Chùa tam chúc

Chùa Tam Chúc hay còn được gọi là quần thể khu du lịch Tam Chúc là một khu du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam. Chùa Tam Chúc cũng chính là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Trong bài viết này, rongbatravel sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc cần thiết nhất.

Tổng quan khu du lịch chùa tam chúc

Đình Tam Chúc nối với chùa tam chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên,  đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới dáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.

Khu du lịch chùa tam chúc nằm ở đâu?

Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch chùa tam chúc và có vị trí rất đặc biệt. Có thể xem chùa Tam Chúc như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Chùa nằm ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Chùa  Tam Chúc sở hữu một vị trí vô cùng đắc địa . Phía sau chùa là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc . Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây.

Cách di chuyển đến chùa tam chúc

Chùa Tam Chúc chỉ cách thành phố Phủ Lý khoảng 10km chính vì vậy việc di chuyển đến đây cũng khá dễ dàng. Có nhiều cách mà bạn có thể lựa chọn để di chuyển đến chùa Tam Chúc.

Đi bằng xe khách, ô tô riêng hoặc taxi

Nếu đi bằng ô tô thì bạn cứ chạy thẳng theo hướng quốc lộ 1A. Khi đến thành phố Phủ Lý thì bạn rẽ vào hướng quốc lộ 2B. Đi tiếp quảng 12km nữa là sẽ đến thị trấn Ba Sao. Theo kinh nghiệm du lịch chùa tam chúc nếu bạn đi bằng xe khách thì nên xuống xe tại đây rồi sau đó bắt xe ôm. Chỉ mất khoảng 20k tiền xe ôm là bạn sẽ đến tận cổng chùa.

Xe bus

Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn thì có thể đi bằng xe bus. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có tuyến xe bus nào đưa du khách đến thẳng chùa. Bạn chỉ có thể đi xe bus từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam rồi sau đó tiếp tục bắt xe ôm đi đến chùa.

Du lịch chùa tam chúc mùa nào đẹp?

    Chùa Tam Chúc hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng vì vậy không thể tránh được ồn ào và khói bụi. Chính vì thế theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc thì bạn nên mang theo khẩu trang cũng như mũ nón đầy đủ nhé. Nếu mang theo con nhỏ thì bạn cần tuyệt đối để mắt đến chúng và giữ an toàn nhé. Chùa thường mở cửa cho đến tận 9h tối để đón du khách vào tham quan.

    Khách du lịch thường chọn lựa vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm mùa lễ hội. Việc bạn lựa chọn đi lễ chùa tam chúc vào dịp này sẽ rất đông vì đây là thời điểm mà mọi người đổ xô về chùa bái Phật, cầu mong tiền tài, danh vọng.

    Tuy nhiên nếu bạn đi chỉ để “thưởng thức” trọn vẹn từ phong cảnh hữu tình, sự linh thiêng trầm mặc nơi cửa Phật và cả đồ ăn hơi đây thì bạn nên tránh dịp lễ hội đầu năm, mà có thể đi vào bất cứ dịp nào trong năm.

Tháng 1 đến tháng 3 (Dịp Tết)

     Mùa xuân là mùa lý tưởng để bạn đi tham quan chùa tam chúc bởi lúc này thời tiết mát mẻ, nhiều người đi hành hương nên rất đông vui, nhộn nhịp. Mùa đi hành hương ở Tam Chúc đông người nhất đó là vào khoảng 3 tháng đầu năm theo lịch âm.

     Đặc biệt nếu như bạn đi chùa tam chúc vào những ngày quanh ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm thì bạn còn được tham gia lễ hội hoành tráng của ngôi chùa Tam Chúc này nữa.

Tháng 5,6 và 7

     Đi chùa Tam Chúc mùa hè thì trời nắng nóng, oi bức mà chùa tam chúc mới xây dựng chưa lâu nên cây cối chưa có bóng mát. Bạn chỉ nên đi chùa Tam Chúc vào những ngày mát mẻ nếu vào mùa hè thôi không thì cảnh ngắm chả được mấy lại nắng nhe răng.

Tháng 10 đến 12

    Đi chùa Tam Chúc vào mùa thu, đông thì không khí mát mẻ hơn tuy nhiên lại vắng khách nên không đông vui như mùa xuân. Nếu như bạn không thích ồn ào thì biết đâu thời điểm mùa thu đông lại là thời gian đi chùa Tam Chúc lý tưởng nhất dành cho bạn.

Những địa điểm không nên bỏ qua khi tới chùa tam chúc

Đình Tam Chúc

Ngôi đình thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Một ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn, lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

Đình Tam Chúc nối với chùa tam chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên,  đây cũng là hồ nước tự nhiên lớn nhất nước ta. Dưới dáy hồ có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan – chùa tam chúc được xây dựng rất lớn. Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Xe ôm thì không được chạy vào khu vực này đâu; nhưng khi đến đây thì mình vẫn thấy có; chắc là các chú ấy cũng chạy chui thôi. Điều này thì cũng thuận tiện cho các du khách vào đợt lễ tết; vì tình trạng du khách đến tham quan quá đông; xe điện và thuyền hoạt động liên tục và có tình trạng quá tải.

Hai bên cổng Tam quan là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên các chính điện lớn của chùa. Điểm này thì khá là giống với chùa Bái Đính – Ninh Bình.

Từ cổng Tam Quan đến điện Quán Âm, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình;  Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phụ dựng lại với quy mô không hề kém. Mội cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy; đỉnh cột là hình nụ sen.

Nhà Khách Thủy Đình – chùa tam chúc

Đây sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa tam chúc . Ghé địa điểm này checkin và mua vé lên thuyền và tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa.

Bên trong Thủy Đình được bày biện rất trang nghiêm. Xung quanh đều có các bức tranh bằng đèn led, mô tả cảnh quan toàn cảnh của khu du lịch tâm linh Tam Chúc.

Chùa Ngọc – Đàn tế trời của chùa Tam Chúc

Đi qua Tam Điện chính bạn leo bộ một đoạn khá là xa thì sẽ đến được Chùa Ngọc. Nhiều bạn sẽ phải bỏ cuộc vì tính từ cổng tam quan, bạn càng đi sâu thì sẽ càng phải leo cao và đến được chùa Ngọc chính là một sự thử thách. Ngôi chùa được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Nên dù diện tích sàn chỉ có 13m2 thôi nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn.

Bên cạnh những báu vật vô giá đã kể trên; chùa Tam Chúc còn sở hữu thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.

Khối đá thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước; nó được tìm thấy vào năm 2017. Ngày 19/10/2018, tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường tại Ninh Bình đã trúng đấu giá khối đá này và sắp tới sẽ được trưng bày tại chùa Tam Chúc.

Bên phía doanh nghiệp cũng đã có công bố rằng sẽ trưng bày khối đá quý này tại chùa Tam Chúc trong thời gian sắp tới.

Điện Tam Thế – chùa tam chúc

Cuối cùng là Điện Tam Thế – chùa Tam Chúc. Bạn sẽ chiêm ngưỡng ba pho tượng phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Ba pho Tam Thế là tượng chưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình chiếc lá Bồ đề.

Ở sân trước cửa điện Tam Thế có một cây Bồ Đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi. Loài cây này được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.

Theo sử sách, năm 247 (trước công nguyên); Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây Bồ Đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo). Quốc đảo Sri Lanka được nhận được nhánh cây Bồ đề quý từ công chúa Công chúa Sanghamitta – do vua A Dục cử sang để trao tặng.

Cũng ở trước sân điện, được đặt chiếc vạc đồng đen khổng lồ cao chừng 4m. Trên các mặt của thân vạc đều được điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng của Việt Nam và trích dẫn về thiền sư Nguyễn Minh Không – sư tổ chùa Bái Đính. Ở phần cuối cũng nhắc đến việc chùa Tam Chúc sẽ phục dựng tứ đại khí

Những món ăn đặc sản nên thử khi du lịch chùa tam chúc

Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý: bánh cuốn chả là món ăn phổ biến đâu đâu bạn cũng có thể tìm thấy nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là bánh cuốn chả nướng Phủ Lý. Nhắc thấy đã thèm rồi, hương vị bánh cuốn chả ở đây độc đáo khác biệt. Bánh không nhân ăn kèm với rau sống, chả nướng chín thơm trên than hồng sẽ làm nức lòng gout ẩm thực tinh tế của bạn. Chả nướng được làm rất công phu từ nguyên liệu thịt heo tươi qua quá trình tẩm ướp gia vị phức tạp rồi mang nướng đều tay trên than hồng. Tiếp đó là nước chấm chua ngọt kèm theo đĩa bánh trắng ngần phía trên có rắc chút hành khô phi thơm. Đây được xem như món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nam, bạn có ghé qua Hà Nam nhớ dừng chân thưởng thức nhé.

Bánh cuốn chả Phủ Lý là một trong những đặc sản ngon nức tiếng tại chùa tam chúc – Hà Nam bạn không nên bỏ lỡ.
Bánh cuốn chả Phủ Lý thơm ngon nức tiếng tại Hà Nam
Cá kho niêu đất Vũ Đại: cá kho là món ăn ngon và hấp dẫn trong mỗi bữa cơm gia đình rồi nhưng bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi ăn món cá kho niêu đất Vũ Đại ( Vũ Đại tên làng nổi tiếng gắn với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn tên tuổi Nam Cao). Cá mang kho thường là cá trắm đen được làm sạch, moi hết ruột rồi tẩm ướp gia vị cầu kì trước khi lót một lớp giềng phía dưới nồi đất rồi mang kho suốt 12 tiếng cho cá ngon đúng vị. Thịt cá thơm ngọt, đậm vị, xương cũng mềm mà khúc cá không bị nát. Món ăn này được xem là đặc sản cá kho Hà Nam được chế biến kì công này luôn là lựa chọn số 1 cho du khách mỗi lần đi du lịch Hà Nam.

Chuối ngự Đại Hoàng: ở làng Đại Hoàng có trồng được loại chuối ngự ngon ngọt lọt vào top những trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Loại chuối này mập đều, có màu vàng óng, sai quả, đầu có 3 chiếc râu rất đẹp mắt. Nếu trồng chuối ở những vùng khác cũng cho ra những trái hao hao giống chuối được trồng Đại Hoàng nhưng vị ngon thơm lại không được như chuối ngự Đại Hoàng chính gốc. Tên của loại chuối này xuất phát từ việc loại trái cây này từng được tiến cung dâng vua.

Gợi ý lịch trình du lịch chùa tam chúc 1 ngày

SÁNG

07h00:  Xe ô tô đón quý khách đi tour chùa tam chúc ở điểm đã hẹn trước (xem phía dưới các điểm hẹn) rồi khởi hành đi Hà Nam. Trên xe, quý khách sẽ được tóm tắt lịch trình và giới thiệu về chùa Tam Chúc.

09h00: Khách đến quần thể du lịch tâm linh chùa tam chúc. Đến đây, du khách sẽ di chuyển đến bến tàu Tam Chúc để du ngoạn trên hồ Tam Chúc.

Hồ Tam Chúc là một trong những hồ nước tự nhiên rộng nhất Việt Nam, có dãy núi đá vôi bao quanh. Giữa hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên khiến phong cảnh thơ mộng, đủ ‘sơn thủy hữu tình’.

Đi thuyền trên hồ, du khách sẽ được ghé tới tham quan hòn đảo nhỏ và ngôi đình trên đó, gọi là đình Tam Chúc – ngôi đình với đầy đủ nét tinh hoa kiến trúc đền chùa Bắc Bộ. Tiếp đó, khách du lịch sẽ được tới Cổng Tam Quan, kết thúc hành trình dạo cảnh hồ.

Khách đi tour chùa tam chúc tiếp tục tham quan điện Tam Thế với kiến trúc chạm trổ tinh xảo, có 3 pho tượng Tam Thế đại diện cho quá khứ, tương lai và hiện tại. Sau đó, khách tới điện Pháp Chủ có 4 bức phù điêu lớn, bao trùm toàn bộ tường trong điện, kể về những giai đoạn trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Du khách đi tiếp tới điện Quan Âm thờ Phật ngàn mắt ngàn tay.

Ra bên ngoài, quý khách sẽ đến với vườn cột kinh với những cột kinh cao hơn 13m, sừng sững giữa sân chùa.

Tiếp đến, du khách tới tham quan chùa Ngọc trên đỉnh núi Thất Tinh, nằm ở độ cao 468, có 299 bậc thang, được xây dựng bằng đá khối granit từ Ấn Độ xếp liền nhau.
Quý khách ăn trưa bằng xuất chay tại chùa. Quý khách tiếp tục tham quan chùa

13h30: Du khách lên xe điện về lại nhà Thủy Đình.

CHIỀU

Khách du lịch chùa tam chúc tự do tham quan, mua đồ lưu niệm ở chùa.

15h00: Quý  khách lên xe trở về Hà Nội.

17h00: Xe về tới Hà Nội, kết thúc hành  trình. Hẹn gặp lại quý khách trong những hành trình tour tiếp theo.

Một vài lưu ý khi đến chùa tam chúc

  • Khu du lịch chùa tam chúc có diện tích lên tới 4000 ha. Bạn nên chuẩn bị sẵn bản đồ để tránh mất thời gian đi lòng vòng.
  • Vào những dịp lễ, Tết thường rất đông. Phương tiện nhanh và tiện nhất là đi xe ôm, nếu đi thuyền hay xe điện thường phải chờ rất lâu.
  • Khi bước vào cửa chùa hoặc cửa điện, bạn nên đi cửa bên, bước qua bậu cửa chứ không dẫm lên bậu cửa.
  • Chùa Tam Chúc là địa điểm linh thiêng, khi tới đây, bạn nên mặc trang phục lịch sự, không quá hở hang. Quãng đường phải đi bộ khá nhiều, bạn nên đi giày thể thao hoặc giày bệt thay vì đi giày cao gót.
  • Ngày lễ, Tết rất đông du khách, an ninh không được đảm bảo. Bạn nên chú ý tránh bị móc túi hay giật đồ.
  •  Các bạn có thể xuất phát từ đầu giờ chiều rồi ở lại chơi đến tầm 7h tối để có thể ngắm hoàng hôn, mình đi từ 4h đêm nên tầm 11h trưa là ngắm hết rồi, khá mệt và đói nên về luôn, lỡ mất ngắm hoàng hôn.
  •  Chuẩn bị sức khỏe thật tốt và không nên đi cao gót vì phải đi bộ và leo nhiều. Nên chuẩn bị thêm mũ khẩu trang, Chùa đang trong quá trình xây dựng khá là bụi. Hôm mình đi thấy các bé u10 có mà ông bà u70 cũng có luôn, không thấy ai than vãn gì hết nên nếu sức khỏe tốt thì không việc gì phải chần chừ nhé ạ, cứ đi lên và leo thôi.

  •  À không nên đi cao gót hoặc chỉ đi cao gót khi chụp hình thôi nhé, không là mất vui đó, đi bộ và leo bật thang khá nhiều, tốt nhất vẫn là giày thể thao hoặc dép thấp
  •  Cảnh chùa đẹp kiểu truyền thống nên các bạn nên chọn lựa quần áo sẫm màu, trang phục cổ trang , váy bánh bèo dài thì chụp sẽ đẹp hơn nhé.
  • Khu du lịch chùa tam chúc một công trình tâm linh hoàng tráng, vừa mang vẻ đẹp hùng vỹ của non sông lại ko kém phần nguy nga hiện đại, đáng để các bạn một lần ghé thăm và khám phá.

Khu du lịch chùa tam chúc còn là địa điểm du lịch khá mới, lại nằm ở nơi chưa thật sự phát triển du lịch nên vẫn giữ nguyên vẹn nét tự nhiên và hoang sơ vốn có. Nếu còn chưa tới thăm nơi này, còn chờ gì mà không lên kèo ngay một chuyến phượt với hội bạn thân ngay thôi nào!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin