Cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi

Theo quy định của pháp luật, khi người dân xuất cảnh ra nước ngoài thì cần phải có hộ chiếu, hay còn gọi là passport. Vậy đối với trẻ em dưới 9 tuổi thì cách làm hộ chiếu như thế nào? Có những khác biệt gì khi làm hộ chiếu giữa trẻ em và người lớn? trong bài viết dưới đây, Luật Rong Ba sẽ hưỡng dẫn cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Căn cứ: 

– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019;

– Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông.

 Hộ chiếu là gì?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Có mấy loại hộ chiếu?

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có 03 loại hộ chiếu gồm:

– Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): được cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): cấp cho công dân Việt Nam.

Về mẫu hộ chiếu, theo Điều 6 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, có 02 mẫu hộ chiếu gồm:

– Hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

– Hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Cả 02 loại này đều được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Riêng công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu như sau:

– Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

– Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

– Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

– Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;

– Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

– Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

– Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

– Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

– Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

– Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

Thời hạn của hộ chiếu

Theo Luật Xuất nhập cảnh, thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau:

– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

Hộ chiếu trẻ em là gì?

Hộ chiếu quốc gia bao gồm: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. Theo đó, hộ chiếu trẻ em được hiểu là hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi.

Hiện nay, hộ chiếu trẻ em được cấp riêng với hộ chiếu của bố mẹ. 

Hộ chiếu trẻ em được chia thành 2 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu từ 0 – dưới 9 tuổi: Làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung vào hộ chiếu của bố, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó;

– Giai đoạn sau từ 10 tuổi – dưới 14 tuổi: Bắt buộc làm hộ chiếu riêng.

Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được làm hộ chiếu?

Trẻ không phân biết độ tuổi đều được cấp hộ chiếu. Hộ chiếu cho bé có thể được cấp cùng với hộ chiếu của cha mẹ, người giám hộ hoặc được cấp riêng cho bé. Hộ chiếu cấp cho trẻ em có thời hạn là 5 năm theo quy định.

Hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em dưới 9 tuổi

Form tờ khai  làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em TK01(in bản in trên khổ A4 và khai theo mẫu)

 Lưu ý về tờ khai:

– Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của người xin cấp hộ chiếu

–  Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu (cha mẹ  khai thông tin và ký tên vào tờ khai); 

– Trường hợp cấp hộ chiếu chung với cha hoặc mẹ thì cả 2 sử dụng chung một tờ khai

 –  Trường hợp trẻ em không còn bố, mẹ thì cha mẹ nuôi hoặc giám hộ hợp pháp ký vào tờ khai xin cấp hộ chiếu.

01 Bản sao chứng thực Giấy khai sinh hoặc bản chích lục khai sinh của người xin cấp hộ chiếu. Giấy khai sinh hợp lệ là được chứng thực tại UBND xã, phường, hoặc Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng)

Hộ chiếu gốc của trẻ em (Trong trường hợp trước đó đã được cấp hộ chiếu)

Bản gốc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi

Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người nộp hồ sơ phải xuất trình Thẻ căn cước công dân còn thời hạn để đối chiếu. 

Trường hợp trẻ em không còn cha mẹ hoặc cha mẹ mất hành vi năng lực dân sự thì yêu cầu cung cấp giấy tờ tài liệu về việc giám hộ hoặc ủy thác nuôi dưỡng theo quy định của Luật dân sự.

Trường hợp hộ chiếu đã được cấp bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.

cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi
cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi

Đối với trẻ em dưới 9 tuổi cấp hộ chiếu chung vào hộ chiếu Việt Nam của cha mẹ

  • Tờ khai của cha, mẹ có thông tin và dán ảnh trẻ em đi kèm tại mục 15 và phải được Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh của con.
  • 02 ảnh cha, mẹ cỡ 4×6 cm, 2 ảnh trẻ em cỡ 3×4 cm mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền mầu trắng.
  • 02 bản sao giấy khai sinh của trẻ em đi kèm.
  • Không cấp chung vào hộ chiếu của người giám hộ đối với trẻ em dưới 9 tuổi.

Hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi

Nếu ba mẹ chưa có hộ chiếu: Cấp mới hộ chiếu ba mẹ ghép chung trẻ

  • 01 tờ khai X01của ba hoặc mẹ, có thông tin và dán ảnh trẻ em vào mục 15, có xác nhận của phường xã nơi tạm trú hoặc thường trú và đóng dấu giáp lai lên ảnh của trẻ.
  • 02 ảnh thẻcha, mẹ cỡ 4×6 cm, 02 ảnh trẻ em cỡ 3×4 cm không quá 3 tháng, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, phông nền màu trắng.
  • CMND hoặc thẻ CCCD của ba/mẹ bản chính
  • 01 bản gốc và 01 bản sao giấy khai sinh của trẻ
  • 01 bản gốc, 01 bản photo sổ tạm trú nếu hộ khẩu ngoại tỉnh

Nếu ba mẹ đã có hộ chiếu: Bổ sung trẻ vào hộ chiếu ba mẹ

  • 01 tờ khai X01 của ba hoặc mẹ có dán ảnh, mục 14 ghi rõ là bổ sung trẻ em vào hộ chiếu ba mẹ, có thông tin và dán ảnh trẻ em vào mục 15, có xác nhận của phường xã nơi tạm trú hoặc thường trú và đóng dấu giáp lai lên ảnh của trẻ.
  • 02 ảnh trẻ em cỡ 3×4 cm không quá 3 tháng, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, phông nền màu trắng
  • CMND hoặc thẻ CCCD ba/mẹ: bản chính
  • 01 bản gốc và 01 bản sao giấy khai sinh của trẻ
  • 01 bản gốc, 01 bản photo sổ tạm trú nếu hộ khẩu ngoại tỉnh.

Nộp hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi 

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu cho bé: Nộp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi trẻ em có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú ——> Địa chỉ các phòng quản lý xuất nhập cảnh và nộp tại Cục quản lý xuất cảnh tại Hà Nội, TP HCM cho trường hợp xin cấp hộ chiếu từ lần thứ hai.

Ví dụ: – Nếu bé có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại Hà Nội thì sẽ làm tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố Hà Nội

          – Bé có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại TP HCM thì sẽ làm hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố THCM

          – Trường hợp cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thì ngoài nộp ở Phòng xuất nhập cảnh thì có thể lựa chọn nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

– Trường hợp nếu xin cấp hộ chiếu Việt Nam cho trẻ dưới 14 tuổi tại nước ngoài công dân có thể làm thủ tục cấp hộ chiếu tại Đại sứ quán Việt Nam hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại. Xin vui lòng liên hệ với Đại sứ quán và lãnh sự quán tại nước sở tại để biết thông tin chi tiết cho trường hợp này.

Thời gian cấp hộ chiếu cho trẻ em

– Thời gian làm hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi không quá 08 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

– Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến hết thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ). Trả trực tiếp hoặc trả theo đường bưu điện, chuyển phát nhanh theo yêu cầu của công dân

Làm hộ chiếu có lâu không?

Nếu người dân nộp hồ sơ  yêu cầu cấp hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Làm hộ chiếu mất nhiều tiền không?

Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) như sau:

– Cấp mới: 200.000 đồng;

Cấp lại do hỏng hoặc mất: 400.000 đồng.

Xin cấp hộ chiếu có dễ không?

Hiện nay, thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông được quy định rõ, không mang tính đánh đố, người dân có thể dễ dàng thực hiện. Hồ sơ gồm:

– 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu;

– 02 ảnh cỡ 4×6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;

Xem thêm: 12 lưu ý không thể bỏ qua để có ảnh hộ chiếu đẹp và chuẩn

– Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin