Chứng nhận hợp chuẩn

Khi sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm tới chất lượng và sự an toàn của chúng. Người sản xuất hay người kinh doanh, vì vậy, luôn cố gắng chứng minh về sản phẩm của mình để các khách hàng yên tâm sử dụng.

Họ có thể tự khẳng định thông qua quảng cáo trên nhãn sản phẩm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuy nhiên, sự khẳng định chắc chắn và đáng tin cậy nhất là từ một bên độc lập. Vậy bài viết dưới đây của Luật Rong Ba sẽ trình bày về chứng nhận hợp chuẩn.

Cơ sở pháp lý của Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm là gì

Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

Tiêu chuẩn được hiểu là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Điều kiện chứng nhận Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

Tổ chức có đủ điều kiện để được chứng nhận hợp chuẩn khi:

Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật

Đã thiết lập và thực hiện có hiệu lực một hệ thống quản lý hoặc hệ thống đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đăng ký chứng nhận

Kết quả thử nghiệm của mẫu sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng.

Các phương thức chứng nhận hợp chuẩn

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Phương thức 1 thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hoá để kết luận về sự phù hợp. Kết luận về sự phù hợp có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hoá đã được lấy mẫu thử nghiệm.

Nguyên tắc sử dụng phương thức 1: Phương thức 1 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:

Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;

Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.

Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường

Phương thức 2 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá.

Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá lấy trên thị trường.

Nguyên tắc sử dụng phương thức 2: Phương thức 2 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:

Sản phẩm, hàng hoá thuộc diện có nguy cơ rủi ro về an toàn, sức khỏe, môi trường ở mức thấp;

Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;

Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;

Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá có khả năng bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá có các biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.

Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Phương thức 3 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp.

Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá lấy từ nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Nguyên tắc sử dụng phương thức 3: Phương thức 3 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:

Sản phẩm, hàng hoá thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hoá được đánh giá theo phương thức 2;

Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;

Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;

Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá về bản chất ít hoặc không bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;

Khó có biện pháp hữu hiệu để thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.

Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Phương thức 4 căn cứ kết quả thử nghiệm điển hình  và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát sau đó được thực hiện thông qua thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá lấy từ nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

chứng nhận hợp chuẩn

chứng nhận hợp chuẩn

Nguyên tắc sử dụng Phương thức 4: Phương thức 4 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện sau:

Sản phẩm, hàng hoá thuộc diện có nguy cơ gây mất an toàn, sức khỏe, môi trường cao hơn so với sản phẩm, hàng hoá được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 3;

Thiết kế của sản phẩm, hàng hoá cho phép xác định rõ sản phẩm, hàng hoá theo từng kiểu, loại đặc trưng;

Cần quan tâm tới việc duy trì ổn định các đặc tính chất lượng của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất;

Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá có khả năng mất ổn định trong quá trình sản xuất và bị biến đổi trong quá trình phân phối lưu thông trên thị trường;

Có biện pháp cho phép thu hồi sản phẩm, hàng hóa từ thị trường khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không phù hợp trong quá trình giám sát.

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Phương thức 5 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp.

Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.

Nguyên tắc sử dụng Phương thức 5: Phương thức 5 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện:

Cần sử dụng một phương thức có độ tin cậy cao như phương thức 4 nhưng cho phép linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp giám sát để giảm được chi phí;

Cần sử dụng một phương thức được áp dụng phổ biến nhằm hướng tới việc thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp.

Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý

Phương thức 6 căn cứ vào việc đánh giá hệ thống quản lý để kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nguyên tắc sử dụng Phương thức 6: Phương thức 6 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các quá trình, dịch vụ, môi trường có hệ thống quản lý theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá

Phương thức 7 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hoá được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hoá để ra kết luận về sự phù hợp của lô.

Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.

Nguyên tắc sử dụng Phương thức 7: Phương thức 7 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với các điều kiện:

Sản phẩm, hàng hoá được phân định theo lô đồng nhất;

Không tiến hành xem xét được các yêu cầu đảm bảo duy trì ổn định chất lượng.

Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá

Phương thức 8 căn cứ kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá để kết luận về sự phù hợp trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng.

Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho từng sản phẩm, hàng hoá đơn chiếc và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.

Nguyên tắc sử dụng của Phương thức 8: Phương thức 8 được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng.

Tại Việt Nam, phương thức thứ 1, thứ 5, thứ 7 được sử dụng phổ biến cho sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước và đối với hàng nhập khẩu.

Quy trình chứng nhận hợp chuẩn

Bước 1: Tiếp xúc ban đầu

Bước 2: Đăng ký chứng nhận

Bước 3: Xem xét đăng ký chứng nhận

Bước 4: Chuẩn bị đánh giá

Bước 5: Đánh giá chứng nhận

Bước 6: Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá

Bước 7: Quyết định chứng nhận

Bước 8: Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận

Bước 9: Chứng nhận lại

Chi tiết sẽ được các chuyên gia tư vấn chi tiết tại máy chủ của Luật Rong Ba

Sự khác nhau cơ bản giữa Chứng nhận hợp chuẩn và Chứng nhận hợp quy

Khái niệm.

– Việc công bố hợp chuẩn là việc các cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, vv phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

– Việc công bố hợp quy là việc các cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, vv phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Bản chất của việc công bố chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy

– Công bố hợp chuẩn  do 1 tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

– Công bố hợp quy do Cơ quan nhà nước ban hành, các sản phẩm sản xuất ra bắt buộc phải áp dụng các quy chuẩn này

Công bố hợp chuẩn

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp với của sản phẩm với tiêu chuẩn tương ứng.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố tại Chi Cục tiêu chuẩn đo lượng Tỉnh, Thành phố.

Công bố hợp quy

Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của công bố hợp quy đối với quy chuẩn kỹ thuật.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến chứng nhận hợp chuẩn. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận này, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin