Có nhiều mẹ bầu hiện đang mong muốn làm xét nghiệm huyết thống khi mang thai nhưng lại chưa biết đến quy trình cũng như phương pháp nào hiệu quả nhất. Hãy cùng Rong Ba Group tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Thai nhi có xét nghiệm ADN huyết thống được không?
Với sự phát triển không ngừng của y khoa, các xét nghiệm thai kỳ đã có thể thực hiện ngay từ tam cá nguyệt thứ hai nhằm phát hiện các dị tật hoặc chẩn đoán, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật. Cũng như vậy, không loại trừ xét nghiệm ADN huyết thống. Thai nhi khi đủ tuần tuổi hoàn toàn có thể tiến hành làm xét nghiệm ADN huyết thống.
Xét nghiệm ADN huyết thống có thể được áp dụng để nhằm mục đích xác định các mối quan hệ huyết thống hoặc phát hiện một số bệnh di truyền ở thai nhi. Nếu có nhu cầu làm xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai thì thai phụ cần thông báo bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn về các phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp để thai phụ có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Các phương pháp xét nghiệm huyết thống khi mang thai
Hiện tại, có 3 phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai được sử dụng phổ biến bao gồm phương pháp xâm lấn – chọc ối, sinh thiết gai nhau (CVS – Chorionic Villus Sampling) và phương pháp không xâm lấn.
2.1. Phương pháp xâm lấn (Chọc ối)
Thời điểm thích hợp để tiến hành làm xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai với phương pháp chọc ối là từ tuần thứ 16 – 18. Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim tiêm rất nhỏ, đâm qua thành bụng và rút lấy khoảng 15 – 30ml nước ối.
Khi thực hiện chọc ối, thai phụ có thể có cảm giác đau bụng nhẹ. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất vào ngày hôm sau.
Các nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện chọc ối như vỡ ối, nhiễm trùng, sinh non hay thậm chí sảy thai. Tuy nhiên, khả năng xảy ra chỉ khoảng 0,2%, đặc biệt là đối với những thai phụ thuộc nhóm máu hiếm Rh-.
Hay nói cách khác, cứ 500 thai phụ chọc ối thì có 1 người gặp phải 1 trong các nguy cơ nói trên. Do đó, sau khi thực hiện chọc ối thì thai phụ cần ở lại bệnh viện theo dõi theo yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo không xảy ra biến chứng nguy hiểm nào và nếu có thì sẽ có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng không cần lo lắng thai nhi sẽ thiếu ối bởi lượng ối này sẽ nhanh chóng được cơ thể tái tạo lại khi mẹ có chế độ dinh dưỡng bồi bổ, đặc biệt là bổ sung các món chứa nhiều nước như canh, sữa,…

2.2. Phương pháp không xâm lấn
Ngay từ khi bắt đầu mang thai, trong máu của người mẹ sẽ có thêm sự xuất hiện của ADN huyết thống tự do của thai nhi. Thông thường, tỷ lệ ADN huyết thống tự do của thai nhi trong máu mẹ chiếm khoảng 10%. ADN huyết thống đặc trưng này sẽ giảm dần sau khi trẻ chào đời và biến mất vài giờ sau khi sinh.
Dựa vào kỹ thuật và máy móc hiện đại, ADN huyết thống tự do của thai nhi sẽ được tách ra từ máu mẹ để được phân tích kiểm tra riêng. Khi đó, bác sĩ sẽ phân tích và đối chiếu giữa gen của thai nhi và gen của bố mẹ.
3.3. Sinh thiết gai nhau (CVS)
Sinh thiết gai nhau có thể được thực hiện sớm nhất ngay khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi. Do có sự tác động đến vùng nhạy cảm nên thai phụ sẽ được gây tê giảm đau trước khi thực hiện. Với sự hỗ trợ của kim tiêm hoặc ống thông qua bụng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung.
Sau khi hoàn tất thủ thuật, thai phụ có thể thấy tình trạng vùng âm đạo bị xuất huyết nhẹ. Khi đó cần ở lại bệnh viện để nhận được sự chăm sóc y tế, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra tai biến khi làm CVS chỉ khoảng 0.2%.
Phương pháp xét nghiệm huyết thống khi mang thai an toàn nhất
Không chỉ là xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai mà bất cứ loại xét nghiệm nào trong giai đoạn thai kỳ, ai cũng đều mong muốn đảm bảo được sự an toàn và sức khỏe cho chính bản thân mình và đứa trẻ. Chính vì vậy mà câu hỏi nhận được nhiều thắc mắc nhất chính là phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai nào an toàn nhất.
Để hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra khi làm xét nghiệm, mẹ nên lựa chọn phương pháp không xâm lấn. Đúng như tên gọi của mình, đây là phương pháp hoàn toàn không tác động đến tử cung hay bào thai mà chỉ thực hiện dựa trên phân tích và đối chiếu giữa ADN huyết thống của thai nhi (trong máu mẹ) với ADN huyết thống của bố mẹ.
Tuy nhiên việc làm các xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai nên được hạn chế. Trừ trường hợp bất khả kháng, bố mẹ nên chờ đến khi bé chào đời để làm xét nghiệm ADN huyết thống, tránh gây ra những rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và con.
Xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai ở đâu?
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học tiên tiến nên xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai được ứng dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở nên không khó để tìm kiếm. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần xét nghiệm ADN huyết thống tương đối cao, nhất là phương pháp không xâm lấn.
Do đó, khi có nhu cầu thì bạn nên tìm kiếm những cơ sở xét nghiệm hoặc bệnh viện lớn, uy tín để có được kết quả chính xác nhất, tránh “tiền mất tật mang”.
Tại sao xét nghiệm quan hệ cha con khi mang thai lại quan trọng?
Xét nghiệm quan hệ huyết thống nhằm xác định mối quan hệ sinh học giữa em bé và người cha giả định. Điều này quan trọng vì những lý do pháp lý, y tế và tâm lý.
Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA), xác định quan hệ cha con nhằm các mục đích:
Thiết lập các lợi ích hợp pháp và xã hội như thừa kế và an sinh xã hội
Cung cấp bệnh sử cho em bé mới chào đời
Có thể tăng cường mối liên kết giữa cha và con
Vì những lý do này, nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ có luật yêu cầu có biểu mẫu xác nhận quan hệ cha con phải được hoàn thành tại bệnh viện sau khi sinh em bé.
Khi điền vào biểu mẫu, các cặp vợ chồng có một khoảng thời gian nhất định để yêu cầu xét nghiệm ADN khẳng định quan hệ cha con và sửa đổi biểu mẫu trước khi hoàn thành. Biểu mẫu này được nộp cho Cục Thống kê dân số như một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý.
Xét nghiệm quan hệ cha con có những lựa chọn nào?
Xét nghiệm quan hệ huyết thống có thể được thực hiện trong hoặc sau khi mang thai. Các xét nghiệm sau sinh, có thể được thực hiền bằng phương pháp thu thập mẫu cuống rốn sau khi sinh. Ngoài ra, cũng có thể lấy mẫu bằng tăm bông phết niêm mạc miệng của bé hoặc lấy mẫu máu tại phòng xét nghiệm sau khi em bé xuất viện.
Việc chờ đợi để xác định quan hệ cha con cho đến khi sinh con, có thể gây khó khăn cho cha và mẹ em bé. Có một số xét nghiệm khác giúp xác định sớm quan hệ cha con được tiến hành ngay từ trong thai kỳ.
Xét nghiệm quan hệ cha con trước sinh không xâm lấn (NIPP)
Xét nghiệm không xâm lấn này là cách chính xác nhất để xác định quan hệ cha con khi mang thai. Nó liên quan đến việc lấy mẫu máu từ người cha giả định và người mẹ đang mang thai để tiến hành phân tích huyết thống. Hồ sơ di truyền so sánh các tế bào của thai nhi có trong máu của mẹ với các tế bào được cho là của người cha. Kết quả xét nghiệm này có độ chính xác hơn 99%. Xét nghiệm có thể được thực hiện sau tuần thứ 8 của thai kỳ.
Chọc ối làm xét nghiệm
Giữa tuần 14 và 20 của thai kỳ, bạn có thể thực hiện xét nghiệm chọc ối. Thông thường, xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn này được sử dụng để phát hiện khuyết tật ống thần kinh, bất thường nhiễm sắc thể và rối loạn di truyền.
Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài và mảnh xuyên qua ổ bụng để lấy một mẫu nước ối làm xét nghiệm. DNA thu thập được từ nước ối sẽ được so sánh với một mẫu DNA từ người cha giả định. Kết quả xác định quan hệ cha con chính xác đến 99%.
Chọc ối có nguy cơ sẩy thai nhỏ, với tỉ lệ là 1/500 (500 người chọc ối có 1 người có biến chứng sẩy thai) có thể do bạn chuyển dạ sớm, vỡ ối hoặc nhiễm trùng.
Các biến chứng của chọc ối có thể là:
Chảy máu âm đạo
Chuột rút
Rò rỉ nước ối
Kích ứng xung quanh vết chọc hút
Bạn sẽ cần sự đồng ý của bác sĩ để tiến hành chọc ối với mục đích kiểm tra quan hệ huyết thống.
Sinh thiết gai nhau (CVS)
Xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn này cũng sử dụng một kim hoặc ống chọc hút chuyên dụng. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào cổ tử cung qua âm đạo. Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng kim hoặc ống để thu thập các mẫu gai nhau và các mảnh mô nhỏ trên thành tử cung.
Xét nghiệm mẫu mô này sẽ giúp xác định quan hệ huyết thống cha con vì gai nhau và thai nhi đều mang thông tin di truyền giống nhau. Mẫu mô lấy qua sinh thiết gai nhau sẽ được so sánh với DNA được thu thập từ người cha giả định. Tỷ lệ chính xác của phương pháp xét nghệm này lên đến 99 %.
Lấy mẫu qua sinh thiết gai nhau có thể được thực hiện khi thai từ 10 đến 13 tuần. Bạn sẽ cần có sự đồng ý của bác sĩ khi làm xét nghiệm. Giống như chọc ối, phương pháp này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể và các rối loạn di truyền khác. Thật không may, cứ 100 người làm sinh thiết gai nhau thì có 1 người bị sẩy thai.
Ngày thụ thai có giúp xác minh quan hệ cha con không?
Một số phụ nữ tự hỏi liệu quan hệ cha con có thể được xác minh bằng cách cố gắng xác định ngày thụ thai hay không? Rất khó để xác định chính xác thời điểm thụ thai vì hầu hết phụ nữ rụng trứng vào những ngày khác nhau giữa các tháng. Thêm vào đó, tinh trùng có thể sống trong tử cung người nữ từ ba đến năm ngày sau khi giao hợp.
Nếu bạn đã giao hợp với hai người bạn tình khác nhau trong vòng 10 ngày kể từ ngày thụ thai, xét nghiệm quan hệ cha con là cách duy nhất để xác định chính xác người đàn ông nào là cha của em bé.
Trên đây là những tư vấn của Rong Ba Group liên quan đến xét nghiệm huyết thống khi mang thai, nếu quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến xét nghiệm adn thì hãy liên hệ ngay qua Hotline của Rong Ba Group để được tư vấn kịp thời nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng với những gói dịch vụ chất lượng nhất.