Có cần làm căn cước công dân gắn chip

Theo quy định mới hiện nay thì người dân phải thực thiện các thủ tục nhằn chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip. Vậy có cần làm căn cước công dân gắn chip hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Căn cước công dân năm 2014 thì CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật.

Trước kia, một số tỉnh thành đã triển khai đổi thẻ căn cước cho người dân nhưng là loại không có chíp. Từ năm 2021, Bộ Công an đã chủ trương đổi thẻ CCCD có gắn chíp cho người dân.

Thẻ CCCD này cho phép tích hợp số lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái, hộ khẩu… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Căn cứ theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đi làm CCCD gắn chip trước ngày 01/7/2021 nếu thẻ CMND, CCCD mã vạch thuộc các trường hợp sau:

Công dân dùng thẻ CCCD mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng.

Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.

Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng.

Xác định lại giới tính, quê quán.

Có sai sót về thông tin trên thẻ.

Bị mất thẻ CCCD hoặc CMND.

Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, tại buổi họp giao ban trực tuyến về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD, Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu trước ngày 01/7/2021 phải đạt chỉ tiêu 50 triệu thẻ.

Đặc biệt, 50% số dân cư trú thuộc 10 tỉnh thành gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh từ 14 tuổi trở lên phải được cấp CCCD gắn chip trước 30/4/2021.

những điểm khác nhau giữa hai loại thẻ chứng minh nhân dân và căn cước công dân gắn chip như sau:

Về ngoại hình, thẻ căn cước công dân gắn chip được làm bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có một lớp màng nhựa mỏng trong suốt. So với chứng minh dân dân chỉ được làm từ chất liệu giấy, thì thẻ mới cứng cáp và bền bỉ hơn rất nhiều.

Mặt khác, thẻ căn cước mới có kích thước bằng một thẻ tín dụng tiêu chuẩn, chứng minh nhân dân do bằng giấy nên được phủ thêm một lớp nhựa trong suốt, từ đó mà kích thước cũng to hơn.

Xét về mặt diện mạo, thẻ căn cước mới có những họa tiết đậm tính Việt Nam, trông đẹp hơn rất nhiều so với chứng minh nhân dân. Hơn nữa thẻ mới cũng được bổ sung thêm song ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), đồng thời có thêm mã QR thông tin, mã vạch và tất nhiên có thêm một con chip mới.

Với chip tích hợp, thẻ căn cước công dân mới có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

có cần làm căn cước công dân gắn chip

Trước ngày 1.7.2021 chỉ là thời gian Nhà nước tạo điều kiện về sự ưu tiên và mức giá cho những đối tượng có nhu cầu làm thẻ mới. Như vậy, đây không phải là thời gian bắt buộc bạn phải đi làm thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp mới.

Theo quy định, những trường hợp bắt buộc đổi CMND sang CCCD gắn chíp sau ngày 1.7.2021 gồm:

– CMND hết thời hạn sử dụng;

– CMND hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

– Trường hợp bị mất CMND thì phải làm thủ tục cấp lại.

Những trường hợp bắt buộc đổi CCCD mẫu cũ sang CCCD gắn chíp sau ngày 1.7.2021 gồm:

+ Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

+ Xác định lại giới tính, quê quán;

+ Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;

+ Khi công dân có yêu cầu.

– Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

+ Bị mất thẻ CCCD;

+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, sau ngày 1.7.2021 vẫn không bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp nếu không thuộc những trường hợp quy định trên. Nếu không thuộc những trường hợp quy định trên, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng CMND/CCCD mã vạch cũ cho đi khi hết thời hạn.

Căn cước công dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014:

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Vậy, trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân hoàn toàn thay thế được hộ chiếu. 

có cần làm căn cước công dân gắn chip
có cần làm căn cước công dân gắn chip

Nhiều trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước

Theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí. Quy định này cũng áp ụng với công dân đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau:

+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi);

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn lệ phí làm Căn cước công dân bao gồm: 

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;

– Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Không cần về nơi thường trú để làm Căn cước công dân

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào hoạt động, theo Điều 26 Luật Căn cước công dân,
công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ Căn cước:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên Căn cước công dân gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

Văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước. 

Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

Thủ tục làm Căn cước công dân khá đơn giản

Để làm Căn cước công dân, công dân cần điền vào Tờ khai làm Căn cước công dân gắn chip. Nếu thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ Công an so sánh thông tin Tờ khai với Cơ sở dữ liệu này. Nếu chính xác sẽ tiếp hành chụp ảnh, lăn tay… Nếu thông tin chưa chính xác, công dân cung cấp các giấy tờ để cán bộ so sánh, đối chiếu…

Để xem chi tiết thủ tục làm Căn cước công dân trong từng trường hợp, xem tại đây.

Ngoài ra, hiện nay, người dân cũng có thể tiến hành làm Căn cước công dân online thông qua Cổng Dịch vụ công về cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/. Đăng nhâp tài khoản. Tại trang chủ chọn Căn cước công dân và làm theo hướng dẫn (người dân phải có thông tin trong kho dữ liệu dân cư mới tiến hành được thủ tục làm Căn cước online).

Những thông tin được lưu trong con chip của thẻ Căn cước công dân 

Con chip điện tử của thẻ Căn cước công dân chứa các thông tin quan trọng về nhân thân của mỗi công dân, như: Họ và tên, ngày sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…

Thông tin cá nhân của công dân sẽ tuyệt đối an toàn, chỉ các cơ quan chức năng được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này. Nếu như có bị mất Căn cước công dân gắn chip, người nhặt được cũng không thể lấy được thông tin lưu trong con chip của thẻ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về có cần làm căn cước công dân gắn chip. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về quy định làm thẻ căn cước và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin