Các loại ván gỗ công nghiệp

Bạn muốn tìm ra loại gỗ công nghiệp phù hợp và chất lượng nhất cho ngôi nhà mới của mình nhưng lại gặp vấn đề khi chọn lựa giữa muôn vàn loại gỗ công nghiệp khác nhau trên thị trường? Hãy để Rong Ba Group giúp bạn chọn ra loại gỗ công nghiệp thích hợp nhất với danh sách các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến, được nhiều khách hàng của chúng tôi sử dụng nhất hiện nay: 

Ván ép công nghiệp là gì?

Ván ép công nghiệp hay gỗ công nghiệp là loại vật liệu được tạo ra bằng cách sử dụng các chất kính dính để liên kết các phần tử của gỗ lại với nhau. Các phần tử gỗ có sự đa dạng về kích thước, tạo nên những loại gỗ công nghiệp khác nhau.

Cụ thể, liên kết các dăm gỗ lại với nhau, chúng ta có ván dăm; liên kết các sợi gỗ lại tạo thành ván sợi mdf; sử dụng các phần tử gỗ dạng bột ta có ván hdf; các lớp gỗ mỏng xếp chồng lên nhau tạo thành ván dán hay những thanh gỗ ghép lại với nhau tạo thành gỗ ghép thanh.

Ưu và nhược điểm của các loại ván gỗ công nghiệp

Ưu điểm của ván ép công nghiệp

So với gỗ tự nhiên, ván ép gỗ công nghiệp mang những ưu điểm vượt trội.

– Giá thành rẻ

Ván ép công nghiệp được nhận định là 1 loại vật liệu mang tính kinh tế cao. Gia công gỗ công nghiệp đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí nhân công. Cùng với đó, nguyên liệu đầu vào của các loại ván ép công nghiệp cũng dễ kiếm, giá rẻ nên giá thành của gỗ công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Đây cũng chính là 1 trong những lý do hàng đầu khiến gỗ công nghiệp ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng.

– Ít bị cong vênh, co ngót, biến dạng khi sử dụng

Đây được coi là 1 đặc điểm ưu việt của gỗ công nghiệp so với các loại gỗ tự nhiên. Các loại gỗ công nghiệp trước khi đưa ra thị trường đều đã được xử lý kỹ thuật để tránh tình trạng bị cong vênh, co ngót và biến dạng khi sử dụng. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng những món đồ nội thất được làm từ loại vật liệu này.

– Có thể sản xuất hàng loạt, thi công nhanh chóng

Gỗ công nghiệp bán trên thị trường có dạng tấm với các loại kích thước tiêu chuẩn, chỉ cần cắt, ghép, dán,… khi sản xuất các món đồ nội thất nên thời gian thi công nhanh chóng và có thể sản xuất hàng loạt với mẫu mã giống hệt nhau.

– Gỗ công nghiệp mang phong cách trẻ trung, hiện đại

Các loại ván ép công nghiệp đều mang phong cách đơn giản, hiện đại với giá trị công năng cao, rất thích hợp với những căn hộ mang phong cách hiện đại.

Nhược điểm của các loại gỗ ép công nghiệp

– Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên

Gỗ công nghiệp nhìn chung có khả năng chịu nước, chịu lực và tính đàn hồi thấp hơn so với gỗ tự nhiên. Chính bởi vậy, tuổi thọ của những món đồ nội thất gỗ công nghiệp thường chỉ kéo dài từ 5 – 10 năm và còn phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng của người dùng. Đây không phải 1 thời gian dài đối với đồ nội thất nhưng cũng là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể thay mới phong cách cho không gian sống của mình bằng những sản phẩm hợp thời hơn.

– Bề mặt ván ép công nghiệp không thể trạm trổ các họa tiết trang trí như gỗ tự nhiên

Do đặc điểm cơ lý với độ cứng cao, ít tính đàn hồi mà bề mặt gỗ công nghiệp không thể có những họa tiết được trạm trổ như trên gỗ tự nhiên. Thay vào đó, bạn cũng có thể làm đẹp cho sản phẩm nội thất của mình bằng các loại giấy trang trí như laminate hay melamine, acrylic,…

Các loại ván gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp MFC

Tên gọi gỗ công nghiệp MFC có bắt nguồn từ chữ viết tắt Melamine Face Chipboard và nó có nghĩa là Ván gỗ dăm phủ Melamine. Loại gỗ này có nguồn gốc là các nguyên liệu ngắn ngày như cao su, bạch đàn hoặc keo chứ không cần sử dụng đến các loại cây rất lâu năm. Để sản xuất nên loại gỗ công nghiệp này cũng cần trải qua khá nhiều các công đoạn từ đơn giản cho đến phức tạp.

Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su… Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

MFC có loại chịu nước (lõi xanh) được trộn keo chịu nước để sử dụng cho khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc khu vực ẩm ướt như tủ bếp. Do đó người tiêu dùng hoan toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Gỗ công nghiệp MDF 

Dòng gỗ công nghiệp MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn MFC, cốt gỗ có thêm lượng bột gỗ xay mịn cùng với các chất phụ gia ép lại. Cụm từ MDF được viết tắt bởi Medium Density Fiberboard và được ép từ các loại gỗ vụn và nhánh cây. Các sợi gỗ sẽ được nghiền nát, loại bỏ tạp chất và cho vào máy trộn keo và các chất phụ gia bột sợi gỗ, chất kết dính và chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ,… để cho ra loại gỗ thành phẩm phục vụ cho ngành thi công nội thất.

Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm.

Gỗ công nghiệp MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ veneer, phủ Laminate, Acrylic.

Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay thường có quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm sản xuất khác nhau, dây chuyền máy móc công nghệ khác nhau cho nên thành phẩm gỗ cũng không giống nhau. Chúng được chia thành 4 loại cơ bản đó là gỗ MDF dùng cho nội thất trong nhà (như bàn ghế, tủ bếp, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ…), loại gỗ MDF có khả năng chịu ướt có thể dùng ngoài trời, loại gỗ MDF mặt trơn không cần phải chà xát và loại cuối đó là MDF mặt không trơn được dùng khi dán ván.

Gỗ công nghiệp HDF

Cụm từ gỗ công nghiệp HDF được viết tắt từ High Density Fiberboard, loại gỗ này có lượng bột gỗ xay nhuyễn và các loại phụ gia ép lại thành miếng cao cấp hơn các dòng còn lại. Vì thế giá thành loại gỗ này cũng cao hơn cho nên để phân biệt được lõi nội thất là loại gỗ nào thì người tiêu dùng có thể khoan một lỗ nhỏ chỗ lắp bản lề hay ray để loại bỏ lớp phủ bề mặt và thấy được phần cốt gỗ bên trong.

Nguyên liệu để sản xuất gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên, tuy nhiên lại cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp hơn các loại khác. Cần luộc và sấy gỗ trong nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ. Khi đó gỗ sẽ khô kiệt nước và được loại bỏ hết nhựa nhờ dây chuyền xử lý hiện đại, tiên tiến. Do vậy, loại gỗ này đạt được chất lượng cao và thời gian xử lý cũng khá nhanh.

Bột gỗ khi kết hợp với phụ gia sẽ làm tăng độ cứng của gỗ, khả năng chống mối mọt tốt, lực ép cao cho nên khả năng chịu lực cũng tốt. Do đó bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như đảm bảo về thời gian sử dụng sản phẩm làm từ gỗ HDF.

Loại gỗ này có ưu điểm như khả năng cách âm và cách nhiệt khá tốt, có thể sử dụng trong phòng học, nhà bếp hay nội thất văn phòng

Ván dán

Ván dán hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như ván ép, gỗ dán, gỗ plywood. Đây là tấm vật liệu được tạo thành từ nhiều lớp gỗ tự nhiên. Những lớp gỗ này được lạng mỏng khoảng 1mm, xếp đan xen, chồng lên nhau theo hướng vuông góc với đường vân gỗ rồi được ép lại với nhau trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.

Ván dán mang nhiều ưu điểm của cả gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên nên ngoài được ứng dụng trong thiết kế nội thất, chúng còn được sử dụng làm các loại ván xây dựng và đóng tàu, thuyền.

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh là dòng ván gỗ được sản xuất từ việc lắp ghép những thanh gỗ tự nhiên với nhau theo những công nghệ hiện đại để tạo lên được một tấm gỗ có kích thước lớn.

Hầu hết, những thanh gỗ nhỏ đều được xử lý và tẩm sấy khá nghiêm ngặt trên dây chuyền rất hiện đại. Việc tẩm sấy gỗ với mục đích nhằm loại bỏ hết các tác nhân có thể xâm lấn gỗ như: mối mọt, ẩm mốc. Do vậy, loại gỗ này có nhiều ưu điểm vượt trội và có thể thay thế hoàn toàn được gỗ tự nhiên.

Gỗ pallet trang trí

Gỗ pallet trang trí là loại gỗ được tạo thành từ những thanh gỗ dài được đóng và ghép những thanh gỗ lại với nhau. Tất cả những thanh gỗ được ghép nối lại chặt chẽ với nhau để tạo lên 1 cấu trúc vô cùng bền vững, chắc chắn, bề mặt phẳng sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Quy trình công nghệ sản xuất các loại gỗ ép

Giai đoạn 1: Xử lý nguyên liệu

Các nguyên liệu gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch về sẽ được đem ngâm trong hồ nước. Biện pháp này giúp quá trình bóc vỏ và cắt dễ dàng hơn. Và một yếu tố quan trọng nữa là ngâm gỗ trong nước có tác dụng chống mối mọt, nấm mốc. Bởi vì các chất dinh dưỡng trong gỗ đã phụ phân hủy.

Giai đoạn 2: Sơ chế nguyên liệu

Sau khi ngâm trong một khoảng thời gian nhất định, gỗ được vớt lên, để ráo và bóc hết lớp vỏ bên ngoài. Đưa gỗ vào máy cắt theo tiêu chuẩn kích thước sản xuất. Khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng của thành phẩm cuối cùng. Nguyên liệu sau khi cắt phải đạt tiêu chuẩn sản xuất của nhà máy.

Giai đoạn 3: Sản xuất ván gỗ ép

Đưa gỗ đã cắt khúc lên máy cắt lá để láng thành từng tấm gỗ mỏng.

Các tấm gỗ mỏng sẽ tiếp tục được đưa lên dây chuyền cắt theo yêu cầu.

Tiến hành phân loại để tuyển chọn những tấm gỗ mỏng tốt nhất.

Với những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, ván gỗ mỏng còn được đưa lên máy quét. Máy sẽ kiểm tra khuyết điểm trên tấm gỗ và tiến hành sửa chữa nếu có.

Làm sạch tấm gỗ mỏng, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ. Phủ keo chuyên dụng lên 2 bề mặt tấm gỗ. Tùy thuộc vào yêu cầu thành phẩm mà chọn keo phủ hợp lý. Lượng keo trải trên bề mặt phải được kiểm soát và ghi chép chi tiết.

Đưa tấm gỗ đã phủ keo vào máy ép lạnh để keo trải đều trên bề mặt. Sau đó đem đi ép nóng để gỗ và keo liên kết chặt chẽ với nhau. Thời gian ép phải được theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt. Đảm bảo tấm ván ép sau khi hoàn thiện không bị phồng rộp hay nổ.

Sau khi ép nóng để nguội, tiếp tục cho ván gỗ vào máy cắt tỉa, vát cạnh để làm mịn, đánh nhẵn ở mức vừa phải.

Giai đoạn 4: Hoàn thiện

Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đánh giá lô ván gỗ ép theo tiêu chuẩn sản xuất. Sau đó, đem đóng gói, bảo quản trong kho phục vụ nhu cầu sản xuất.

Ván gỗ mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt, phù hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau. Hiện nay gỗ ván ép công nghiệp đang là vật liệu được nhiều khách hàng của Rong Ba Group lựa chọn sử dụng để thiết kế nội thất văn phong, nhà ở, chung cư.

Gỗ ván ép dùng để làm gì?

Gỗ ván ép là vật liệu quan trọng có thể thay thế gỗ tự nhiên đắt đỏ và được ứng dụng linh hoạt trong đời sống hàng ngày.  Thể hiện ở các lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội – ngoại thất, công nghiệp đóng tàu…

Dùng trong xây dựng

Trong xây dựng, gỗ ván ép được dùng để làm cốp pha thay thế cho các loại cốt pha bằng gỗ tự nhiên, sắt thép. Tên tiếng Anh của ván gỗ ép cốp pha xây dựng là Construction formwork plywood.

Thông thường, phần mặt của ván ép được làm bằng gỗ thông cứng chắc, có chất lượng cao. Bề mặt ván được tráng một lớp phim bằng nhựa keo phenolic chống thấm nước, giảm trầy xước trong quá trình sử dụng. Coppha có thể sơn lại bằng nhiều màu sơn khác nhau: sơn đỏ, sơn cam, sơn vàng hoặc không phủ sơn.

Phần lõi hay cốt gỗ làm từ gỗ bạch dương hoặc bạch đàn, tăng sức bền và khả năng chống chịu sức nặng của công trình. ngoài ra, ở giữa các lớp ép còn quét thêm keo chống thấm nước WPB 100%.

Ưu điểm của gỗ ván ép coppha là có thể tái sử dụng nhiều lần. Cột gỗ thẳng, không bị co ngót, cong vênh trước tác động của ngoại cảnh giống gỗ tự nhiên. Do sử dụng nhiều lớp keo đặc chủng nên khả năng chống nước, chống ẩm, chống mối mọt của ván ép rất tốt.

Hơn hết đó là giá thành ván gỗ ép coppha rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên hoặc coppha sắt. Trong lượng coppha gỗ ép nhẹ, dễ dàng di chuyển, lắp đặt, tháo dỡ.

Dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu

Gỗ ván ép làm từ cốt gỗ có khả năng chịu nước, chịu ẩm. Sử dụng keo đặc chủng cao cấp như Melamine, E0, E1, Phenolic… Những sản phẩm này có trọng lượng nhẹ, được ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, thi công các chi tiết trên thân tàu, thân máy bay…

Dùng trong thiết kế nội – ngoại thất

Dùng để thiết kế nội thất, ngoại thất công trình công cộng, dân dụng – Đây là ứng dụng nổi bật là phổ biến nhất của gỗ ván ép công nghiệp. Các loại gỗ ván ép MFC, MDF, HDF được dùng để đóng bàn ăn, bàn học, ghế, giường, tủ, kệ, vách ngăn, lam gỗ… Hoặc dùng để lát sàn, làm gác xép, lát sàn sân thượng, xích đu, ghế gỗ…

Gỗ ép công nghiệp được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các công trình nhà ở, biệt thự, nhà hàng, khách sạn, thiết kế nội thất văn phòng, chung cư, quán ăn… Thậm chí là ở các công trình công cộng, trung tâm thương mại…

Gỗ ván ép giá rẻ, bề mặt phủ Melamine, Laminate, veneer vô cùng đa dạng. Bao gồm cả bề mặt màu trơn, màu vân gỗ giống hệt với gỗ tự nhiên, laminate vân vải, bề mặt giả đá, vân đá… mang đến sự lựa chọn phong phú cho khách hàng.

Các loại gỗ ván ép có cốt gỗ khác nhau, quy trình sản xuất và keo dán khác nhau nên đặc tính sẽ khác nhau. Có loại gỗ ép thường, gỗ ép chịu nước chống ẩm, chịu nhiệt… Tùy thuộc vào những vị trí khác nhau mà chủ nhà lựa chọn gỗ ép để đảm bảo độ bền, tuổi thọ công trình, đồ dùng nội thất.

Những khu vực phải thường xuyên chịu tác động của nước hoặc ẩm thấp thì nên dùng gỗ ván ép HDF, MDF lõi xanh. Ví dụ như phòng bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, ngoại thất…

Còn với các đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp dùng cho phòng ngủ, phòng khách hoặc văn phòng làm việc, gia chủ có thể chọn gỗ MDF thường, MFC.

Liên hệ Rong Ba Group ngay hôm nay nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công nội thất các loại ván gỗ công nghiệp chất lượng.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin