Phí dịch vụ thừa phát lại

Phí dịch vụ thừa phát lại

Hiện nay, Thừa phát lại và công việc của Thừa phát lại vẫn còn là những khái niệm xa lạ đối với rất nhiều người. Vậy phí dịch vụ thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về phí dịch vụ thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Chức năng của thừa phát lại đối với công việc lập vi bằng

– Chỉ duy nhất Thừa phát lại được lập vi bằng, ghi nhận sự kiện, hành vi trong đời sống cộng đồng; vi bằng được dùng làm chứng cứ trong xét xử và các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Tống đạt văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan  thi hành án;

–  Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;

– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác theo khoản 3 điều 2, nghị định 135/2013/NĐ-CP.

Theo cách dễ hiểu và thực tế, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại sự kiện, hành vi lập vi bằng mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Vi bằng và lập vi bằng của thừa phát lại được quy định như thế nào?
– Vi bằng là văn bản, phải do chính thừa phát lại lập, không được ủy quyền, không  được nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng, hoặc không được lập vi bằng thông qua lời mô tả của người khác.

– Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nôi dung của văn bản.

– Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập.

– Vi bằng do thừa phát lại lập đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh.

– Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài, việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

– Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng, nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại văn phòng công chứng thì hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là tập hợp các chứng thư về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.

– Trong thực tế, chúng ta có thể bắt gặp trường hợp người khác có nhờ chúng ta làm chứng cho một giao dịch hay một sự việc cụ thể (ví dụ làm chứng cho di chúc miệng, làm chứng cho việc giao nhận tiền đặt cọc…) Khi phát sinh tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp được mời tới với tư cách người làm chứng.

Chúng ta sẽ mô tả lại những việc đã chứng kiến có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, lời chứng của chúng ta dù chính xác, đúng sự thật hay không còn phụ thuộc vào cơ quan giải quyết tranh chấp xem xét, đối chất, kiểm tra.

Nhưng vi bằng của thừa phát lại khi lập ghi nhận sự kiện, hành vi, mà sự kiện, hành vi đó được mô tả bằng văn bản, có quay phim, ghi âm, ghi hình. Vi bằng đó phải được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 03 ngày kể từ ngày lập.

Một số tình huống phổ biến mà văn phòng thừa phát lại được yêu cầu lập vi bằng

Dưới đây là một số tình huống phổ biến mà van phong thua phat lai yen bai được yêu cầu lập vi bẳng

Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà, trước khi cho thuê nhà.

Xác nhận việc giao tiền, tài sản để thực hiện thỏa thuận, quyết định hoặc bản án.

Xác nhận có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các tác phẩm âm nhạc tại: liveshow, quán cà phê, nhà hàng tiệc cưới,…

Xác nhận có hành vi ngăn cản việc thăm nuôi con.

Xác nhận hành vi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng.

Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm.

Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình.

Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật.

Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế.

Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông.

Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình.

Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu.

Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra.

Xác nhận hành vi kiểm kê tài sản, hàng hóa.

Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng.

Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại.

Xác nhận hành vi lấy mẫu vật liên quan đến việc xác định mức độ ô nhiễm.

Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện.

Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

Xác nhận các thông tin, nội dung được đăng tải trên mạng internet như: nói xấu, bôi nhọ nhân phẩm danh dự của người khác, … và các trao đổi qua tin nhắn của các ứng dụng trên điện thoại, máy tính.

Xác nhận việc có mặt, chờ và buổi làm việc tại văn phòng công chứng để thực hiện theo thỏa thuận ký hợp đồng công chứng.

Xác nhận việc có thực hiện hành vi giao thông báo để yêu cầu thực hiện quyền, nghĩa vụ.

Phí dịch vụ thừa phát lại
Phí dịch vụ thừa phát lại

Vi bằng thừa phát lại có giá trị công chức hay không?

Cụ thể là khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, đăng ký trước bạ, sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua tại văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện…

Trong khi đó, vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, cụ thể là ghi nhận có việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng, chứng thực.

Vi bằng dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất… làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Do đó, vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng do thừa phát lại lập chỉ có giá trị chứng cứ trước tòa án và các quan hệ pháp lý khác.

Chi phí dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng

Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về chi phí lập vi bằng mà chỉ được quy định khái quát tại Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, chi phí lập vi bằng do người yêu cầu lập vi bằng và van phong thua phat lai thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. 

Quy định pháp luật phí dịch vụ thừa phát lại lập vi bằng

Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).

Bên cạnh đó, nếu khách hàng có nhu cầu thực hiện việc lập Vi bằng ngoài thời gian hành chính của Thừa phát lại và Thư ký thì các bên có thể thỏa thuận về chi phí làm thêm giờ. Hoặc trường hợp khác là khách hàng yêu cầu Thừa phát lại bổ sung một số tài liệu kèm theo hoặc thực hiện bổ sung một số biên pháp như ghi hình, ghi âm….. Thì chi phí cho thủ tục lập Vi bằng cũng cao hơn so với trường hợp thông thường.

Thủ tục lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại

Việc lập vi bằng  phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.

Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp tỉnh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định ; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về phí dịch vụ thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về phí dịch vụ thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin