Xét nghiệm adn trước sinh có chính xác không

xét nghiệm adn trước sinh có chính xác không

Xét nghiệm adn trước sinh có chính xác không? Theo các nghiên cứu và thực tế cho thấy, xét nghiệm ADN thai nhi vẫn tồn tại những rủi ro nếu xét nghiệm bằng phương pháp xâm lấn, trong khi đó, xét nghiệm bằng phương pháp không xâm lấn gần như không đem lại rủi ro nào tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Thai phụ có thể làm Xét nghiệm ADN trước khi sinh vào thời điểm nào?

Xét nghiệm ADN trước khi sinh, đặc biệt là để xác minh mối quan hệ huyết thống cha – con, từ trước đến nay vẫn luôn là một chủ đề nhạy cảm khi nhắc đến. Nó không chỉ liên quan đến các vấn đề về đạo đức mà còn do những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành xét nghiệm xâm lấn. 

Không ít trường hợp các bác sĩ từ chối làm xét nghiệm huyết thống quan hệ cha – con trước khi sinh. Đặc biệt là trong các trường hợp, khi mục đích duy nhất để tiến hành xét nghiệm là xác nhận danh tính của cha đứa trẻ. 

Điều lo lắng ở đây là nếu xét nghiệm ADN trước khi sinh có kết quả không như mong muốn có thể ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục mang thai của người phụ nữ. Vì vậy, người phụ nữ cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm xét nghiệm huyết thống. Họ có thể giúp thai phụ xem xét thêm về các vấn đề liên quan cũng như tư vấn về những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé trong quá trình làm xét nghiệm. 

Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm được lựa chọn mà xét nghiệm ADN trước khi sinh có thời điểm tiến hành khác nhau. Thông thường, chỉ từ tuần thứ 10 của thai kỳ là đã có thể làm xét nghiệm ADN trước khi sinh. 

Để đảm bảo cho sự an toàn và sự phát triển của em bé, thai phụ nên lựa chọn làm xét nghiệm ADN trước khi với phương pháp không xâm lấn. Trường hợp sử dụng các phương pháp xâm lấn nên chờ đến khi thai nhi phát triển lớn hơn để hạn chế được tối đa rủi ro. 

Xét nghiệm ADN thai nhi chính xác nhất khi nào?

Xét nghiệm ADN thai nhi có thể được thực hiện sớm nhất khi thai nhi đã có tim thai vào khoảng tuần 7 đến tuần 8. Có nhiều phương pháp để thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi và mỗi phương pháp lại được thực hiện vào các mốc thời gian không giống nhau.

Để đảm bảo tính an toàn và độ chính xác cao, các chuyên gia luôn khuyến cáo sản phụ nên siêu âm trước khi thực hiện xét nghiệm ADN để xác định thai nhi đã có đầy đủ tim thai và phát triển bình thường.

Một trong những phương pháp phổ biến và an toàn nhất hiện nay là xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn NIPP. Cách thực hiện của xét nghiệm này rất an toàn, không có nguy cơ gây sảy thai, hay bất kỳ rủi ro nào khác cho mẹ bầu hoặc em bé đang phát triển.

Trong khi đó, các phương pháp xâm lấn như chọc ối hay sinh thiết gai nhau yêu cầu thai nhi phải phát triển hơn tầm 15 tuần trước khi có thể được thực hiện. Ngoài ra thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, thai phụ nên cân nhắc về hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe, chi phí và lắng nghe tư vấn của chuyên gia trước khi chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi.

xét nghiệm adn trước sinh có chính xác không
xét nghiệm adn trước sinh có chính xác không

Các phương pháp xét nghiệm ADN trước khi sinh

Hiện nay, có 3 phương pháp chính để tiến hành xét nghiệm ADN trước khi sinh, bao gồm: chọc ối, xét nghiệm ADN không xâm lấn và xét nghiệm sinh thiết gai nhau.

Chọc ối

Đây là phương pháp xét nghiệm ADN có xâm lấn và thường được thực hiện khi thai nhi trong khoảng từ 16 – 17 tuần. Thai phụ sẽ được bác sĩ và các chuyên viên y tế hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành. Với sự hỗ trợ của thiết bị chuyên dụng, một lượng nước ối vừa đủ (thường 15 – 30ml) sẽ được rút qua thành bụng thông qua một cây kim rất nhỏ. Mẫu nước ối này sau đó sẽ được đem đến phòng xét nghiệm để phân tích. 

