định thành lập tổ chức Việt Nam đọc lập đồng minh – Đoạn mở đầu chương trình Việt Minh ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập lên chính phủ nhân dân của nước VIệt Nam dân chủ cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc Kỳ”.

Và đây cũng chính là văn bản đầu tiên, chính thức quy định Quốc kỳ của nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp:” Quốc kỳ Việt Nam dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2 phần 3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.

Có thể thấy rằng, lá cờ đỏ sao vàng luôn đi liền với mỗi chiến công của dân tộc Việt Nam qua từng thời kỳ, chứng kiến từng mốc son lịch sử. Chiều ngày 7-5-1954, trên nóc hầm của tướng Đờ Caxtơri, lá cờ đó đã tung bay kiêu hãnh, báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.

Trưa ngày 30-4-1975, lá cờ đó lại phấp phới tung bay trên nóc Phủ tổng thống Ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lật đổ hoàn toàn chế độ tay sai đế quốc Mỹ ở Sài Gòn, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CỘng sản Việt Nam quang vinh, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay hàng chục năm qua và sẽ mãi mãi phấp phới, vẫy gọi nhân dân ta tiến lên trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Lá cờ đỏ sao vàng – Quốc kỳ của nước CỘng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc sẽ trường tồn với non sông gấm vóc Việt Nam. Sau ngày 30-4 năm 1975, miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông Việt Nam đã liền một dải. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, Quốc hội VIệt Nam thống nhất họp tại thủ đô Hà Nội, đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó công nhận lá cờ đỏ sao vàng là Quốc Kỳ nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam.

2. Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng?

Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là Quốc kỳ của đất nước Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại dân tộc Việt nam, và nó là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Quốc kỳ nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện trên nền đỏ như máu. Ngôi sao năm cánh màu vàng nằm ở trung tâm của màu nền, với điểm ngôi sao năm cánh duy nhất hướng thẳng lên trên. Màu đỏ tượng trưng cho xương máu đã hy sinh trong cuộc đấu tranh lâu dài dành độc lập và thống nhất đất nước, là biểu tượng của cuộc cách mạng, cũng như xương máu hy sinh mà nhân dân Việt Nam đổ ra cho tự do của dân tộc mình.

Ngôi sao màu vàng tượng trưng cho sự thống nhất mà dân tộc Việt Nam đã đạt được sau khi chiến tranh kết thúc. Ngôi sao màu vàng biểu thị vị trí lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ngôi sao năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết của công nhân, nông dân, trí thức, chiến sĩ và thanh niên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Mổi điểm của ngôi sao ghi nhận sự thống nhất của năm bộ phận khác nhau trong xã hội, bao gồm nông dân, binh lính, công nhân, thanh niên và tri thức, những người xác định việc thực hiện đường lối chính trị xã hội chủ nghĩa của một nước Việt Nam thống nhất. Điểm đầu tiên thể hiện trí thức. ĐIểm thứ hai đại diện cho nông dân, một điểm nữa đại diện cho người lao động, điểm thứ tư tượng trưng cho thương gia trong khi quân nhân là điểm cuối cùng được ký hiệu trên lá cờ này. 

Quốc kỳ – lá cờ đỏ sao vàng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có hai màu. Lá cờ có những vùng màu đỏ tượng trưng cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc của nhân dân Việt Nam. Chính giữa là ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho các tầng lớp xã hội lớn của đất nước. Chính những màu sắc này đã tạo cho lá cờ có biệt danh, trong tiếng anh có nghĩa là “cờ đỏ sao vàng”. 

Trong thế kỷ 20, màu đỏ tượng trưng cho máu, nhiệt huyết cách mạng và chiến thắng, còn màu vàng tượng trưng cho làn da của người Việt Nam và tâm hồn trong sáng của dân tộc Việt Nam. Ngôi sao năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết của năm tầng lớp xã hội: trí thức, công nhân, nông dân, thương gia và binh sĩ đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc. Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.

3. Hành vi xúc phạm quốc kỳ (lá cờ đỏ sao vàng) có vi phạm pháp luật không?

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là những biểu tượng thiêng liêng của tổ quốc, là niềm tự hào của quốc gia, dân tộc. Hành vi xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tôn nghiêm, thiêng liêng của quốc gia, dân tộc…Mọi hành vi không tôn trọng, xúc phạm Quốc kỳ quốc gia đều được xác định là hành vi vi phạm, hành vi này có thể bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định tại điều 351 Bộ Luật Hình sự 2015.

Vì vậy hành vi xúc phạm Quốc kỳ là hành vi vi phạm pháp luật, người nào cố tình thực hiện hành vi xúc phạm Quốc kỳ thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trên đây là bài viết tham khảo của Công ty luật Minh Khuê về ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng – quốc kỳ của dân tộc việt Nam.