Bị án treo có mất quyền công dân không

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng bị án treo có mất quyền công dân không? Chúng ta nên hiểu rõ án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, áp dụng với người phạm tội trong những trường hợp nhất định theo quy định của BLHS, bản chất của án treo là thay thế cho việc chấp hành hình phại tại cơ sở giam giữ vì vậy người được hưởng án treo sẽ bị tước một số quyền công dân nhất định. Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Án treo là gì? Án treo điều 65 bộ luật hình sự quy định như thế nào?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Án treo được quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 65. Án treo

Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Như vậy, không chỉ giới hạn ở tội ít nghiêm trọng mà ngay trong tội nghiêm trọng hoặc trong tội rất nghiêm trọng cũng có thể sẽ được xem xét xử án treo. Luật Quy định chỉ cần xử phạt không quá 03 năm tù, việc xử phạt này có thể do cấp sở thẩm hoặc phúc thẩm thì coi như đã đáp ứng được 1 điều kiện.

Điều kiện tiếp theo là Nhân thân người phạm tội, đây là các yếu tố xác định như tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, bản thân chấp hành chính sách pháp luật ra sao, đã có tiền án tiền sự chưa? Có thuộc trương hợp có tình tiết tăng nặng hay không? Điều kiện gia đình, hoàn cảnh kinh tế và các điều kiện về nhân thân khác;

Điều kiện về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết được quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS

Việc áp dụng án treo cho bị cáo cũng thể hiện rõ chính sách khoan hồng của Nhà nước được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.”

Những trường hợp không cho hưởng án treo

Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, những trường hợp mà người phạm tội mà khả năng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội và những đối tượng có nhân thân xấu mà nếu cho hưởng án treo thì những đối tượng này sẽ tiếp tục thực hiện hành vi hoặc bỏ trốn gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không áp dụng chế định án treo.

bị án treo có mất quyền công dân không
bị án treo có mất quyền công dân không

Hướng dẫn áp dụng điều 65 bộ luật hình sự 2015 về án treo

Ấn định thời gian thử thách bằng 02 lần mức phạt tù, Được hưởng án treo nếu có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ… Đây là những nội dung nổi bật đáng chú ý tại Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 về án treo vừa được Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc họ phải chấp hành hình phạt tù.

Được hưởng án treo nếu có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ

Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

Về mức hình phạt

a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm về một tội.

b) Đối với người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội hoặc có nhiều bản án, khi tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án mà hình phạt chung không quá 03 năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng.

Về nhân thân của người phạm tội

a) Người bị xử phạt tù không quá 03 năm có thể được xem xét cho hưởng án treo nếu ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; có nơi cư trú ổn định, rõ ràng theo quy định của Luật Cư trú; không có tiền án, tiền sự.

Trường hợp người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó, tính chất của tội phạm mới được thực hiện và các căn cứ khác thấy không nhất thiết phải bắt họ chấp hành hình phạt tù thì cũng có thể cho hưởng án treo, nhưng cần hạn chế và phải xem xét thật chặt chẽ, khách quan và công bằng.

b) Khi xem xét về nhân thân của người phạm tội cần xem xét toàn diện tất cả các yếu tố như trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, công tác, lao động, đồng thời kết hợp với thái độ của họ sau khi phạm tội và yêu cầu phòng, chống tội phạm để đánh giá họ có nhiều khả năng tự cải tạo hay không,trên cơ sở đó mới quyết định bắt họ phải chấp hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo; trường hợp cho họ hưởng án treo phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

c) Người có thành tích xuất sắc trong lao động, chiến đấu, học tập hoặc công tác được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…; người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; phạm tội do lỗi vô ý; sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì được coi là có nhiều khả năng tự cải tạo.

Về tình tiết giảm nhẹ

Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự từ 02 tình tiết trở lên.

Mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự được xác định tương ứng với mỗi điểm quy định tại khoản 1 của các điều này.

Ấn định thời gian thử thách bằng 02 lần mức phạt tù

Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Cách tính thời gian thử thách như sau:

– Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

– Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

Ví dụ: Toà án xử phạt A 03 năm tù cho hưởng án treo. Do A đã bị tam giam 01 năm, như vậy mức hình phạt tù còn lại A phải chấp hành là 02 năm (03 năm – 01 năm = 02 năm). Tòa án ấn định thời gian thử thách đối với A là 04 năm (02 năm x 2 = 04 năm).

Vậy bị án treo có mất quyền công dân không?

Để trả lời cho câu hỏi: bị án treo có mất quyền công dân không? thì:

Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

– Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

– Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

– Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

– Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

– Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Theo đó, tại Điều 41 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như sau:

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Tại Khoản Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tước một số quyền công dân như sau:

– Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

+ Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

+ Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

– Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

=> Như vậy, người hưởng án treo chỉ bị tước một số quyền công dân theo quy định chứ không phải là tước toàn bộ quyền công dân. Theo đó, người hưởng án treo nên thực hiện tốt Nghĩa vụ của người được hưởng án treo tại Điều 64 Luật thi hành án hình sự 2010 nhé, để mong sớm được xóa án tích.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về bị án treo có mất quyền công dân không. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về bị án treo có mất quyền công dân không và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin