Bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế

kính hoa đồng tại trà vinh 23

Trong pháp luật dân sự, vấn đề thừa kế luôn là vấn đề phức tạp do xung đột quyền lợi của các bên và xuất phát từ đặc trưng là các bên tham gia quan hệ này đều có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Quyền thừa kế là một trong những quyền quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến Bộ luật dân sự 2005 và mới đây nhất là Bộ luật dân sự 2015. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế.

Lịch sử hình thành quan hệ thừa kế của loài người

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay ttong thỏi kì sơ khai của xã hội loài người.

Ở thời kì này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sổng được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định.

Nghiên cứu về thừa kế, Ph.Ăngghen viết:

“Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết.

Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nêu lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.

Quan hệ thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người.

Bởi lẽ, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất.

Sự chiếm hữu vật chất được thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác. Sự chiếm hữu đó là tiền đề đầu tiên làm xuất hiện quan hệ thừa kế.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, tuy là một nền sản xuất đơn giản với lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn nhưng nền sản xuất đó cũng nằm trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định.

Do vậy, quan hệ sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài ngưởi.

Khái niệm

Trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quyền thừa kế, ví dụ:

Theo quan điểm của TS. Phạm Văn Tuyết và TS.LS Lê Kim Giang trong cuốn “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp” thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì: “Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống.

Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền của người thừa kế.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 609 của Bộ luật đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

Các quyền thừa kế

Điều 609 Bộ Luật dân sự 2015 về quyền thừa kế có nêu rõ các quyền thừa kế, bao gồm:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình;

Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;

Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế
bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế

Di chúc là sự thể hiện ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc, do vậy pháp luật thừa kế tôn trọng và bảo hộ ý nguyện cuối cùng đó của người lập di chúc trong việc phân chia di sản của người đó cho những người thừa kế được chỉ định hưởng di sản theo di chúc.

Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật

Người chết nếu không để lại di chúc, hoặc có di chúc nhưng không hợp lệ thì việc chia thừa kế được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc.

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc.

Người được thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc.

Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc.

Trường hợp người nhận di sản theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Nhận, từ chối nhận di sản

Người thừa kế có quyền nhận phần di sản từ người chết nếu người chết đồng ý di tặng một phần tài sản cho mình, hoặc từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Bên cạnh việc được quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, cá nhân cũng có quyền được từ chối di sản. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cá nhân cũng được từ chối.

Từ chối nhận tài sản thừa kế là việc cá nhân, tổ chức được quyền hưởng di sản thừa kế thông qua di chúc hoặc theo quy định pháp luật nhưng họ thể hiện ý chí không muốn nhận di sản đó.

Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản thì:

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Trước đây, tại điều 642 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế là 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Sau thời hạn này nếu không từ chối thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 về quyền thừa kế đã bãi bỏ quy định này nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận thừa kế và các cá nhân, tổ chức liên quan.

Theo đó, tại khoản 3, Điều 620  Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định rằng việc từ chối di sản chỉ cần được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản.  

Như vậy, việc từ chối không bắt buộc phải thực hiện trong thời hạn 06 tháng như trước đây Bộ Luật Dân sự 2005 quy định nữa mà chỉ cần trước thời điểm phân chia di sản thừa kế là được.

Tại Bộ Luật Dân sự 2005 quy định “Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Luật Dân sự 2015 lại quy định việc từ chối nhận tài sản thừa kế không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần người từ chối nhận tài sản thừa kế lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Qua vấn đề từ chối nhận di sản thừa kế của người được thừa kế ta thấy các quy định của bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế đã mở hơn rất nhiều so với quy định tại Bộ Luật Dân sự 2005. Nó tạo điều kiện thuận lợi cả về mặt thời gian lẫn về mặt thủ tục cho những người thừa kế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về bộ luật dân sự 2015 về quyền thừa kế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin