Các hàng thừa kế

Khi phân chia thừa kế theo pháp luật thì việc xác định các hàng thừa kế là một nội dung rất quan trọng. Việc xác định chính xác hàng thừa kế giúp cho việc phân chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của tất cả người thừa kế. Do chưa có sự tìm hiểu về những quy định về hàng thừa kế theo quy định nên nhiều cá nhân chưa biết về quyền lợi của mình hoặc có những cá nhân nộp đơn khởi kiện chia di sản nhưng không nằm trong hàng thừa kế thứ nhất. Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu về các hàng thừa kế qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm các hàng thừa kế?

Hàng thừa kế là diện những người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Những người trong diện thừa kế theo pháp luật được phân chia thành ba hàng, được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 và tiếp tục được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể:

Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tuy nhiên, không phải các hàng thừa kế đồng thời được hưởng di sản thừa kế khi người để lại di sản chết. Việc hưởng di sản thừa kế được pháp luật xác định theo một trật tự ưu tiên như sau: những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần thừa kế ngang nhau.

Chỉ khi nào trong hàng thừa kế thứ nhất không có hoặc không còn hoặc có nhưng không có quyển nhận, bị truất quyển nhận thừa kế hay khước từ nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế thứ hai mới được nhận di sản và chỉ trong trường hợp ở hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai không còn hoặc không có ai nhận di sản thì những người ở hàng thứ ba mới được nhận di sản thừa kế.

Tình huống liên quan đến các hàng thừa kế

Thưa Luật sư! Xin Luật sư xin tư vấn giúp: Ông bà nội tôi có 6 người con trai và 3 người con gái (hiện tại còn 2) hiện cả 2 đã mất có để lại mảnh đất 20.000m2 nhưng không có di chúc.

Cha mẹ tôi là út đã sống chung với ông bà nội từ trước đến giờ (gần 30 năm) và đến giờ vẫn còn ở nhà của ông bà nội và thờ cúng.

Mấy bác tôi trước đây ông nội đã chia đất cho hết ngay từ lúc lập gia đình còn mấy cô thì không cho, trước đây mấy bác tôi có làm giấy từ chối nhận tài sản và giấy ủy quyền tài sản cho cha tôi (năm 2010) nhưng bây giờ thì mấy bác bàn nhau lại giành chia đất lại.

Vậy theo luật sư muốn làm giấy tờ đất sang tên cho cha mẹ tôi thì làm như thế nào? Và nếu đưa ra tòa thì mảnh đất ấy sẽ chia cho mấy bác mấy cô và cha tôi ra sao?

Rất mong nhận được phản hồi tích cực và sớm từ các luật sư. Xin cảm chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Trước hết, căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định thời hiệu yêu cầu phân chia cần xét đến thời hiệu khởi kiện thừa kế, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Thời hiệu thừa kế

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Vì bạn không đưa thông tin cụ thể về thời điểm ông bà bạn mất nên chúng tôi không thể xác định thời điểm mở thừa kế, vì vậy sẽ tư vấn theo 02 trường hợp:

Hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Trường hợp này, có thế khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình:

các hàng thừa kế
các hàng thừa kế

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Khi khởi kiện yêu cầu chia thừa kế: Vì ông bà nội bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản 2000m2 đất sẽ được chia theo pháp luật như sau:

Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau:

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, 07 người con của ông bà nội bạn sẽ được hưởng phần thừa kế bằng nhau chia từ phần di sản do ông bà nội bạn để lại.

Vì bạn không nói rõ ông bà nội bạn mất năm nào nên khó có căn cứ xác định.

Nếu như các bác bạn có làm giấy từ chối nhận tài sản và giấy ủy quyền tài sản cho cha bạn vào năm 2010 lúc này ông bà bạn đã mất (trong 06 tháng) thì phần thừa kế đó sẽ thuộc về cha bạn. Và cha bạn có thể làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Cụ thể thủ tục sang tên:

* Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

* Hồ sơ gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

* Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu.

Nếu như các bác bạn có làm giấy từ chối nhận tài sản và giấy ủy quyền tài sản cho cha bạn vào năm 2010 lúc này ông bà bạn chưa mất thì giao dịch đó vô hiệu bởi lẽ lúc đó chưa phát sinh quyền thừa kế nên không có quyền định đoạt. Di sản vẫn chia đều cho các người con.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về các hàng thừa kế theo quy định mới nhất hiện nay.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về các hàng thừa kế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin