Ban công

Ban công là một phần trong kiến trúc nhà ở hay các tòa nhà cao tầng, đây là không gian giúp đón gió, đón ánh sáng tự nhiên, tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Vậy để tận dụng tối đa công năng đó thì nên thiết kế ban công như thế nào cho hợp lý?

Ban công là gì?

Ban công thường sẽ được thiết kế trong các công trình nhà ở thấp tầng như nhà phố, biệt thự,…hay các cơ quan trường học.

Ban công được hiểu là một phần mặt bằng ở các tầng bên trên và thiết kế nhô ra ngoài bức tường của kiến trúc. Tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ mà ban công có thể có mái che hoặc không có mái che.

Với thiết kế nhô ra ngoài này ban công sẽ có ưu điểm là khoảng không gian có độ thoáng cao, có tầm nhìn đến 3 hướng và nhận được lượng gió và ánh sáng tự nhiên nhiều.

Những lợi ích của ban công

Thông gió tự nhiên cho ngôi nhà: Nhà có ban công sẽ tạo điều kiện thông gió tự nhiên tốt. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong phòng dễ dàng được điều hòa mà vẫn tiết kiệm điện, đảm bảo chất lượng không khí.

Đón ánh sáng tự nhiên tốt: Hiện nay ánh sáng mặt trời ở khu vực các công trình cao tầng phát triển bị ảnh hưởng lớn, dễ bị che khuất vì thế việc có ban công ở những ngôi nhà phố liền kề sẽ giúp ngôi nhà tiếp nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.

Mở rộng không gian sống: Diện tích của ban công không lớn nhưng sẽ tạo thị giác cảm giác thông thoáng hơn, giảm thiểu cảm giác tù túng, chật chội.

Có nhiều chức năng thiết thực: Ngoài những lợi ích trên thì một số gia đình đặt máy giặt ngoài ban công để có thể phơi trực tiếp sau khi giặt.

Ngoài ra cũng có thể bố trí ban công thành một khu vực thư giãn bằng cách đặt các bàn trà, ghế tựa hay một số chậu cây xanh,…

Những nguyên tắc khi thiết kế ban công

Một ban công đẹp sẽ giúp cho không gian ngôi nhà của của bạn trở nên ấn tượng và thu hút hơn. Tuy nhiên khi muốn thiết kế ban công nên tuân thủ đúng quy tắc để tận dụng được tối đa công năng sử dụng và có một không gian hợp lý.

Đảm bảo tính an toàn

Ban công là phần nhô ra khỏi tường nên yếu tố an toàn là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Đối với các công trình tòa nhà cao tầng như chung cư thì thiết kế ban công cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn của chiều cao và khoảng cách của các thanh lan can.

Thông thường phải đảm bảo các chiều cao và khoảng cách sao cho hợp lý, thành lan can phải cao trên 1,1m trở lên.

Tùy thuộc vào tính chất và kết cấu vật liệu mà tính đến yếu tố an toàn, nên ưu tiên tính toán việc sử dụng đa dạng chất liệu từ gỗ, inox, sắt, kính,… cho lan can để đảm bảo không bị hư hỏng khi tác động lực mạnh bởi trẻ em khi chơi đùa gây nguy hiểm.

Xác định phong cách và công năng

Ban công nên thiết kế đồng nhất với kiến trúc của ngôi nhà, tùy theo phong cách kiến trúc chung của ngôi nhà để lựa chọn mẫu thiết kế của ban công cho phù hợp.

Nếu ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại nên chọn những hình khối đơn giản và ưu tiên những chất liệu như sắt, gỗ, kính cường lực,… Với thiết kế lan can cầu kỳ hay những hình dạng uốn cong sẽ phù hợp cho phong cách châu Âu hoặc tân cổ điển.

Ngoài ra cần xác định công năng chính trong quá trình thiết kế để bố trí sao cho hợp lý. Không nên tích hợp quá nhiều công năng vào ban công vì sẽ khiến không gian mất đi sự tinh tế, thiếu thẩm mỹ.

Thiết kế hợp phong thủy

Phong thủy cũng là một yếu tố khá được chú trọng khi thiết kế ban công. Đa phần các gia chủ thường chọn ban công quay về hướng Đông, vì đây là hướng mặt trời mọc, mang lại ánh nắng buổi sáng và nguồn năng lực tích cực cho gia đình.

Ngoài ra hướng Nam cũng được lựa chọn khá nhiều vì mang đến không khí mát dịu và trong lành. Nên tránh cho ban công quay về hướng Tây hay hướng Bắc vì khí hậu không tốt do nắng quá nhiều hoặc gió lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Đảm bảo hệ thống thoát nước

Ban công nên bố trí hệ thống thoát nước tốt vì đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa và đặt thêm một vài chậu cây xanh nên nếu không sẽ gây ra tình trạng ứ đọng nước, ẩm thấp tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.

Những lưu ý khi trồng cây ở ban công

Lựa chọn cây trồng phù hợp với vị trí ban công

Tùy theo điều kiện nắng, gió và hướng của ban công để chọn cây trồng. Nếu ban công ở vị trí hướng Tây nhiều nắng nên ưu tiên những loại cây ưa sáng, có khả năng chịu được nắng nóng như hoa giấy, xương rồng, …

Vị trí như hướng Đông đón nắng sớm nên chọn những loài cây thích ánh sáng như sen đá, hoa hồng trúc mây,… Ngoài ra những nơi khuất nắng và có khí hậu mát mẻ có thể chọn những loại ưa bóng râm như thường xuân, diệp nhất lan,…

Không nên trồng cây có tán rộng hoặc quá cao

Khoảng trống ở ban công thường nhỏ và hẹp nên trang trí những loại cây có kích thước nhỏ, nhiều màu sắc thì không gian sẽ trở nên thẩm mỹ mát mẻ hơn.

Những loại cây có dáng cao, tán rộng sẽ che mất tầm nhìn, cản nắng và gió vào trong nhà. Ngoài ra, những tán lá rộng là nơi cư ngụ của nhiều loại côn trùng dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa những cây lớn sẽ dễ đổ ngã vào nhà gây nguy hiểm trong trường hợp gió bão lớn.

Chọn đất trồng và chậu cảnh

Tùy theo loại cây trồng và vị trí ban công để chọn loại đất phù hợp. Đối với loại cây trồng nơi nắng nóng đất cần phải thoát nước tốt, có khả năng giữ ẩm và có thể phủ thêm xơ dừa, vỏ trấu để giúp hạn chế thoát nước nhanh, đảm bảo giữ đủ độ ẩm. Trường hợp ở vị trí ít nắng mước sẽ chậm bốc hơi nên bề mặt đất cần thoáng khí để rễ không bị bí hơi.

Chọn chậu trồng cần đảm bảo có lỗ thoát nước tốt cùng chất liệu chống thấm, chống chịu nhiệt để đảm bảo bền bỉ với thời tiết ngoài trời.

Mẫu thiết kế ban công đẹp

Trên đây là những thông tin giúp giúp bạn tìm hiểu về ban công. Hy vọng bạn có thể tìm được những thông tin hữu ích từ bài viết này.

Nếu có bất kì thắc mắc hay muốn tư vấn về việc thực hiện thiết kế xây dựng ban công đẹp bạn có thể liên hệ ngay đến số hotline của Rong Ba để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi hỗ trợ.