Án treo là hình phạt gì

Với phương châm giáo dục kết hợp với khoan hồng, án treo không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội một thời gian mà tạo điều kiện cho họ được hòa nhập cùng cộng đồng, họ vẫn được làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, theo dõi, giáo dục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vậy án treo là hình phạt gì? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Án treo là gì? án treo là hình phạt gì?

Án treo được giải thích tại Nghị quyết 02/2018 như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù

Vậy án treo là hình phạt gì?

Theo khái niệm về án teo có thể thấy, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.

Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó.

Bàn về chế định án treo trong BLHS

Theo quy định tại Điều 65, Bộ Luật Hình sự năm 2015 (BLHS năm 2015) quy định khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó mà chỉ khi nào có đầy đủ những căn cứ thì Tòa án mới được áp dụng án treo đối với họ.

Để áp dụng thống nhất chế định án treo, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo. Theo đó, ngoài điều kiện người phạm tội bị xử phạt tù không quá 03 năm thì người được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nhiều tình tiết giảm nhẹ được hướng dẫn là phải có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Người phạm tội phải có nhân thân tốt, có nơi cú trú rõ ràng để các cơ quan có thẩm quyền giám sát, giáo dục thì mới có thể được xem xét để áp dụng án treo.

Vậy, một câu hỏi cần được làm rõ là “án treo” có nhẹ hơn “tù giam” hay không? Để hiểu vấn đền này, cần phân biệt sự khác nhau giữa “án treo” và “tù giam”. Án treo cũng là hình phạt tù có thời hạn nhưng người được hưởng án treo không phải chấp hành án tại các cơ sở giam giữ của lực lượng thi hành án hình sự. Ngược lại, người bị phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì phải chấp hành án tại các cơ sở giam giữ theo quy định. Qua đó, có thể hiểu người được Tòa án cho hưởng án treo, tuy cũng là hình phạt tù có thời hạn nhưng họ vẫn được đi lại, sinh hoạt ngoài cộng đồng và tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đây chính là điểm quan trọng để thấy rằng trường hợp người được hưởng án treo có nhiều sự “ưu ái” hơn trường hợp phải chấp hành án tại trại giam, như vậy có thể hiểu “án treo” nhẹ hơn hình phạt tù giam. Tuy nhiên, đối với quy định về án treo, vấn đề hết sức lưu ý là người phạm tội phải chịu thử thách trong thời gian từ 01 năm đến 05 năm. Nếu trong thời hạn này mà người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án theo quy định tại Điều 56 Bộ luật hình sự.

Như vậy, về điều kiện cho hưởng án treo đã được BLHS năm 2015 quy định khá rõ ràng, cụ thể, chi tiết, tạo hành lang pháp lý giúp cho Tòa án các cấp áp dụng một cách thống nhất, chính xác. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì ngoài những điều kiện để người phạm tội được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật hình sự, Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì cũng cần bổ sung thêm quy định trong mọi trường hợp để được hưởng án treo người phạm tội bắt buộc phải có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự.

Bởi lẽ dù người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân có tốt đi chăng nữa nhưng thái độ quanh co chối tội, không thấy được hành vi phạm tội của mình là sai, khai báo thiếu thành khẩn và không thực sự ăn năn hối cải thì không có gì đảm bảo rằng người đó sẽ không tiếp tục phạm tội mới. Do vậy việc quy quy định trong hai tình tiết giảm nhẹ để đủ điều kiện được hưởng án treo thì bắt buộc phải có tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” mới có thể được Tòa án xem xét để cho hưởng án treo thiết nghĩ là điều cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

Điểm mới cơ bản nhất của BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về chế định án treo là điều kiện và hậu quả pháp lý khi vi phạm những điều kiện của án treo. Theo đó, BLHS năm 2015 đã bổ sung một trong những điều kiện để miễn chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo của bản án cho hưởng án treo, quy định cụ thể tại Khoản 5, Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015; đó là, trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo không được cố tình vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên và không phạm tội mới trong thời gian trong thời gian thử thách với bất kỳ loại tội phạm nào. Quy định điều kiện không cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên là quy định mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong BLHS năm 2015.

án treo là hình phạt gì
án treo là hình phạt gì

Tuy nhiên, khi dẫn chiếu đến quy định của Luật Thi hành án hình sự tại Điều 64 thì các nghĩa vụ được quy định khá chung chung, chưa thực sự cụ thể như: Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế, tích cực lao động, học tập… Do đó, vẫn còn một số nghĩa vụ khó lượng hóa trên thực tế dẫn đến việc lúng túng, khó áp dụng. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, nên quy định nếu người phạm tội vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Luật Thi hành án hình sự thì sẽ đảm bảo tính đầy đủ, cụ thể.

“Nghĩa vụ của người được hưởng án treo: Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.”

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về án treo là hình phạt gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu án treo là hình phạt gì và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA LUẬT RONG BA

Công ty luật Rong Ba tự hào là Hãng Luật chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi đi tiên phong cung cấp DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ nhằm giải đáp và hướng dẫn ứng xử pháp luật một cách kịp thời cho đông đảo khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức khác.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý liên quan đến chứng nhận quốc tế, pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, vận tải, xử phạt hành chính, hợp đồng và các lĩnh vực khác… hãy gọi tel:0347362775.

Quý khách hàng sẽ được kết nối trực tuyến với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba. Quý khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật và được hỗ trợ pháp lý một cách kịp thời.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

Dịch vụ luật sư tư vấn luật qua tổng đài trực tuyến của Công ty luật Rong Ba giúp khách hàng:

  • Tiết kiệm thời gian do không phải lịch hẹn tư vấn và không tốn thời gian đi lại
  • Tiết kiệm được chi phí vì tư vấn luật qua tổng đài của Công ty Luật Rong Balà miễn phí
  • Được tư vấn luật và hỗ trợ pháp lý mọi lúc, mọi nơi, miễn là trên lãnh thổ Việt Nam
  • Mọi vấn đề vướng mắc pháp luật của khách hàng sẽ được giải đáp, hỗ trợ kịp thời
  • Chất lượng dịch vụ tư vấn luật qua tổng đài được đảm bảo bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn luật giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba
  • Mọi thông tin về khách hàng và vụ việc được bảo mật

HÃY GỌI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT tel:0347362775  ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin