Có nên lấy bảo hiểm thất nghiệp không

Câu hỏi 1: Tôi đã tham gia đầy đủ BHXH ở công ty được 3 năm và tôi mới vừa nghỉ việc. Nay tôi muốn làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhưng tôi còn băn khoăn vì nghe nói nếu nhận BHTN thì sẽ ảnh hưởng đến mức nhận và thời gian tính BHXH sau này.

Xin hỏi nếu nhận BHTN bây giờ thì có thiệt hại gì đối với BHXH của tôi sau này không, tôi có nên lấy bảo hiểm thất nghiệp không? Ngoài ra, nếu bây giờ tôi không đi làm cho doanh nghiệp nhưng muốn tiếp tục đóng BHXH có được không?

Trả lời: 

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Rong Ba, sau đây chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề có nên lấy bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Chết.

Ngoài ra, Điều 61 Luật BHXH 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng BHXH như sau: Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, bạn có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với thời gian đã tham gia BHXH ở công ty cũ. Việc hưởng trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng gì đến quyền lợi về BHXH sau này.

Thời gian bạn đã tham gia BHXH 3 năm sẽ được bảo lưu cho đến khi bạn tiếp tục tham gia lại BHXH, toàn bộ thời gian tham gia BHXH mà chưa hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần thì đều được bảo lưu và cộng dồn. Về BHXH tự nguyện, Khoản 3 Điều 3 Luật BHXH quy định: BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tham gia BHXH tự nguyện.

     Điều 45 Luật việc làm 2013 về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

“1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.”

Theo quy định pháp luật, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể liên tục hoặc không liên tục và được cộng dồn từ khi người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp đến khi nghỉ việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

có nên lấy bảo hiểm thất nghiệp không
có nên lấy bảo hiểm thất nghiệp không

Trường hợp sau khi nghỉ việc mà hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp sau.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia, đó là:

Trợ cấp thất nghiệp;

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

Hỗ trợ học nghề;

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Kinh nghiệm hưởng 100% bảo hiểm thất nghiệp

2 loại giấy tờ quan trọng nhất định phải giữ kỹ

Hai thứ quan trọng đó là sổ bảo hiểm và giấy quyết định nghỉ việc có chữ kí của lãnh đạo công ty.

Ngay khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định (tức đã nghỉ việc), chậm nhất là sau 1 tháng kể từ ngày thôi việc, bạn phải đòi bằng được hai thứ quan trọng đó là sổ bảo hiểm và giấy quyết định nghỉ việc có chữ kí của lãnh đạo công ty. Nếu không có hai loại giấy tờ này, bạn khó lòng giành lấy quyền lợi của mình.

Tiếp tục duy trì đóng bảo hiểm kể cả khi đã nghỉ việc

Nhiều người thường dừng đóng bảo hiểm khi đã nghỉ việc. Đây thực sự là sai lầm lớn. Tuyệt đối không dừng đóng bảo hiểm, dù đã nghỉ việc, hãy cố gắng tự đóng. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn rất nhiều. Nó liên quan đến các khoản mà bạn sẽ được lãnh tiếp theo.

Nhận tiền Bảo hiểm thất nghiệp đầu tiên

Lưu ý, nếu đã đi làm đủ trên 12 tháng, bạn phải nhớ đăng kí nhận tiền BHTN trong vòng 3 tháng (tính từ ngày nghỉ việc trên giấy tờ). Sau 3 tháng không nhận hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm, bạn sẽ bị mất quyền lợi.

VD: 25/05/2018 nghỉ, để quá ngày 25/08/2018 không lãnh hoặc không đóng bảo hiểm tiếp tục sẽ không được nhận tiền.

Theo quy định của pháp luật, tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ lĩnh được tầm 60-65% lương cơ bản. (lương cơ bản là mức lương trong bản hợp đồng và để tính bảo hiểm hằng tháng).

Mức lĩnh phụ thuộc vào năm đóng BHXH: 1 – 3 năm nhận được 3 tháng, 4 năm nhận được 4 tháng, 5 năm nhận được 5 tháng,… 9 năm nhận được 9 tháng. Thời gian còn dư sẽ được lưu lại.

Giấy tờ cần chuẩn bị: CMND gốc, 2 CMND photo công chứng, 1 ảnh 3×4, sổ bảo hiểm gốc, sổ bảo hiểm photo, tờ quyết định nghỉ việc, tờ quyết định nghỉ việc photo. Sau đó tra cứu địa điểm lĩnh bảo hiểm thất nghiệp quận/huyện mình đang ở và tới làm theo hướng dẫn.

Nhận tiền BHXH 1 lần (trên 6 tháng là được nhận)

Sau 1 – 1,5 năm (kể từ ngày thôi việc), nếu quyết định không đóng bảo hiểm nữa, bạn sẽ đi nhận tiền BHXH. Trong trường hợp đi làm cho công ty mới có đóng bảo hiểm thì nên tiếp tục đóng, không rút giữa chừng. Bởi khi đóng đến 20 năm sẽ được hưởng lương hưu.

Trong trường hợp lương cơ bản không thay đổi theo tháng (nếu thay đổi phải lấy số trung bình), BHXH 1 lần được tính như như sau: sau năm 2014: (Lương cơ bản) x (số năm) x 2 (hệ số bắt buộc sau năm 2014); nếu trước năm 2014, thì hệ số bắt buộc sẽ là 1,5; thay vào rồi tính như bình thường.

Trường hợp bạn làm việc giữa mốc 2014 – 2015 thì phải tách ra 2 phép tính, 1 phép tính của năm 2014, 1 phép tính của năm 2015, sau đó tổng lại. Cách quy đổi số tháng thành năm: trên 6 tháng tính thành 1 năm; trên 12 tháng tính thành 1,5 năm; trên 18 tháng tính thành 2 năm,…

Giấy tờ cần thiết để làm thủ tục nhận tiền bao gồm: CMND, sổ bảo hiểm, giấy quyết định nghỉ việc, sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú có xác nhận địa phương. Địa điểm nhận tiền, bạn cũng tìm nơi chi trả BHXH ở quận/huyện mình đang tạm trú hoặc thường trú trên mạng. Sau đó, bạn đi đến và làm theo hướng dẫn.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin