Xét nghiệm adn thai nhi có chính xác không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn thực hiện việc xét nghiệm adn cho thai nhi, hãy cùng Rong Ba Group giải đáp thắc mắc này dưới bài viết này nhé!
Xét nghiệm ADN là gì?
Xét nghiệm ADN (Axit DeoxyriboNucleic) là một phương thức xét nghiệm sử dụng ADN có trong nhân tế bào và trên các NST (nhiễm sắc thể).
ADN của mỗi người thường bao gồm các vật chất di truyền được thừa hưởng từ cả bố và mẹ, trong đó 1 nửa được thừa hưởng từ bố và nửa còn lại nhận từ mẹ. ADN được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chứa các thông tin di truyền đã được mã hóa.
Để làm xét nghiệm này, có thể sử dụng nhiều loại mẫu bệnh phẩm khác nhau như mẫu niêm mạc miệng, móng tay, móng chân, mẫu móc, chân tóc, cuống rốn, bao cao su hoặc bàn chải đánh răng,… Các tế bào trên cơ thể một người đều có cùng một loại ADN nên cho dù sử dụng mẫu bệnh phẩm nào thì kết quả xét nghiệm đều sẽ có độ chính xác giống nhau.
Hiện nay, trong số các phương thức xác định huyết thống thì xét nghiệm ADN được xem là chuẩn xác nhất. Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy sự tương thích trong từng gen của các mẫu ADN giữa bố, mẹ và con thì tỷ lệ chính xác có quan hệ huyết thống lên tới 99.99%. Ngược lại, khi mẫu ADN của 2 người được xét nghiệm là không khớp nhau, từ 2 gen trở lên có sự khác biệt thì chắc chắn không có mối quan hệ huyết thống ở đây.
Khi mẫu ADN của người bố và người con có số lượng gen khác biệt từ 1 – 2 gen thì cần xét nghiệm và phân tích thêm mẫu ADN của người mẹ mới có thể đưa ra kết luận chính xác cuối cùng.
Bạn đang xem bài viết: xét nghiệm adn thai nhi có chính xác không
Xét nghiệm ADN thai nhi là gì?
Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp tiến hành phân tích ADN của thai nhi sau đó đối chiếu với người cha giả định. Đây là một cơ sở xác định mối quan hệ huyết thống giữa những người tham gia xét nghiệm. Hiện nay, y học hiện đại đã có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Tùy thuộc vào thể trạng cụ thể của bệnh nhân mà phương pháp xét nghiệm ADN sẽ khác nhau. Thông thường, khi thai nhi được 10 tuần tuổi đã có thể thực hiện xét nghiệm. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để quá trình diễn ra chính xác và không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi
Mẹ bầu thuộc vào nhóm đối tượng sau cần tiến hành xét nghiệm ADN thai nhi trước sinh giúp sàng lọc dị tật bẩm sinh:
Mẹ bầu không xác định được cha thai nhi.
Gia đình có nhu cầu tìm hiểu và xác định cha cho thai nhi.
Các cặp vợ chồng sắp cưới còn nhiều băn khoăn, nghi ngờ, cần xét nghiệm để làm rõ với họ hàng hai bên.
Có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài, xét nghiệm để hỗ trợ hoàn thành thủ tục làm visa, quốc tịch, xét nghiệm adn pháp lý.
Nghi ngờ người vợ ngoại tình.
Một số trường hợp đặc biệt khác.
Thai phụ có thể làm Xét nghiệm ADN trước khi sinh vào thời điểm nào?
Xét nghiệm ADN trước khi sinh, đặc biệt là để xác minh mối quan hệ huyết thống cha – con, từ trước đến nay vẫn luôn là một chủ đề nhạy cảm khi nhắc đến. Nó không chỉ liên quan đến các vấn đề về đạo đức mà còn do những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành xét nghiệm xâm lấn.
Không ít trường hợp các bác sĩ từ chối làm xét nghiệm huyết thống quan hệ cha – con trước khi sinh. Đặc biệt là trong các trường hợp, khi mục đích duy nhất để tiến hành xét nghiệm là xác nhận danh tính của cha đứa trẻ.
Điều lo lắng ở đây là nếu xét nghiệm ADN trước khi sinh có kết quả không như mong muốn có thể ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục mang thai của người phụ nữ. Vì vậy, người phụ nữ cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm xét nghiệm huyết thống. Họ có thể giúp thai phụ xem xét thêm về các vấn đề liên quan cũng như tư vấn về những rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé trong quá trình làm xét nghiệm.
Tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm được lựa chọn mà xét nghiệm ADN trước khi sinh có thời điểm tiến hành khác nhau. Thông thường, chỉ từ tuần thứ 10 của thai kỳ là đã có thể làm xét nghiệm ADN trước khi sinh.
Để đảm bảo cho sự an toàn và sự phát triển của em bé, thai phụ nên lựa chọn làm xét nghiệm ADN trước khi với phương pháp không xâm lấn. Trường hợp sử dụng các phương pháp xâm lấn nên chờ đến khi thai nhi phát triển lớn hơn để hạn chế được tối đa rủi ro.

Các phương pháp xét nghiệm ADN trước khi sinh
Hiện nay, có 3 phương pháp chính để tiến hành xét nghiệm ADN trước khi sinh, bao gồm: chọc ối, xét nghiệm ADN không xâm lấn và xét nghiệm sinh thiết gai nhau.
Chọc ối
Đây là phương pháp xét nghiệm ADN có xâm lấn và thường được thực hiện khi thai nhi trong khoảng từ 16 – 17 tuần. Thai phụ sẽ được bác sĩ và các chuyên viên y tế hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành. Với sự hỗ trợ của thiết bị chuyên dụng, một lượng nước ối vừa đủ (thường 15 – 30ml) sẽ được rút qua thành bụng thông qua một cây kim rất nhỏ. Mẫu nước ối này sau đó sẽ được đem đến phòng xét nghiệm để phân tích.
Phương pháp này sẽ không dẫn đến tình trạng thiếu ối bởi cơ thể thai phụ sẽ liên tục tạo ra lượng nước ối vừa đủ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Một số ít thai phụ có thể gặp hiện tượng đau bụng nhẹ sau khi chọc ối, tuy nhiên không đáng lo ngại. Bác sĩ có thể cho thai phụ sử dụng thuốc và tình trạng này sẽ thuyên giảm dần vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, do là phương pháp xét nghiệm xâm lấn nên không thể tránh khỏi biến chứng. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của việc chọc ối là vỡ ối, nhiễm trùng hoặc thậm chí sảy thai. Theo nghiên cứu, tỷ lệ sảy thai do chọc ối là 1/500, có nghĩa là cứ 500 người tiến hành chọc ối thì có 1 người bị sảy thai.
Xét nghiệm ADN không xâm lấn
Phương pháp này không xâm lấn đến thai nhi nên có thể thực hiện vào giai đoạn sớm của thai kỳ (từ tuần thứ 10 trở đi). Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập mẫu ADN của người mẹ và người cha cần xác định huyết thống. Sau đó, mẫu ADN này được đem đi phân tích và so sánh với ADN của đứa trẻ (được tìm thấy trong máu của người mẹ).
Bạn đang xem bài viết: xét nghiệm adn thai nhi có chính xác không
Xét nghiệm sinh thiết gai nhau
Sinh thiết gai nhau thường được tiến hành vào tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng hoặc ống thông qua đường bụng để lấy 1 ít mô bánh nhau.
Thai phụ khi thực hiện sinh thiết gai nhau sẽ được gây tê giảm đau. Sau khi tiến hành thủ thuật này, thai phụ có thể bị xuất huyết âm đạo, tuy nhiên không quá nghiêm trọng.
Cũng giống như chọc ối, sinh thiết gai nhau có nguy cơ sảy thai vào khoảng 1/500.
Xét nghiệm adn thai nhi có chính xác không ?
Hầu hết các xét nghiệm ADN trước khi sinh sử dụng phương pháp không xâm lấn có độ chính xác lên tới 99,9%.
Thai phụ nếu mang nhóm máu Rh có thể gặp nguy hiểm khi gặp tình trạng xuất huyết do chọc ối. Những phụ nữ nào có mang nhóm máu này thì không nên thực hiện chọc ối. Ngoài trường hợp này ra, các chuyên gia cho rằng chọc dò nước ối có vẻ khả quan hơn khi muốn xác định huyết thống của đứa trẻ trước khi sinh ra.
Thời gian có kết quả xét nghiệm ADN trước khi sinh
Thời gian nhận được kết quả xét nghiệm ADN huyết thống khi mang thai có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp nhất định. Thông thường, kết quả sẽ có trong khoảng từ 3 – 10 tuần.
Đối với xét nghiệm ADN chọc ối thường mất 3 ngày – 3 tuần để có kết quả. Nếu thai phụ chỉ thực hiện xét nghiệm ADN để xác định huyết thống hoặc kiểm tra 1 loại bất thường về ADN thì sẽ có kết quả nhanh hơn so với người cần kiểm tra nhiều vấn đề khác nhau.
Đối với sinh thiết gai nhau thì có thể có kết quả ngay trong ngày hoặc từ 5 – 10 ngày.
Xét nghiệm ADN trước khi sinh cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện bởi trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con. Chính vì vậy, việc lựa chọn địa điểm uy tin làm xét nghiệm ADN trước khi sinh là vô cùng quan trọng. Thai phụ nên lựa chọn những cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng.
Xét nghiệm ADN thai nhi chính xác nhất khi nào?
Xét nghiệm ADN thai nhi có thể được thực hiện sớm nhất khi thai nhi đã có tim thai vào khoảng tuần 7 đến tuần 8. Có nhiều phương pháp để thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi và mỗi phương pháp lại được thực hiện vào các mốc thời gian không giống nhau.
Để đảm bảo tính an toàn và độ chính xác cao, các chuyên gia luôn khuyến cáo sản phụ nên siêu âm trước khi thực hiện xét nghiệm ADN để xác định thai nhi đã có đầy đủ tim thai và phát triển bình thường.
Một trong những phương pháp phổ biến và an toàn nhất hiện nay là xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn NIPP. Cách thực hiện của xét nghiệm này rất an toàn, không có nguy cơ gây sảy thai, hay bất kỳ rủi ro nào khác cho mẹ bầu hoặc em bé đang phát triển.
Trong khi đó, các phương pháp xâm lấn như chọc ối hay sinh thiết gai nhau yêu cầu thai nhi phải phát triển hơn tầm 15 tuần trước khi có thể được thực hiện. Ngoài ra thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, thai phụ nên cân nhắc về hoàn cảnh, tình trạng sức khỏe, chi phí và lắng nghe tư vấn của chuyên gia trước khi chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi.
Xét nghiệm ADN thai nhi bằng mẫu nào chính xác nhất?
Mức độ chính xác khi xét nghiệm ADN thai nhi bằng tất cả các loại mẫu sinh phẩm thông thường là như nhau.
Hiện nay, xét nghiệm ADN thai nhi có thể được thực hiện bằng rất nhiều loại mẫu sinh phẩm khác nhau như DNA tự do trong máu thai phụ, nước ối, nhau thai. Còn đối với nguời cha giả định, có thể sử dụng các loại mẫu sinh phẩm thông thường như mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng, mẫu móng tay/ chân, mẫu tóc và tinh dịch,…
Như vậy, xét nghiệm ADN thai nhi chính xác không không phụ thuộc vào yếu tố loại mẫu sinh phẩm xét nghiệm mà là chất lượng của mẫu xét nghiệm cũng như chất lượng của trung tâm xét nghiệm.
Trên đây là những tư vấn của Rong Ba Group liên quan đến xét nghiệm adn thai nhi có chính xác không, nếu bạn có những thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng với những gói dịch vụ chất lượng nhất.