Bản lý lịch tư pháp số 1

Bản lý lịch tư pháp số 1 là mẫu số 06/2013/TT-LLTP do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp cho cá nhân dựa trên tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trước đó. Xem nội dung và mục đích của bản lý lịch tư pháp số 1 trong bài viết dưới đây của Luật Rong Ba.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Trong đó:

– Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 là phiếu cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.

Bản lý lịch tư pháp số 1 là gì?

Theo khoản 1 và Khoản 3, Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp thì Phiếu LLTP số 1 là phiếu sẽ cung cấp cho một cá nhân, cơ quan hoặc là các tổ chức liên quan:

  • Theo yêu cầu của các cá nhân công dân Việt Nam hay ngời nước ngoài.
  • Cơ quan nhà nước phụ vụ cho công tác điều tra và quản lý trật tự an ninh xã hội.

Nội dung bản lý lịch tư pháp số 1 bao gồm có:

  • Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh thư/hộ chiếu.
  • Tình trạng án tích:
  • Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lý lịch tư pháp số 1 làm ở đâu?

Tại Điều 44 của Luật lý lịch tư pháp có quy định rõ về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp tại:

Sở tư pháp Quốc gia

  • Hà Nội: 1B Trần Phú, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội;
  • HCM: 143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đà Nẵng: 16 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
  • ….

Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia

  • Địa chỉ: Tầng 6 – Nhà A – Học viện Tư pháp – Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 04.62739492
  • Fax: 04.62739495
  • Thư điện tử: ttlltp@moj.gov.vn

Làm giấy tư pháp số 1 cần những gì?

Để xin được phiếu lý lịch tư pháp số 1, thì người xin cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

Hình thức xin

Hồ sơ

Tự xin trực tiếp

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP);
  • Bản sao công chứng hộ chiếu;
  • Bản sao công chứng Giấy đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam);

Ủy quyền để xin

  • Tờ khai yêu cầu cấp Lý lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo diện ủy quyền (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
  • Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
  • Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Pháp luật (người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng cần nộp giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh quan hệ).
  • Bản sao công chứng CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

Xin LLTP online

  • Bản in Tờ khai xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam được điền theo hướng dẫn tại đây.
  • Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký tạm trú (nếu đang ở Việt Nam);
  • Biên lại nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện,
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP);

Lưu ý

  • Đối với việc ủy quyền thì chỉ cho phép người nước ngoài được ủy quyền xin phiếu LLTP số 1.
  • Còn đối với việc làm online thì hồ sơ cần phải gửi tới cơ quan chức năng  trong vòng 5 ngày kể từ ngày nộp tờ khai online
bản lý lịch tư pháp số 1
bản lý lịch tư pháp số 1

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 1

Việc xin Phiếu lý tư pháp số 1 không phải là chuyện đơn giản, nhưng nó cũng không quá phức tạp. Đối với các trường hợp người nước ngoài muốn xin LLTP thì sẽ bất cập hơn đối với công dân Việt Nam.

Việc tự xin LLTP tại cơ quan có thẩm quyền rất khó nếu như bạn không am hiểu về các quy định luật pháp. Bởi thủ tục hành chính có nhiều sự thay đổi để phù hợp trong từng thời điểm.

Để đơn giản hóa thì bạn có thể sử dụng dịch vụ Xin phiếu lý lịch tư pháp tại Công ty Luật Rong Ba:

  • Gửi thông tin  cá nhân và scan hộ chiếu tới Luật Rong Ba;
  • Xử lý hồ sơ, khai thông tin và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền;
  • Hoàn thiện các yêu cầu dịch vụ và trả kết quả.

Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý các yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, Luật Rong Ba đã mang đến cho Quý khách hàng những ưu điểm vượt trội:

  • Thời gian xử lý NHANH, 1 – 2 – 4 – 7 ngày làm việc
  • 100% ONLINE – trực tuyến
  • CHỈ cần gửi Scan/bản chụp hộ chiếu
  • KHÔNG cần công chứng/chứng thực hồ sơ
  • KHÔNG cần khai form
  • KHÔNG cần ủy quyền
  • KHÔNG cần trình diện
  • HOÀN TOÀN bảo mật
  • HỖ TRỢ dịch thuật công chứng
  • HỖ TRỢ hợp pháp hóa lãnh sự
  • TRẢ kết quả tận nhà

Mẫu bản lý lịch tư pháp số 1

Mẫu số 06/2013/TT-LLTP

……………………….

……………………………………..1

Số: …../…………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                   …….., ngày … tháng …. năm………

PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp,

XÁC NHẬN:

  1. Họ và tên2:…………………………………………………………………………………….2.Giới tính……………………
  2. Ngày, tháng, năm sinh:……/………/………. 4. Nơi sinh3:………………………………………………………………
  3. Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………………………………..
  4. Nơi thường trú4:………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Nơi tạm trú 5:………………………………………………………………………………………………………………………
  2. Giấy CMND/Hộ chiếu:………………………………….6Số:……………………………………………………………….

Cấp ngày………..tháng……….năm…………..Tại:……………………………………………………………………………..

  1. Tình trạng án tích:……………………………………………………………………………………………………………..

STT

SỐ BẢN ÁN; NGÀY THÁNG NĂM ; TÒA ÁN ĐÃ TUYÊN

TỘI DANH

HÌNH PHẠT CHÍNH

HÌNH PHẠT BỔ SUNG

 

 

       

 

 

       

 

 

       

10.Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã7:………..

…………. ……………………………………………………………………………………………………………………………..

SỐ QUYẾT ĐỊNH, NGÀY THÁNG NĂM,

TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH

 

 

CHỨC VỤ BỊ CẤM ĐẢM NHIỆM

 

 

THỜI HẠN KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ

 

 

             

Trang…….

  (Phiếu này gồm có……….trang)

 

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 


…………………………………….8

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1  Ghi rõ tên cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2 Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

Ghi rõ tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

4,5 Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

6Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

7 Trường hợp cá nhân không có yêu cầu xác nhận thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì mục 10 không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

8Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp.

Thủ tục xin lý lịch tư pháp

Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng, cá nhân tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo mẫu hồ sơ nêu trên.

Bước 2: Cơ quan tiến hành tố tụng, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Sở Tư pháp, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra, thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Bước 4: Trả kết quả :

– Trường hợp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hợp lệ, đúng theo yêu cầu của pháp luật thì Sở Tư pháp, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ cấp phiếu ý lịch tư pháp số 1

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thông báo bằng văn bản cho cơ quan tiến hành tố tụng, cá nhân và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Các cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp. Cụ thể

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Quy định của pháp luật về thời hạn sử dụng của lý lịch tư pháp số 1

Hiện nay, pháp luật về lý lịch tư pháp gồm Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hiện nay không có quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý mà thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp được quy định khác nhau tại các văn bản pháp luật khác.

Quy định tại Luật quốc tịch 2008

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Luật quốc tịch 2008 thì “Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ”

Quy định tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định thời hạn sử dụng của giấy tờ trong đó quy định:

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Quy định tại Luật Công chứng 2014 và Luật Luật sư 2012

Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

ĐIểm c Khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến bản lý lịch tư pháp số 1. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về bản lý lịch tư pháp số 1. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận sản phẩm hữu cơ, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin