1. Phần trăm được hiểu là gì?

Trong toán học, phần trăm là một tỷ số được ghi nhận dưới dạng phân số và có mẫu luôn bằng 100. Tuy nhiên, người ta thường biểu diễn phần trăm dưới dạng một số được làm tròn, đi kèm với đơn vị % phía sau đó. Ví dụ như 30%, 60%, 10%,… Việc tính % còn phải phụ thuộc vào nhiều loại trường hợp khác nhau như: tính lãi suất; tính % thuế thu nhập cá nhân; % khuyến mãi….

Nhìn chung, % được sử dụng để biểu thị mức độ chiếm, hay độ lớn của một lượng này so với một lượng khác. Hoặc % dùng để tính toán lượng tiền cần phải chi trả.

2. Tính phần trăm (%) khối lượng của các nguyên tố hóa học.

Bảng nguyên tử khối các nguyên tố hóa học

BẢNG 1- MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

Số proton

Tên Nguyên tố

Ký hiệu hoá học

Nguyên tử khối

Hoá trị

1

Hiđro

H

1

I

2

Heli

He

4

 

3

Liti

Li

7

I

4

Beri

Be

9

II

5

Bo

B

11

III

6

Cacbon

C

12

IV, II

7

Nitơ

N

14

II, III, IV…

8

Oxi

O

16

II

9

Flo

F

19

I

10

Neon

Ne

20

 

11

Natri

Na

23

I

12

Magie

Mg

24

II

13

Nhôm

Al

27

III

14

Silic

Si

28

IV

15

Photpho

P

31

III, V

16

Lưu huỳnh

S

32

II, IV, VI

17

Clo

Cl

35,5

I,…

18

Argon

Ar

39,9

 

19

Kali

K

39

I

20

Canxi

Ca

40

II

24

Crom

Cr

52

II, III

25

Mangan

Mn

55

II, IV, VII…

26

Sắt

Fe

56

II, III

29

Đồng

Cu

64

I, II

30

Kẽm

Zn

65

II

35

Brom

Br

80

I…

47

Bạc

Ag

108

I

56

Bari

Ba

137

II

80

Thuỷ ngân

Hg

201

I, II

82

Chì

Pb

207

II, IV

Công thức tính phần trăm khối lượng các nguyên tố: có trong hợp chất:

Phần trăm khối lượng (M)= (khối lượng mol nguyên tố/khối lượng phân tử của hợp chất) x 100.

Ví dụ tính phần trăm khối lượng của hợp chất sau: FeCl3; H2SO4, HNO3

Nguyên tử khối của Fe= 56; Cl =35,5; H =1; S = 32; O = 16; N =14; 

– MFeCl3= 56 + 35.5 x3 = 162.5; trong 1 mol Fe có chưa 3 mol Cl

=> %mFe = (56/162.5) x 100 = 34.46% ; %mCl = (35.5 x3) /162.5 x 100 = 65.5%

MH2SO4= 2×1 + 32 + 16×4 = 98; trong 2 mol H chứa 1 mol S và 4 mol O

=> %mH= (2×1)/98 x 100 =2.04% ; %mS = (32/98) x 100 = 32.65% => %mO = 100% -2.04% – 32.65% = 65,31%

Tương tự như vậy ta tính tiếp với HNO3 và những hợp chất khác

Từ đây rút ra một kết luận: Để xác định % khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất thì trước tiên chúng ta

– Tra trọng lượng phân tử của mỗi nguyên tố trong công thức hóa học trên bảng tuần hoàn

– Sau đó: Xác định số mol (tỷ số mol) của mỗi nguyên tố trong hợp chất hóa học. Tỷ số mol được tính bằng con số nhỏ bên dưới trong công thức hóa học của hợp chất ví dụ SO2 thì 2 sẽ là số mol của O, 1 là mol của S  rồi nhân nguyên tử khối của mỗi nguyên tố với tỷ số mol như ví dụ đã nêu trên.

3. Tính phần trăm hoa hồng được hưởng.

Cách tính trong trường hợp này khá đơn giản. Không phải công ty nào cũng đưa ra mức hoa hồng như vậy mà chỉ ăn theo lương cứng và được thưởng. Còn việc áp dụng tính hoa hồng cho nhân viên một phần giúp nhân viên có thu nhập, hào hứng và có trách nhiệm trong công việc một phần cũng giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số. Nguyên nhân bởi tiền hoa hồng là lợi ích nhân viên nhận được sẽ thúc đẩy, khuyến khích họ nỗ lực hơn. Kiếm được doanh số càng cao thì tiền hoa hồng nhận được càng lớn. Nhân viên bán hàng càng hào hứng hơn vì chính những cố gắng của mình tạo ra số tiền xứng đáng

Ví dụ B làm trong công ty buôn bán hàng hóa, ô tô, xe máy, hay bất kỳ sản phẩm nào mà công ty quy định khi bán được sẽ được hưởng 0.5% trên giá trị của một sản phẩm. Ở đây B bán được chiếc xe Vision trị giá 40 triệu => B được hưởng 40.000 x 0.5% = 200 nghìn.

Hoặc các bạn làm sale mỹ phẩm cứ bán được 50 đơn mỹ phẩm trong tháng sẽ được thưởng 200 nghìn tiền hoa hồng….

Hay cách tính phần trăm hoa hồng bằng việc trích % theo thâm niên làm việc. Hay nói cách khác dễ hiểu thì nhân viên có thời gian làm việc càng lâu năm thì mức hoa hồng được hưởng càng cao.

Những nhân viên mới sẽ nhận mức thưởng thấp hơn các bậc “tiền bối” cùng công ty. Điều này cũng một phần vừa khích lệ họ làm việc hiệu quả hơn vừa tăng khả năng gắn bó lâu dài giữa nhân viên với doanh nghiệp.

Nói chung công thức tính phần trăm hoa hồng của nhiều doanh nghiệp sẽ khác nhau nên các bạn chỉ cần biết được cơ chế công ty được hưởng bao nhiêu % sau đó cứ vậy nhân với mốc mà công ty, doanh nghiệp đề ra để hưởng hoa hồng.

4. Tính phần trăm (%) lãi suất vay, gửi ngân hàng.

Công thức tính % lãi suất mà chúng ta nhận được khi gửi ngân hàng được tính như sau: 

Lãi suất nhận được = [số tiền gửi ngân hàng x (lãi suất của ngân hàng đó (%/.năm))/ 12] x số tháng gửi.

Hiện nay lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến của các ngân hàng có sự chênh lệch lớn, với mức lãi suất dao động từ 3,95 – 8,05%/năm. Một số ngân hàng niêm yết lãi suất gần 8%/năm cho các khoản tiền gửi dài hạn.

Ví dụ: Nếu gửi tiền ở ngân hàng 100 triệu trong vòng 1 năm thì lãi suất chúng ta nhận được là:

Lãi suất nhận được = [500.000.000 x 8%/12] x 12= 40.000.000/ năm

Còn đối với lãi suất vay các ngân hàng, hiện nay thường dao động từ 6-22%/năm, con số này phụ thuộc vào từng ngân hàng, hình thức vay, ưu đãi, hoặc cách tính lãi suất. Thông thường, đối với vay tín chấp, mức lãi suất dao động từ 15-22%/năm, còn đối với vay thế chấp thì lãi suất dao động từ 6-17%/năm. 

Lãi suất khi vay ngân hàng khi vay 840 triệu trong vòng 1 năm được tính như sau:

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay = 840.000.000/12= 70.000/ tháng.

Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng = (840.000.000 x 17%)/12 = 11.900.000/ tháng

Tiền lãi tháng thứ 2= Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay = (840.000.000 -70.000) x 17%/12= 11.899 triệu.

Tiền lãi tháng thứ 3 = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay = [840.000.000 – (70 triệu x2) ] x 17% /12 = 11.898.

……………………….

Tiền lãi tháng thứ 12= …………

Trường hợp chưa trả được tiền gốc hàng tháng phải trả thì tiền lãi sẽ cao. Như vậy, lãi suất cũng sẽ phụ thuộc một phần vào khả năng trả được đến đâu của khách hàng. Cách tính % lãi suất vay, gửi ngân hàng cũng không liên quan nhiều đến bài viết nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa vào để khách hàng tham khảo. Lãi suất để tính ra cũng sẽ phụ thuộc vào ngân hàng mà khách hàng muốn vay, nên khi có ý định gửi hay vay tiền ngân hàng thì khách hàng nên tìm hiểu kỹ ngân hàng đó đưa ra mức lãi suất bao nhiêu, cho những trường hợp nào

5. Tính phần trăm (%) hoàn thành một công việc.

Để tính được % hoàn thành công việc thì cần phải biết được mình đã thực hiện được bao nhiêu và còn bao nhiêu việc nữa cần giải quyết.

 X (là lượng công việc hoàn thành); Y là lượng công việc chưa hoàn thành

Ta có công thức: X/Y x100.

Lấy ví dụ cụ thể: Trong một công ty, doanh nghiệp nhân viên cần hoàn thiện 50 bài viết để đạt chỉ tiêu công việc được giao, đến nay nhân viên đó viết được 20 bài => % hoàn thành công việc = 20/50 x100= 40
%. Cách tính % sẽ giúp nhân viên biết được mình hoàn thành công việc như thế nào để cố gắng cũng như dựa vào % hoàn thành công việc để cấp trên đánh giá năng lực làm việc của nhân viên đó.

6. Tính phần trăm giảm giá các sản phẩm.

Trường hợp này có thể gặp nhiều trong thực tế. Khi đi mua quần áo, mua đồ hay vật dụng gì đó thì cửa hàng thường đề ra là giảm bao nhiêu % trên sản phẩm, hoặc bao nhiêu % trên một hóa đơn nhất định nào đó hoặc các dịch vụ như Spa giảm giá các gói chăm sóc da vào ngày lễ tết

Số tiền được giảm = Số phần trăm giảm * Giá tiền / 100 %

Ví dụ những ngày thương đi Spa chăm sóc da sẽ giao động khoảng 200 – 500 đồng một buổi nhưng vào ngày 20/10 tại Spa có chương trình khuyến mại giảm giá 20%/ loại dịch vụ chăm sóc:

=> Số tiền được giảm = (20 x 400.000)/100 = 80.000 VNĐ

=> số tiền cần trả là 400.000 – 80.000 = 320.000 VNĐ.

7. Cách tính phần trăm thuế phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trong một số trường hợp Khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân căn cứ tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, Điều 18 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11, Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thì cá nhân khi chuyển nhượng quyềm sử dụng đất phải đóng thuế thu nhập cá nhân được xác định theo từng trường hợp.

Trường hợp 1: Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không gắn liền với công trình nhà ở hay được xây dựng trên đất, thì giá chuyển nhượng sẽ được tính y như trên hợp đồng cùng thời điểm chuyển nhượng.

– Thông thường giá chuyển nhượng thực tế sẽ cao hơn giá được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng (giá tại khung giá đất của từng địa phương) thì Thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 2% x Giá chuyển nhượng, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng. Đây là công thức chung thường gặp nhất khi tính thuế thu nhập cá nhân.

– Nếu trong hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất trong bảng giá đất của từng địa phương thì phải xác định lại giá chuyển nhượng theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng. Khi đó, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá đất đã xác định lại theo khung giá đất do UBND cấp tỉnh quy định (Diện tích x Giá  của 1m2 theo bảng giá đất)

Trường hợp 2: Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà đi liền với các công trình nhà ở dân dụng, xây dựng trên đất (kể cả các công trình chưa hoàn thành trong tương lai), thì thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo giá thỏa thuận.

– Nếu giá chuyển nhượng bằng hoặc cao hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng

– Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định thì phải xác định lại giá chuyển nhượng đất theo giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó nhân (x) với 2%.

Thuế thu nhập ca nhân = 2% x giá được xác định theo giá của UBND cấp tỉnh quy định

Trường hợp 3: Chuyển nhượng nhà (không có đất)

– Chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do UBND cấp tỉnh quy định, cụ thể:

+ Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà cao hơn hoặc bằng giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá chuyển nhượng là giá tại hợp đồng và được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x 2%

+ Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x giá nhà theo giá của UBND cấp tỉnh quy định (Diện tích x Giá 1m2 x Tỷ lệ % chất lượng còn lại)

Trong đó:

. Giá chuyển nhượng đối với nhà là giá do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai thuế thu nhập cá nhân (giá 1m2 do UBND cấp tỉnh quy định nên để tính chính xác phải xem trong quyết định của UBND từng tỉnh thành).

. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại do UBND cấp tỉnh ban hành (khấu trừ theo thời gian).

Lưu ý: Nếu UBND cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

– Đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trường hợp hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân với giá đất và giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo giá UBND với tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng. Trường hợp UBND cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp 4: Chuyển nhượng quyền thuê đất

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng/giá cho thuê lại

– Trường hợp giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước cao hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định

– Ngược lại nếu đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do UBND tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do UBND tỉnh quy định.

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x giá do UBND cấp tỉnh quy định 

Trên đây là bài viết của Rong Ba Bakery liên quan đến Cách tính phần trăm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho Bạn những thông tin hữu ích nhất về vấn đề trên.