Cẩm nang du lịch hà nội

Hà Nội có gì mà khiến bao người một lần đặt chân đến đây đều say đắm, mê mẩn? Cùng tìm hiểu “tất tần tật” những cẩm nang du lịch hà nội qua bài viết dưới đây của rongbatravel nhé!!

Tổng quan về cẩm nang du lịch hà nội

Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và những nhánh sông khác. Không những thế, Hà Nội còn có nhiều đồi núi tập trung ở những vùng ven thành phố tạo nên các khu du lịch sinh thái, là điểm đến cuối tuần lý tưởng của những ai muốn tạm lánh đi sư ồn ào, náo nhiệt thường ngày ở thành thị.

Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Khu phố cổ có các phố nghề truyền thống với sản phẩm buôn bán đặc trưng cho tên từng con phố tại đây như Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc… Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên về dịch vụ du lịch,… Kiến trúc của những khu thành cổ mang đậm dấu ấn lịch sử như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là một trong những nét tiêu biểu đáng tự hào của người dân Hà Nội.

Nên đi Hà Nội vào thời gian nào?

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có hai kiểu thời tiết rõ rệt đó là nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và hanh khô, lạnh vào mùa đông. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 tới tháng 9 kèm theo mưa nhiều, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa lạnh. Cùng với 2 thời kì chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu) nên thời tiết Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Hà Nội 4 mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là mùa thu vào khoảng tháng 8 đến tháng 11. Đây là thời điểm được xem là lý tưởng nhất trong năm để du lịch Hà Nội. Khi ấy Hà Nội nồng nàn hương hoa sữa, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh vàng và gió heo may se lạnh… quãng thời gian tuyệt vời nhất trong năm, Hà Nội bỗng trở nên dịu dàng và lãng mạn sau cái nóng oi bức của mùa hè. Nếu bạn là người giỏi chịu lạnh, đến Hà Nội vào mùa đông cũng là một ý tưởng khá thú vị, bạn có thể cảm nhận cái lạnh và thưởng thức những món ăn nóng hổi rất đặc trưng vào mùa này.

Di chuyển: phương tiện, di chuyển khi du lịch Hà Nội

Máy bay: Do là thủ đô của cả nước nên có rất nhiều chuyến bay hàng ngày từ các thành phố khác đến Hà Nội. Bạn có thể tham khảo giá vé của các hãng hàng không như: Jetstar Pacific, Vietjet Air hay Vietnam Airlines.

Cách di chuyển từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố

Taxi: Để di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm thành phố Hà Nội bạn có thể chọn taxi với giá khoảng 350.000 đồng – 450.000 đồng. Một số cách đi ghép hay các hãng taxi tư nhân khác giá mỗi tuyến cũng khoảng từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.

Xe buýt: Hà Nội hiện có 4 tuyến xe buýt chạy tuyến trung tâm thành phố lên sân bay Nội Bài, trong đó có 3 tuyến có giá vé được trợ giá và một tuyến buýt chất lượng cao.

– Xe số 7: Xuất phát từ bến Cầu Giấy, chạy qua các tuyến đường Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, cầu Thăng Long, Võ Văn Kiệt, đỗ ở nhà ga T1 và ngược lại. Xe xuất phát từ bến Cầu Giấy lúc 5h sáng và chuyến muộn nhất từ sân bay Nội Bài là 22h30.

Thời gian chạy một lượt khoảng 60 phút. Hạn chế của xe này là dừng khá nhiều bến và xe rất đông khách nên ít khi có chỗ ngồi. Giá vé 8.000 đồng.

– Xe số 17: Xuất phát từ bến Long Biên (phố Trần Nhật Duật), chạy qua cầu Chương Dương, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, cầu Đuống, qua Đông Anh, đường nối quốc lộ 2, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp, đỗ ở nhà ga T1 và quay ngược lại. Xe xuất phát từ bến Long Biên lúc 5h sáng và chuyến muộn nhất từ sân bay Nội Bài là 22h.

Thời gian chạy một lượt của xe từ điểm đầu đến điểm cuối khoảng 1 tiếng 45 phút. Ưu điểm của tuyến xe này là không đông khách nên hành khách thường có ghế ngồi đầy đủ. Giá vé 9.000 đồng.

– Xe số 90: Xuất phát từ số 1 Kim Mã, chạy qua các tuyến đường Núi Trúc, Liễu Giai, Thụy Khuê, Lạc Long Quân, cầu Nhật Tân, Võ Nguyên Giáp, nhà ga nội địa T1 (sảnh ga đi tầng 2), nhà ga quốc tế T2, quay lại bãi đỗ xe. Lịch chạy xe ở bến Kim Mã từ 5h30 đến 21h10 và ở sân bay Nội Bài là 6h40 đến 22h30.

Tần suất xe chạy từ 20 đến 30 phút/lượt, thời gian 50 đến 60 phút, lượng hành khách không quá đông, tùy thời điểm trong ngày. Giá vé 9.000 đồng.

– Xe số 86: Xuất phát từ ga Hà Nội, qua Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Dã Tượng, Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, qua hồ Hoàn Kiếm, Hàng Tre, điểm trung chuyển Long Biên, Yên Phụ, Nghi Tàm, Âu Cơ, cầu Nhật Tân, Võ Nguyên Giáp, ga nội địa T1 (sảnh đi tầng 2), ga quốc tế T2 (sảnh đi tầng 2), cổng vào bãi đỗ xe nhà ga T1. Xe chạy ở ga Hà Nội (từ 5h05 đến 21h40), ở Nội Bài (từ 6h18 đến 22h58).

Thời gian chạy một lượt khoảng 60 phút, tần suất 25-30 phút/chuyến. Đây là tuyến buýt chất lượng cao, có chỗ để hành lý lớn cho hành khách, hệ thống âm thanh tiếng Việt và tiếng Anh, màn hình LED hiển thị tuyến đường, wifi miễn phí. Xe không quá đông khách, nhưng cần lưu ý chỉ có 25 chỗ ngồi. Giá vé 30.000 đồng.

Xe của các hãng hàng không

Các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Jetstar hay Vietjet Air đều có xe đưa đón hành khách từ sân bay về Hà Nội, thường là xe loại 16 chỗ hoặc 45 chỗ. Kể cả bạn không bay của những hãng hàng không này, bạn vẫn có thể đi xe buýt của hãng. Xe thường đỗ ngay cửa sân bay để hành khách dễ dàng nhìn thấy. Bạn cần hỏi giá cả và tuyến đường trước khi đi. Thông thường các xe này sẽ có những lộ trình cố định, nhưng có thể linh hoạt tùy thuộc vào hành khách.

Giá của các xe khách này thường là 40.000 đồng/người. Các xe sẽ có điểm đỗ cuối trong thành phố ở số 1 phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, 204 Trần Quang Khải, 69 Trần Nhân Tông (gần rạp xiếc trung ương).

Tàu lửa: Giá vé tàu Thống Nhất Bắc Nam dao động từ 1,166,000đ/chiều đến 1,246,000đ/chiều. Từ ga Hà Nội nằm trên đường Lê Duẩn đến trung tâm thành phố mất khoảng 10 đến 15 phút đi taxi

Ở Hà Nội: Một trong những nét độc đáo của du lịch Hà Nội là xích lô phố cổ. Rất nhiều du khách đến Hà Nội chọn phương tiện này để tham quan, khám phá những nét đẹp cổ kính trên từng con phố giữa một Hà Nội sầm uất và náo nhiệt. Nếu xích lô mang lại nét cổ xưa thì xe điện là phương tiện của “du lịch xanh” hiện đại và rất mới của du lịch Hà Nội. Bạn sẽ được khám phá một Hà Nội văn minh, lịch sự với nhịp sống hiện đại.

Cẩm nang du lịch hà nội với những địa điểm nổi tiếng

Nếu như có một ai hỏi rằng Hà Nội có gì đẹp thì thật dễ dàng để trả lời: Hà Nội đẹp bởi có tháp Rùa cổ kính, có những mái nhà rêu phong nơi phố cổ, có lăng Bác uy nghi, có hồ Tây lộng gió… Giờ hãy cùng Vntrip.vn review ngay những địa điểm tuyệt đẹp không thể bỏ lỡ khi du lịch thủ đô Hà Nội nào:

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm là thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội, có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu. Hồ Hoàn Kiếm là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, vì vậy các bạn có thể đến đây dễ dàng bằng phương tiện cá nhân hay phương tiện công cộng.

Được mệnh danh là trái tim của thủ đô Hà Nội, dưới thời vua Lê, hồ Hoàn Kiếm có tên là hồ Thủy Quân. Theo truyền thuyết kể lại tại hồ Thủy Quân, vua Lê đã trao trả kiếm rùa vàng, nên hồ Hoàn Kiếm có tên từ đó.

Giữa lòng hồ là Tháp Rùa cổ kính, xung quanh là những di sản có ý nghĩa văn hóa- lịch sử lâu đời như Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt, Đài Nghiên…  Đó là những biểu tượng làm nên nét đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến. Với không gian tháng đãng, trong lành, nơi đây là điểm được đông đáo giới trẻ ưa thích, được các cặp đôi chọn làm nơi chụp ảnh cưới. Không chỉ thế hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. 

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Với diện tích hơn 18.000 ha, bao gồm nhiều di tích lịch sử quan trọng, trong đó phải kể đến Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu và các di tích nổi bật trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, Bắc Môn, Cửa Đoan, Nhà D67… Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu với diện tích hơn 47.000 m2 và Thành cổ Hà Nội với diện tích hơn 138.000 m2 tạo thành một di sản thống nhất.

Lăng Bác

Lăng Bác chắc chắn sẽ là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua. Nằm trên đường Hùng Vương – Điện Biên, đây là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến Hà Nội ai cũng muốn được vào lăng viếng Bác một lần. Ngoài ra ở đây còn có khu Quảng trường Ba Đình là nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 

Đến đây bạn cũng có thể thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ rất nhiều kỷ vật về Bác.

Phố cổ Hà Nội

Phố cổ là những con đường, ngôi nhà, góc phố mang đậm phong cách kiến trúc của người Pháp ở thế kỷ XIX. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và biến đổi của thời gian, nơi đây vẫn còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc như thuở ban đầu. Có thể nói phố cổ là linh hồn, là nét đặc trưng riêng của Hà Nội.

Đặc biệt tại Phố cổ Hà Nội bạn có thể đi dạo cả ngày lẫn đêm để trải nghiệm hết văn hóa con người nơi đây, có những món ăn ngon đặc trưng hương vị phố cổ Hà Nội. 

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Từ bên ngoài nhìn vào, toàn bộ khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bao quanh 4 phía bởi một khung tường xây bằng những viên gạch vồ cỡ lớn – loại vật liệu kiến trúc phổ biến thời Hậu Lê, tạo nên một không gian cổ kính, trang nghiêm, đầy hoài niệm. Phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

Phía trước Văn Miếu có một hồ nước khá rộng, gọi là Hồ Văn. Trước đây, giữa hồ có gò Kim Châu, trên dựng một phương đình – “Phán Thuỷ đình”, là nơi diễn ra các buổi bình thơ của Nho sĩ. Nay phương đình đã mất, trên gò vẫn còn tấm bia dựng năm Tự Đức 18 (1865) ghi lại việc tu sửa Văn Miếu.

Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, nay Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.

Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn nằm ở 40 phố Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Về tổng thể, công trình mang phong cách kiến trúc Gothic châu Âu, nhưng vẫn có sự kết hợp với kiến trúc bản địa được thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung, cách trang trí nội thất đậm chất truyền thống Việt Nam. Vì thế nó chính là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa Đông Tây hết sức đặc sắc.

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xem là kiến trúc nhà thờ tiêu biểu và là một trong những nhà thờ Công giáo đẹp nhất của thủ đô và cả nước. Đi du lịch Hà Nội chắc chắn du khách sẽ không thể bỏ qua địa điểm hấp dẫn này.

Hồ Tây

Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Nơi đây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Hồ Tây không chỉ là địa điểm vui chơi ở Hà Nội hấp dẫn du khách mà nó còn chứa đựng những giá trị văn hóa dân tộc. 

Quanh hồ hiện có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng với nhiều văn vật giá trị như hơn 100 bia đá, 165 câu đối, 140 hoành phi, gần 20 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá.

Nhà hát Lớn

Địa chỉ Nhà hát lớn nằm số 1 Tràng Tiền, Chương Dương, Hoàn Kiếm.

Nhà hát mang nhiều dấu ấn lịch sử tại trung tâm thủ đô Hà Nội này là địa điểm tổ chức những chương trình nghệ thuật lớn của nhiều ca nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt vời của Nhà hát Lớn Hà Nội hay mua vé vào xem một trong những chương trình biểu diễn thường xuyên được tổ chức để có thể tận mắt thấy hết nội thất tráng lệ của nhà hát. 

Ăn gì khi du lịch Hà Nội ? cẩm nang du lịch hà nội

Ăn gì khi du lịch Hà Nội? cẩm nang du lịch hà nội dưới đây là những món ăn nổi tiếng bạn không nên bỏ qua khi du lịch Hà Nội:

  • Phở Hà Nội

Phở là món ăn truyền thống lâu đời mà du khách không thể bỏ qua khi tới Hà Nội người ta thường nói “Nếu đến Hà Nội mà không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây”. Bạn có thể tìm các gánh nhỏ trên vỉa hè hoặc thưởng thức phở bò, phở gà nổi tiếng trên phố Quán Thánh hay phở áp chảo phố Bát Đàn.

Những quán phở ngon ở Hà Nội phải kể tới: Phở 49 Bát Đàn (gần trung tâm phố cổ), phở Thìn 11 Lò Đúc, Phở bưng Hàng Trống, …

  • Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng là món ăn đậm chất người Hà Thành từ bao đời nay. Chả cá ăn kèm với bún rối, bánh đa nướng, lạc rang cùng với rau thơm, gia vị với hương vị đậm, ngọt bùi và béo ngậy. Địa chỉ: 14 phố Chả Cá và 107 Nguyễn Trường Tộ. Giá một suất chả cá Lã Vọng từ 175.000 đồng một người, chuỗi nhà hàng Vua chả cá (nằm ở nhiều cơ sở như 48 Nguyễn Thị Định, 268 Giảng Võ và 76A Mai Hắc Đế).

  • Bún chả Hà Nội

Nhắc tới những món ăn ngon ở Hà Nội chắc hẳn không thể không nhắc tới bún chả, miếng chả nướng cháy xém tẩm ướp với gia vị trộn cùng với đu đủ xanh cắt miếng ăn với bún rối, rau sống thanh mát.

Có rất nhiều quán. Khu vực phố cổ gồm bún chả phố Hàng Mành (gần ngã 3 Hàng Quạt và Hàng Nón), Đường Thành (gần phía Hàng Bông), bún chả 47C Mai Hắc Đế, bún chả Hương Liên…

  • Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm với đậu rán vàng, giòn dụm, chả cốm vài lát thịt chân giò cùng với bát mắm tôm pha quất, ớt rưới thêm chút dầu nóng đánh bông ăn kèm với rau kinh giới thì thật là tuyệt vời.

Địa chỉ ăn ngon rẻ ở Hà Nội để thưởng thức món bún đậu mắm tôm: Ngã 4 Phạm Đình Hổ và Hòa Mã, ngon tuyệt đỉnh, rất nên thử, bán buổi trưa. Khu phố cổ có quán bún đậu mắm tôm nổi tiếng ở 55 ngõ Phất Lộc, gần ngã tư Hàng Bè – Hàng Mắm, mở buổi trưa. Cả 2 quán đều ngon.

Bánh cốm làng Vòng, một món ăn từ xa xưa thường xuất hiện trong đám lễ hỏi. Với lớp vỏ màu xanh cốm tươi mới nhân đậu xanh màu vàng cùng với mùi thơm đặc trưng của cốm non chỉ ngửi thôi cũng thấy hấp dẫn rồi. Ngoài ra bạn có thể thử thêm bánh tôm Hồ Tây, bún thang, phở cuốn, bánh cuốn, phở xào,…v.v

Các địa chỉ ăn uống ngon rẻ ở Hà Nội

Ngoài những nơi để thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn chúng mình vừa giới thiệu ở trên, thì du lịch Hà Nội cũng có rất nhiều những địa điểm ăn vặt ngon rẻ hay những khu phố ẩm thực nổi tiếng, đủ để bạn lê la đánh chén suốt cả ngày. Với cẩm nang du lịch hà nội, những địa chỉ ăn uống nổi bật nhất trong số chúng là:

  • Khu phố ẩm thực Hàng Buồm: được ví như một Hà Nội thu nhỏ, có một thiên đường các món ăn hấp dẫn của người Việt cho đến những thứ quà lạ lẫm từ khắp nơi trên thế giới.
  • Khu ẩm thực chợ Xanh: nằm ở mạn Cầu Giấy, là khu chợ sinh viên rất nổi tiếng nên chính vì vậy cũng không hề thiếu những quán ăn vặt ngon rẻ: nào là thịt xiên nướng, xúc xích, nộm, ốc… đủ các món.
  • Khu ẩm thực chợ Đồng Xuân: là một khu chợ đông đúc chuyên bán buôn quần áo nhưng cũng không thiếu những quầy hàng ngon, rẻ với đủ các thể loại món nào bún, bánh cuốn, xôi, phở, bánh rán… ở bên ngoài.
  • Phố nướng Gầm Cầu: nằm gần chợ Đồng Xuân, cuối khu chợ đêm phố Cổ, nơi đây có một loạt các quán chuyên bò nầm nướng trên những chiếc chảo gang lót giấy bảng, tẩm ướt on, vừa ăn lại vừa được trải nghiệm cảm giác đoàn tàu chạy ngay trên đầu mình.
  • Phố lẩu Phùng Hưng: chuyên kinh doanh cách món lẩu đủ thể loại, có rất nhiều nhà hàng quán lẩu ở đây, mở cửa đến đêm nên rất được yêu thích. Con phố này khá gần với Hồ Gươm, nằm ở mạn gần cầu Long Biên.
  • Khu ẩm thực Aeon: không cần giới thiệu nhiều thì chắc hẳn bạn cũng phần nào hiểu được Aeon Mall là một thiên đường ẩm thực của giới trẻ. Ở Hà Nội có tới 2 trung tâm Aeon, một ở Long Biên và một ở Hà Đông.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà bạn không thể bỏ qua trong cuốn cẩm nang du lịch hà nội của mình. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có chuyến du lịch khám phá thủ đô xinh đẹp thật nhiều thú vị.