Phương pháp này sẽ không dẫn đến tình trạng thiếu ối bởi cơ thể thai phụ sẽ liên tục tạo ra lượng nước ối vừa đủ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Một số ít thai phụ có thể gặp hiện tượng đau bụng nhẹ sau khi chọc ối, tuy nhiên không đáng lo ngại. Bác sĩ có thể cho thai phụ sử dụng thuốc và tình trạng này sẽ thuyên giảm dần vào ngày hôm sau. 

Tuy nhiên, do là phương pháp xét nghiệm xâm lấn nên không thể tránh khỏi biến chứng. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của việc chọc ối là vỡ ối, nhiễm trùng hoặc thậm chí sảy thai. Theo nghiên cứu, tỷ lệ sảy thai do chọc ối là 1/500, có nghĩa là cứ 500 người tiến hành chọc ối thì có 1 người bị sảy thai.  

Xét nghiệm ADN không xâm lấn 

Phương pháp này không xâm lấn đến thai nhi nên có thể thực hiện vào giai đoạn sớm của thai kỳ (từ tuần thứ 10 trở đi). Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập mẫu ADN của người mẹ và người cha cần xác định huyết thống. Sau đó, mẫu ADN này được đem đi phân tích và so sánh với ADN của đứa trẻ (được tìm thấy trong máu của người mẹ).

 Xét nghiệm sinh thiết gai nhau

Sinh thiết gai nhau thường được tiến hành vào tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng hoặc ống thông qua đường bụng để lấy 1 ít mô bánh nhau. 

Thai phụ khi thực hiện sinh thiết gai nhau sẽ được gây tê giảm đau. Sau khi tiến hành thủ thuật này, thai phụ có thể bị xuất huyết âm đạo, tuy nhiên không quá nghiêm trọng. 

Cũng giống như chọc ối, sinh thiết gai nhau có nguy cơ sảy thai vào khoảng 1/500. 

Xét nghiệm ADN trước khi sinh có chính xác không?

Hầu hết các xét nghiệm ADN trước khi sinh sử dụng phương pháp không xâm lấn có độ chính xác lên tới 99,9%. 

Thai phụ nếu mang nhóm máu Rh có thể gặp nguy hiểm khi gặp tình trạng xuất huyết do chọc ối. Những phụ nữ nào có mang nhóm máu này thì không nên thực hiện chọc ối. Ngoài trường hợp này ra, các chuyên gia cho rằng chọc dò nước ối có vẻ khả quan hơn khi muốn xác định huyết thống của đứa trẻ trước khi sinh ra. 

Thời gian có kết quả xét nghiệm ADN trước khi sinh

Thời gian nhận được kết quả xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp nhất định. Thông thường, kết quả sẽ có trong khoảng từ 3 – 10 tuần.

Đối với xét nghiệm ADN chọc ối thường mất 3 ngày – 3 tuần để có kết quả. Nếu thai phụ chỉ thực hiện xét nghiệm ADN để xác định huyết thống hoặc kiểm tra 1 loại bất thường về ADN thì sẽ có kết quả nhanh hơn so với người cần kiểm tra nhiều vấn đề khác nhau. 

Đối với sinh thiết gai nhau thì có thể có kết quả ngay trong ngày hoặc từ 5 – 10 ngày. 

Xét nghiệm ADN trước khi sinh cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện bởi trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con. Chính vì vậy, việc lựa chọn địa điểm uy tin làm xét nghiệm ADN trước khi sinh là vô cùng quan trọng. Thai phụ nên lựa chọn những cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng. 

Xét nghiệm ADN thai nhi bằng mẫu nào chính xác nhất?

Mức độ chính xác khi xét nghiệm ADN thai nhi bằng tất cả các loại mẫu sinh phẩm thông thường là như nhau.

Hiện nay, xét nghiệm ADN thai nhi có thể được thực hiện bằng rất nhiều loại mẫu sinh phẩm khác nhau như DNA tự do trong máu thai phụ, nước ối, nhau thai. Còn đối với nguời cha giả định, có thể sử dụng các loại mẫu sinh phẩm thông thường như mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng, mẫu móng tay/ chân, mẫu tóc và tinh dịch,…

Như vậy, xét nghiệm ADN thai nhi chính xác không không phụ thuộc vào yếu tố loại mẫu sinh phẩm xét nghiệm mà là chất lượng của mẫu xét nghiệm cũng như chất lượng của trung tâm xét nghiệm.

Xét nghiệm adn trước sinh có chính xác không?

Theo các chuyên gia, xét nghiệm ADN thai nhi có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ mẹ và bé nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN xâm lấn.

Cụ thể mức độ nguy hiểm ra sao còn phụ thuộc vào phương pháp mà mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì trước khi xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé để đưa ra phương án, cùng với lựa chọn phù hợp nhất cho mẹ bầu.

Xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi bằng phương pháp xâm lấn là việc xét nghiệm ADN bằng thủ thuật chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Nước ối là phần dung dịch tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của thi nhi trong bụng mẹ. Nước ối rất giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi khi thai nằm trong tử cung của người mẹ giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi.

Gai nhau là những mô nhỏ hình giống như những ngón tay ở trong nhau thai. Vật chất di truyền trong tế bào gai nhau giống với những tế bào trong cơ thể thai nhi. Khi thực hiện sinh thiết gai nhau, mẫu thử tế bào gai nhau được lấy để thực hiện xét nghiệm.

Từ tuần thứ 20 thai nhi bắt đầu nuốt nước ối, và tái hấp thu qua da, dây rốn hoặc màng ối. Vì vậy nên ADN được luân chuyển qua thai nhi và nước ối mẹ. Khi đó, có thể dùng nước ối để tách chiết, phân tích ADN xác định huyết thống hoặc chẩn đoán các bệnh liên quan đến di truyền.

Tương tự, do vật chất di truyền trong gai nhau tương đồng với các tế bào đang phát triển trong cơ thể thai nhi nên tiến hành sinh thiết gai nhau, mẫu tế bào gai nhau có thể dùng xét nghiệm ADN.

Tuy nhiên, phương pháp này đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi dưới 15 tuần. Do đó các bác sĩ phải tiến hành siêu âm trước khi xét nghiệm để xác định tuổi thai.

Rủi ro khi xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn

Khi sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn, sản phụ và thai nhi đều phải đối mặt với những rủi ro không mong muốn. Những mối nguy hiểm mà sản phụ và thai nhi phải đối mặt bao gồm:

Sảy thai

Sảy thai là rủi ro nghiêm trọng nhất khi xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn. Thực hiện xét nghiệm trong thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 18 có nguy cơ sảy thai nhẹ, khoảng 0,2%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 500 người thực hiện chọc ối thì sẽ có 1 người bị sảy thai. Nguy cơ này tăng cao hơn khi thực hiện trước tuần thứ 15 của thai kỳ.

Rò rỉ nước ối

Rủi ro này hiếm khi xảy ra nhưng điều đó không có nghĩa là không thể gặp phải. Phần lớn các trường hợp lượng dịch ối mất đi ít sẽ được bù lại ngay sau đó theo cơ chế. Vì thế mà thai nhi vẫn tiếp tục phát triển như bình thường.

Nhiễm trùng

Theo các bác sĩ và các chuyên gia y tế, chọc ối làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Vì thế, không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng khi xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp xâm lấn.

Chấn thương kim

Trong quá trình thực hiện chọc ối, thai nhi có thể cử động chân tay hoặc di chuyển gây ra các chấn thương. Tuy nhiên thì trường hợp chấn thương kim nghiêm trọng hiếm xảy ra khi chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi.

Lây truyền nhiễm trùng

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý như HIV/AIDS, viêm gan B, C, nhiễm Toxoplasma,… thì khi thực hiện chọc ối sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh sang thai nhi.

Trên đây là những tư vấn của Rong Ba Group liên quan đến xét nghiệm adn trước sinh có chính xác không, nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quy trình xét nghiệm adn của chúng tôi, hãy liên hệ ngay qua số Hotline của chúng tôi nhé!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin