Biên bản hợp tác kinh doanh

Trước khi tiến tới hợp tác kinh doanh với nhau, các bên thông thường sẽ bàn bạc trước với nhau và lập một biên bản hợp tác kinh doanh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung biên bản hợp tác kinh doanh là gì theo quy định của pháp luật hiện hành.

Biên bản thỏa thuận là gì

Biên bản thỏa thuận là văn bản được lập bởi hai hoặc nhiều người nhằm thảo luận và ghi nhận các vấn đề chung đã đạt được sự nhất trí của các bên. Sau khi được lập, biên bản thỏa thuận có thể sử dụng làm căn cứ pháp lý khi có bất cứ vấn đề tranh chấp nào xảy ra.

Biên bản hợp tác kinh doanh là gì

Biên bản hợp tác kinh doanh cũng chính là thỏa thuận hợp tác kinh doanh hay còn được xem như một bản ghi nhớ, là một tài liệu kinh doanh chính thức được sử dụng để xác định thỏa thuận được thực hiện giữa hai bên, nhóm hoặc các cá nhân riêng biệt. 

Biên bản hợp tác kinh doanh là một dạng mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh với mục đích nhằm để các bên cùng nhau tham gia làm việc, thực hiện một công việc hoặc một dự án. Đồng thời, cùng nhau thỏa thuận về việc chia lợi nhuận sau khi hoàn thành công việc cũng như chịu trách nhiệm liên quan đến công việc.

Biên bản hợp tác kinh doanh cho thấy rằng có một sự hiểu biết giữa hai bên, một mong muốn chung để làm việc cùng nhau trên dựa trên một mục tiêu đã thỏa thuận.

Các tên thường gọi của biên bản thỏa thuận này là: mẫu hợp đồng hợp tác đầu tác, mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư dự án, mẫu hợp đồng hợp tác công việc mới nhất, mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh, …

Khi các bên đã sẵn sàng bắt đầu quá trình hợp tác thì sẽ cùng nhau ký kết thỏa thuận kinh doanh hay những thỏa thuận nói chung và được gọi là hợp đồng thỏa thuận (biên bản hợp tác kinh doanh).

Nội dung trong biên bản hợp tác kinh doanh thường có những nội dung:

– Xác định được các bên tham gia vào giao ước.

– Biên bản phải nêu ra được nội dung và mục đích.

– Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước.

– Có đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan.

– Mục đích, thời hạn hợp tác;

– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;

– Tài sản đóng góp, nếu có;

– Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;

– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;

– Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;

– Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;

– Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

– Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Một số lưu ý khi soạn thảo biên bản hợp tác kinh doanh

– Thống nhất nội dung trước khi lập thành biên bản:

Sau khi trao đổi về vấn đề hợp tác giữa hai bên, người soạn thảo nên chốt lại vấn đề với các bên tham gia một lần nữa nhằm chắc chắn thông tin để khi soạn thảo biên bản sẽ không bị sai lệch.

– Sử dụng câu từ chính xác, rõ ràng: 

Cần thống nhất quan điểm nhất quán, rõ ràng câu từ và thuật ngữ sử dụng trong biên bản thỏa thuận hợp tác.

– Đảm bảo đầy đủ thông tin theo thỏa thuận: 

Tuyệt đối không được lược bỏ các thông tin trong biên bản thỏa thuận bởi đây là căn cứ để các bên làm đúng trách nhiệm, nhận đúng quyền lợi trong mối quan hệ hợp tác mà họ tham gia.

– Hình thức trình bày:

Biên bản phải được trình bày khoa học, tránh dài dòng và thiết kế họa tiết sặc sỡ hay sử dụng các từ hoa mỹ không cần thiết, nên chú trọng đi vào nội dung trọng tâm cụ thể.

Biên bản hợp tác kinh doanh có cần công chứng không

Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải công chứng biên bản thỏa thuận.

Tuy nhiên, đối với hầu hết các giao dịch dân sự, việc công chứng sẽ mang lại giá trị pháp lý cao nhất cho văn bản khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra.

Mối liên hệ giữa biên bản hợp tác kinh doanh và hợp đồng

Biên bản hợp tác kinh doanh được xem là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành hợp đồng chính thức sau này.

Với mục đích hợp tác và thu lợi nhuận, các bên đàm phán với nhau để ký kết một hay nhiều biên bản hợp tác kinh doanh có tác dụng dẫn tới việc giao kết hợp đồng. 

Biên bản này cũng có một số tính năng tương tự như hợp đồng, nhưng bên cạnh đó cũng có những sự khác biệt đáng kể.

Nếu như hợp đồng là thỏa thuận được lập thành văn bản và có tính pháp lý cao, hợp đồng sẽ có những điều khoản cụ thể, chi tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính mà các bên đã ký kết trong biên bản hợp tác kinh doanh

Hợp đồng có tính ràng buộc và được pháp luật bảo hộ một cách chặt chẽ. Một hợp đồng phát sinh hiệu lực trong trường hợp các bên đồng ý rằng có một thỏa thuận. Muốn hình thành lên một hợp đồng thì đòi hỏi phái có một lời đề nghị, sự chấp nhận xem xét và một ý định chung để ràng buộc.

Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng hay không làm theo cam kết của hợp đồng, hay xảy ra tranh chấp có thể giải quyết bằng việc nhờ đến một bên thứ ba để đối chứng hoặc là đem ra tòa để kiện cáo và bên thua sẽ phả chịu phí tổn. Biên bản hợp tác kinh doanh sẽ giúp cho các bên cảm thấy an tâm hơn khi kí kết các hợp đồng quan trọng.

Hướng dẫn soạn thảo biên bản hợp tác kinh doanh

Khi soạn thảo biên bản hợp tác kinh doanh, người soạn thảo phải soạn thảo những nội dung sau:

  • Thông tin của các bên

Ví dụ:

Họ và tên:

Địa chỉ:

Email

  • Nội dung thỏa thuận

Ví dụ:

Sau khi đối chiếu, hai bên xác nhận, đến hết ngày, tháng, năm Công ty A còn nợ bên B tổng số tiền là X VNĐ, trong đó nợ gốc là X VNĐ, lãi là X VNĐ.

  • Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

Ví dụ:

Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá trị lượng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam để tái chế phù hợp với khả năng sản xuất của Nhà máy. Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để hàng nhập về tới Nhà máy.

Bên B góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng nhà xưởng, kho bãi, máy móc, dây chuyền, thiết bị của Nhà máy thuộc quyền sở hữu của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất.

  • Quyền và nghĩa vụ của bên A

Ví dụ:

Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh.

Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.

Thanh toán đầy đủ theo hai bên thỏa thuận

Bên B cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản nợ này thay cho

Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

biên bản hợp tác kinh doanh
biên bản hợp tác kinh doanh
  • Quyền và nghĩa vụ của bên B

Ví dụ:

Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ cho Công ty ………… và toàn bộ các thành viên trong Công ty ………. (ngoại trừ Bên A) và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;

Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản nợ 

Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Tạo điều kiện cho Bên A có thể có vốn để tham gia các hoạt động kinh doanh;

Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.

Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.

Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy.

Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.

Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất

Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

  • Điều khoản chung

Ví dụ:

Thỏa thuận này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của thỏa thuận.

Trong quá trình thực hiện thỏa thuận nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện thỏa thuận được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc giải quyết tranh chấp  tại Toà án có thẩm quyền.

Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong thỏa thuận. Bên nào vi phạm thỏa thuận gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm bằng 10% giá trị của thỏa thuận.

Bản thoả thuận này có hiệu lực từ ngày ký;

Bản thoả thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.

  • Hiệu lực thỏa thuận

Ví dụ:

Thỏa thuận chấm dứt khi hết thời hạn theo quy định của biên bản này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc thỏa thuận, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý thỏa thuận. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về biên bản hợp tác kinh doanh. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về biên bản hợp tác kinh doanh và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin