Thiết kế biệt thự cổ điển 3 tầng không gian sống đẳng cấp

Biệt thự cổ điển 3 tầng đem đến không gian sống đẳng cấp, lý tưởng cho những gia chủ yêu thích nét kiến trúc cổ điển, xa hoa, quyền quý lấy cảm hứng từ phong cách hoàng gia châu Âu. 

Tổng quan về kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển nổi bật với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ thường thấy ở các cung điện, nhà thi đấu, nhà thờ,… thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại. Người xem choáng ngợp bởi sự hoành tráng, bề thế của kiến trúc tòa nhà cổ điển với những thức cột đồ sộ, trán tường lớn đắp nổi bức phù điêu công phu, từ đó cảm thán về địa vị, gia thế của người sở hữu.

Nguồn gốc, xuất xứ

Kiến trúc cổ điển được bắt nguồn từ thời Hy Lạp (thế kỷ V trước công nguyên) và La Mã (thế kỷ III sau công nguyên). Vì thế, phong cách kiến trúc cổ điển được hình thành và phát triển dựa trên những nguyên tắc chuẩn mực của 2 thời kỳ này.

Một công trình phong cách cổ điển phải thể hiện được 3 yếu tố “Sức mạnh – Tiện ích – Vẻ đẹp” (Firmitas, utilitas và venustas) theo kiến trúc sư La Mã Marcus Vitruvius và tuân thủ triết lý thiết kế đối xứng, logic, trật tự theo một tỷ lệ hoàn hảo của người Hy Lạp cổ đại.

Những nguyên tắc này được xem là nền tảng của kiến trúc cổ điển, thể hiện đặc trưng ở các thức cột bề thế, trán tường uy nghiêm, đường phào chỉ uyển chuyển, hoa văn họa tiết trau chuốt, các bức phù điêu cầu kỳ,…

Từng chi tiết trong một tòa nhà cổ điển đều phải tính toán tỉ mỉ theo “tỷ lệ vàng” hoàn hảo nhằm thể hiện vẻ đẹp sang trọng, sức mạnh địa vị của người sở hữu và đem đến cuộc sống tiện ích sa hoa cho gia chủ.

8 đặc trưng trong kiến trúc cổ điển

8 đặc trưng được xem là “cái hồn” của các tòa nhà kiến trúc cổ điển.

Hệ thống cột lớn, sử dụng hệ thức cột La Mã, Hy Lạp đặc trưng

Biệt thự phong cách cổ điển tạo ấn tượng đầu tiên với vẻ đẹp bề thế, vững chãi của hệ thống thức cột lớn được đắp nổi các đường phào chỉ cầu kỳ. Trong đó, các hệ thức cột được sử dụng phổ biến bao gồm: Doric, Ionic và Corinthian của kiến ​​trúc Hy Lạp; Toscan và Composite của kiến trúc La Mã.

Tính đối xứng, cân bằng theo tỷ lệ chuẩn xác

Đối với người Hy Lạp, tính đối xứng và cân bằng theo tỷ lệ hoàn hảo là triết lý hàng đầu trong phong cách kiến trúc cổ điển. Nguyên tắc này tôn vinh sự tỉ mỉ, logic theo một trật tự toán học chuẩn xác, từ đó tạo nên một công trình kiến trúc nghệ thuật hoàn mỹ, hài hòa.

Họa tiết, hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ

Vẻ đẹp sang trọng, tráng lệ của biệt thự phong cách cổ điển còn được thể hiện ở các họa tiết, hoa văn cầu kỳ, chạm khắc tinh xảo trên các thức cột, trán tường, ban công, cửa sổ,…

Màu trầm tông ấm

Màu trầm tông ấm như màu vàng đất, màu nâu, màu trắng, màu xám, màu be,… là những gam màu đặc trưng tạo vẻ đẹp hoài cổ, quyền quý tựa như một cung điện của quý tộc xưa.

Vật liệu cao cấp, giá trị cao

Để thể hiện đúng vẻ đẹp vương giả, xa hoa của kiến trúc cổ điển, các vật liệu được sử dụng trong trường phái kiến trúc này thường có chất liệu cao cấp, quý hiếm như đá cẩm thạch, gỗ quý, vải nhung, lụa,… tạo không gian sang trọng, thể hiện được địa vị, đẳng cấp của gia chủ.

Cửa sổ hình chữ nhật

Cửa sổ hình chữ nhật có thiết kế vòm trên hình bán nguyệt với đường phào chỉ cầu kỳ là một đặc trưng thường xuất hiện trong kiến trúc cổ điển. Các cửa sổ sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc đối xứng, hài hòa với không gian biệt thự, tạo tổng thể cân bằng, sang trọng.

Có trán tường ở mặt tiền

Mặt tiền biệt thự cổ điển không chỉ nổi bật bởi các trụ cột đồ sộ, hoành tráng mà còn gây ấn tượng với cấu trúc trán tường hình tam giác hoặc hình vòng cung tinh xảo cùng các bức phù điêu công phu. Phần trán tường sẽ giúp tiền sảnh biệt thự thu hút hơn, tô đậm vẻ đẹp bề thế, đẳng cấp cho ngôi nhà.

Mái vòm với các họa tiết kiêu sa

Thiết kế mái vòm với các họa tiết kiêu sa, hoa văn tỉ mỉ là một trong những điểm nhấn đặc trưng của phong cách cổ điển, giúp tái hiện lại hình ảnh của các cung điện hoàng gia xưa. Khi nhìn từ xa, phần mái vòm cho mỹ quan như chiếc quyền trượng uy nghiêm của một bậc đế vương, thể hiện vẻ đẹp hoành tráng của ngôi biệt thự và là chi tiết độc đáo của phong cách cổ điển.

Kết lại, phong cách cổ điển được hình thành bởi những nguyên tắc, đặc trưng của 2 nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Mỗi chi tiết trong kiến trúc biệt thự cổ điển đều được các kiến trúc sư tính toán tỉ mỉ, chuẩn xác để không phá vỡ các nguyên tắc nền tảng và thể hiện được địa vị, dấu ấn riêng của gia chủ.

Trong phần tiếp theo, kiến trúc sư Rong Ba sẽ tư vấn thiết kế biệt thự cổ điển 3 tầng lộng lẫy, sang trọng dựa trên các nguyên tắc thiết kế được nêu ở phần 1.

Tư vấn thiết kế biệt thự cổ điển 3 tầng lộng lẫy, nguy nga, sang trọng

Một biệt thự phong cách cổ điển phải thể hiện đồng thời 3 yếu tố là “Sức mạnh – Tiện ích – Vẻ đẹp”, vì thế, khi thiết kế và thi công biệt thự cổ điển 3 tầng, kiến trúc sư không chỉ tuân thủ các nguyên tắc “bất di bất dịch” được hình thành từ thời Hy Lạp, La Mã mà còn quan tâm đến yếu tố tối ưu mặt bằng công năng cho ngôi biệt thự.

Từ đó, kiến trúc sư không chỉ kiến tạo một công trình đẹp, sang trọng, thể hiện được địa vị của gia chủ mà còn đem đến sự tiện nghi, thoải mái nhất khi sinh sống của các thành viên.

Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc đối xứng, cân bằng

Nguyên tắc đối xứng, cân bằng là nguyên tắc quan trọng của phong cách kiến trúc cổ điển, đảm bảo cấu trúc biệt thự cổ điển 3 tầng hài hòa, cân xứng, tạo vẻ đẹp hoàn mỹ, sang trọng.

Nguyên tắc này được các kiến trúc sư tuân thủ nghiêm ngặt trong tất cả các chi tiết khác nhau của ngôi biệt thự cổ điển 3 tầng, từ hệ thống thức cột, trán tường, mái nhà, cửa sổ, ban công đến các món đồ nội thất, hoa văn, họa tiết trang trí,…

Sử dụng hệ thức cột chuẩn

Hệ thống thức cột được các kiến trúc sư sắp xếp theo nguyên tắc đối xứng, cân bằng ở các vị trí như tiền sảnh biệt thự, không gian các phòng, ban công, cửa sổ, hành lang,… tạo vẻ đẹp bề thế, vững chãi cho tổng thể biệt thự cổ điển 3 tầng.

Trong hệ thống 3 thức cột phổ biến là Doric, Ionic và Corinthian, các kiến trúc sư sẽ sáng tạo kết hợp 2 trong 3 thức cột lại với nhau trong một kiến trúc biệt thự cổ điển. Việc kết hợp này sẽ tạo nên điểm mới lạ cho ngôi nhà nhưng cũng đòi hỏi các kiến trúc sư cần bố trí hợp lý, hài hòa theo nguyên tắc đối xứng để tránh làm tổng thể biệt thự mất cân bằng, gây rối mắt.

Hệ thống mái vòm cầu kỳ kết hợp trán tường

Hệ thống mái vòm với các đường phào chỉ cầu kỳ kết hợp trán tường là điểm nhấn ấn tượng của biệt thự cổ điển 3 tầng. Cấu trúc trán tường ở tiền sảnh biệt thự là biểu tượng của nền văn minh Hy Lạp, La Mã với các bức phù điêu công phu. Các kiểu trán tường đẹp, tinh xảo không chỉ tạo tổng thể kiến trúc hài hòa mà còn giúp mặt tiền biệt thự thu hút hơn.

Ngoài ra, trán tường ở mặt tiền biệt thự cũng là yếu tố phong thủy được các kiến trúc sư Kiến Thịnh quan tâm khi vị trí mặt tiền là vị trí trung tâm, nơi hứng ánh sáng trực diện, cũng là nơi hội tụ tinh hoa của đất trời, vừa góp phần cho vẻ đẹp tráng lệ của ngôi biệt thự vừa thể hiện được sự thịnh vượng, đẳng cấp của gia chủ.

Ngoại thất được trang trí với nhiều họa tiết cầu kỳ, tinh xảo

Họa tiết, hoa văn cầu kỳ, tinh xảo được thiết kế khắp không gian ngoại thất biệt thự cổ điển 3 tầng là nét đặc trưng của kiến trúc cổ điển. Đây cũng là một trong những điểm để phân biệt với phong cách tân cổ điển, thể hiện được sự xa hoa, lộng lẫy, quyền quý của kiến trúc hoàng gia, cung điện dành cho tầng lớp quý tộc.

Tuy nhiên, mức độ sử dụng họa tiết, hoa văn cổ điển cần có tính chọn lọc, không lạm dụng quá đà để tránh gây ảnh hưởng đến tổng thể ngoại thất biệt thự, làm mất đi vẻ đẹp sang trọng của kiến trúc cổ điển.

Tông màu trầm ấm làm chủ đạo

Để đem đến tổng thể sang trọng, tinh tế mà không gây rối mắt trong không gian biệt thự cổ điển, các kiến trúc sư cần phải phối hợp hài hòa màu sắc của các món đồ nội thất và không gian bài trí với nhau.

Các màu như màu vàng, xám, kem, trắng,… sẽ là những màu được sử dụng phổ biến trong không gian phòng khách để làm điểm nhấn cho không gian, tô đậm vẻ tráng lệ của kiến trúc cổ điển và thể hiện địa vị của gia chủ.

Tại phòng ngủ, các kiến trúc sư sẽ ưu tiên sử dụng các gam màu như nâu đỏ, màu be, màu xanh rêu để tạo không gian ấm cúng và đem đến cảm giác thoải mái, thư giãn cho gia chủ.

Vật liệu xây dựng cao cấp, quý giá

Các vật liệu cao cấp, quý hiếm như đá cẩm thạch, gỗ tự nhiên lâu năm, vải nhung,  lụa mềm mại,… sẽ là những vật liệu được ưu tiên và sử dụng phổ biến trong thiết kế biệt thự cổ điển.

Thông thường, các chi tiết như sàn nhà, cửa chính, bàn khách, bàn làm việc, bàn ăn,… sẽ sử dụng vật liệu gỗ hoặc đá cẩm thạch tạo không gian ấm áp, sang trọng cho ngôi nhà. Hoặc vải nhung, lụa thường được các kiến trúc sư sử dụng để bọc ghế sofa, làm rèm cửa mang đến vẻ đẹp mềm mại, tinh tế.

Ngoài ra, đèn chùm pha lê cũng là một món nội thất được sử dụng phổ biến trong không gian biệt thự cổ điển. Đèn chùm pha lê cỡ lớn sẽ được sử dụng làm điểm nhấn nổi bật cho các không gian như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, thể hiện sự sa hoa, lộng lẫy của kiến trúc cổ điển.

Diện tích đất xây dựng lớn

Phong cách cổ điển gây dấu ấn đặc trưng với vẻ đẹp đồ sộ, hoành tráng, vì thế, diện tích đất xây dựng biệt thự cổ điển 3 tầng cần đạt trung bình từ 200 – 400m2 với mặt tiền không hẹp hơn 12m.

Tuy nhiên, đối với gia chủ có mong muốn sở hữu một căn biệt thự để đời nhưng diện tích đất ở mức vừa và nhỏ từ 100 – 200m2, các kiến trúc sư vẫn có thể thực hiện xây dựng mô hình biệt thự. Kiến trúc sư sẽ tính toán bố trí mặt bằng công năng, kiểu dáng thiết kế hợp lý để vừa thể hiện được vẻ đẹp nguy nga của ngôi biệt thự vừa đảm bảo không gian sống tiện nghi, thoải mái cho gia đình.

Vị trí bố trí công trình

Ngoài diện tích xây dựng lớn, để có không gian sinh hoạt thoải mái cho các thành viên trong gia đình, các kiến trúc sư cần chú ý đến yếu tố tối ưu mặt bằng, bố trí công năng công trình hợp lý và khoa học.

Đối với công trình biệt thự 3 tầng cổ điển, gia chủ có thể cân nhắc bố trí mặt bằng công năng như sau:

Tầng 1: Gia chủ có thể bố trí các không gian như phòng khách, phòng ăn và bếp, WC vì đây là không gian đầu tiên từ sảnh chính biệt thự vào, là nơi lý tưởng để sinh hoạt gia đình, đón khách.

Tầng 2: Gia chủ có thể bài trí phòng ngủ, phòng làm việc, phòng giải trí, WC để có không gian yên tĩnh, riêng tư cho các thành viên trong gia đình nghỉ ngơi, làm việc

Tầng 3: Đây là tầng cuối của tổng thể biệt thự, gia chủ có thể bố trí phòng ngủ, phòng giải trí, phòng làm việc, phòng chứa đồ, sân thượng.

Trên đây chỉ là đề xuất tham khảo khi bố trí mặt bằng công năng biệt thự 3 tầng cổ điển, tùy vào mục đích sử dụng của gia chủ và số lượng thành viên trong gia đình, kiến trúc sư sẽ có phương án thiết kế khoa học, hợp lý.

Ngoài ra, diện tích thi công cần có một khoảng đất rộng để xây dựng hệ thống sân vườn, tiểu cảnh cây xanh,… tạo không gian xanh mát cho ngôi nhà và cảm giác thư thái, thoải mái cho các thành viên trong gia đình.

Nội thất được thiết kế tỉ mỉ, cầu kỳ theo phong cách cổ điển

Nội thất sử dụng trong phong cách cổ điển được kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng, sắp xếp nghệ thuật, khoa học để tránh trường hợp kết hợp lộn xộn, lạm dụng quá đà, làm mất đi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cần có của không gian cổ điển.

Một số đặc trưng về thiết kế nội thất trong không gian biệt thự cổ điển 3 tầng:

Tông màu trung tính được dùng chủ đạo cho nội thất biệt thự cổ điển như màu vàng nhạt, màu nâu đỏ, màu trắng, màu be, màu xanh rêu,… giúp tô điểm thêm vẻ đẹp sang trọng, quyền quý trong không gian cổ điển.

Cầu thang, trụ cột lớn, bàn, ghế sử dụng các vật liệu cao cấp như gỗ quý, đá cẩm thạch được đắp nổi bằng các hoa văn, phào chỉ cầu kỳ, thể hiện được địa vị của gia chủ.

Cửa sổ lớn sử dụng kính cường lực trong suốt hoặc kính màu sắc (vitrail) kết hợp hài hòa với rèm cửa bằng lụa tạo không gian cổ kính, trang nhã, tinh tế.

Sàn gỗ, sàn đá cẩm thạch hoặc các tấm thảm lớn với thiết kế họa tiết, hoa văn cổ điển được sử dụng để tạo điểm nhấn cho không gian.

Các món nội thất khác được tính toán bài trí hợp lý, tạo nên bức tranh tổng thể hài hòa cho không gian cổ điển như đèn chùm, đèn để bàn, bình hoa, tranh vẽ,..

Rong Ba – Địa chỉ uy tín kiến tạo biệt thự cổ điển 3 tầng tuyệt đẹp

6 lý do chủ đầu tư nên chọn Rong Ba – đơn vị thi công và thiết kế biệt thự uy tín hàng đầu tại Việt Nam, nơi bạn đặt trọn niềm tin cho tổ ấm của mình.

Đội ngũ kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm

Rong Ba tự hào sở hữu đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp trên khắp 63 tỉnh thành, cam kết hoàn thành đúng tiến độ dự án, đảm bảo công trình chất lượng và trường tồn với thời gian.

Thiết kế & thi công hơn 2000+ công trình biệt thự đẳng cấp trên 63 tỉnh thành

Trải qua 15 năm phát triển, Rong Ba đã thiết kế và thi công hơn 2000+ công trình biệt thự đẳng cấp trên cả nước. Hội tụ các kiến trúc sư tài năng, mỗi công trình được thi công đảm bảo thể hiện đúng tinh thần của phong cách thiết kế và dấu ấn cá nhân của từng chủ đầu tư.

Cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công trọn gói

Thi công trọn gói là dịch vụ mà chủ đầu tư sẽ giao toàn bộ quá trình thiết kế, giám sát, thi công,… cho phía chủ thầu. Khi lựa chọn thi công trọn gói tại Rong Ba, các chủ đầu tư sẽ nhận nhiều ưu điểm nổi bật như:

Đội ngũ thi công chất lượng trên khắp cả nước.

Giảm chi phí 50% khi thiết kế và thi công trọn gói.

Các kiến trúc sư giám sát trực tiếp tại công trình thi công.

Cam kết hoàn thành đúng bản vẽ và tiến độ công trình.

Đồng hành cùng gia chủ trong suốt quá trình xây dựng công trình

Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật tại Rong Ba sẽ giám sát, tư vấn trong suốt quá trình thực hiện công trình ngay cả khi khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ thiết kế nhằm đảm bảo thi công theo đúng bản vẽ, ý tưởng của khách hàng.

Chính sách bảo hành

Rong Ba cam kết hoàn thành công trình với chính sách bảo hành rõ ràng, uy tín được nêu rõ trong hợp đồng của mỗi dự án được bàn giao.

Quy trình thiết kế và thi công chuyên nghiệp

Rong Ba xây dựng quy trình thiết kế và thi công chuyên nghiệp, rõ ràng với mong muốn tạo ra một không gian sống đẳng cấp cho khách hàng, cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn khách hàng

Đầu tiên, các kiến trúc sư sẽ khảo sát thực tế, thu thập các thông tin về: kích thước đất, hướng đất, tuổi của chủ đầu tư, nhu cầu công năng mà chủ đầu tư mong muốn. Từ đó các kiến trúc sư sẽ đưa ra hướng tư vấn thiết kế phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư.

Bước 2: Nghiên cứu, lập phương án thiết kế và phối cảnh 3D

Sau khi trao đổi thống nhất với chủ đầu tư ở bước 1, các kiến trúc sư sẽ nghiên cúu và thiết kế phương án mặt bằng công năng trên máy tính. Khi hai bên đã chốt được mặt bằng, kiến trúc sư tiếp tục lên phối cảnh 3D tổng thể của ngôi nhà.

Bước 3: Triển khai hồ sơ bản vẽ thi công ngoại thất và nội thất

Khi phối cảnh 3D được hoàn thành, các kiến trúc sư tiến hành triển khai chi tiết hồ sơ bản vẽ thi công gồm: hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế điện, hồ sơ thiết kế cấp thoát nước và hồ sơ thiết kế nội thất.

Bước 4: Bàn giao hồ sơ cho chủ đầu tư

Kiến trúc sư bàn giao lại toàn bộ hồ sơ bản vẽ hoàn thành bước 3 cho chủ đầu tư trước khi đưa vào thi công công trình.

Bước 5: Giám sát thi công  

Trong quá trình chủ đầu tư thi công, Rong Ba sẽ có trách nhiệm giám sát tác giả thiết kế ở các hạng mục thi công quan trọng như đổ móng, đổ sàn các tầng, đổ mái nhằm đảm bảo thi công đúng bản vẽ, thiết kế và thời gian của công trình.

Rong Ba hoạt động với phương châm “Trao niềm tin, Nhận giá trị”, vì thế, mỗi công trình biệt thự khi thi công đều được các kiến trúc sư đặt trọn tâm huyết với mong muốn đem đến một không gian sống lý tưởng, đẳng cấp, mang đậm dấu ấn riêng của gia chủ.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin