Xét nghiệm adn cha con tại Kon Tum

xét nghiệm adn cha con tại Kon Tum

Người ta thường nói adn chính là sợi dây ràng buộc giữa cha và con, mỗi bậc cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho người con của mình ngay cả khi không đăng ký kết hôn, kết quả xét nghiệm adn cha con sẽ là bằng chứng chứng minh mối quan hệ huyết thống. Bài viết dưới đây Rong Ba Group sẽ trình bày về dịch vụ xét nghiệm adn cha con tại Kon Tum, hãy cùng theo dõi nhé!

Xét nghiệm ADN cha con là gì? Ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm ADN cha con là một dạng xét nghiệm di truyền, nhằm mục đích nhận định chính xác người cha đẻ của đứa trẻ (người đã cho bé 1 nửa bộ gen). Vì con người chúng ta khi sinh ra đã mang một bộ gen đặc trưng, một nửa nhận từ cha, phần còn lại của mẹ. Do đó, thông qua việc so sánh kiểu gen có thể kết luận quan hệ huyết thống giữa cha và con. Kết quả xét nghiệm ADN cha con sẽ xảy ra 2 trường hợp, cụ thể là:

Trường hợp 1: Xác suất có quan hệ huyết thống hay độ chính xác đạt 99,99% nếu người cha giả định chính là người cha sinh học của đứa trẻ.

Trường hợp 2: Xác suất có quan hệ huyết thống là 0% khi người cha giả định không phải là cha sinh học của đứa bé.

Hình thức xét nghiệm ADN cha con hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp tìm lại thân nhân, hài cốt liệt sĩ hoặc con cái thất lạc, hỗ trợ mọi người đoàn tụ gia đình. Ngoài ra, những thủ tục hành chính cũng cần kết quả xét nghiệm ADN, ví dụ như:

Làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp cha mẹ sinh bé khi chưa đăng ký kết hôn.

Làm căn cứ để xác định vai trò và trách nhiệm trợ cấp cho con cái nếu vợ chồng ly hôn.

Vì một số lý do giấy khai sinh của trẻ chỉ có tên mẹ. Lúc này, việc xét nghiệm ADN giúp bổ sung thêm tên người cha vào.

Làm cơ sở hoàn thiện thủ tục tiếp nhận quyền thừa kế mà ông bà, cha mẹ hoặc người thân để lại.

Hỗ trợ thực hiện hồ sơ pháp lý trong việc tranh chấp quyền thừa kế tài sản.

Góp phần làm hồ sơ nhập tịch, cấp visa.

Tổng quan về Kon Tum và giá dịch vụ xét nghiệm adn cha con tại Kon Tum

Tỉnh Kon Tum nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên, là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới chung với 2 nước Lào và Campuchia. Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên 9.690,46 km²; phía Tây giáp Lào, Campuchia 280,7 km đường biên giới; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam 142 km, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi 74 km, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai 203 km.

Địa hình: Kon Tum nằm ở phía Tây Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Phía Bắc địa hình rất dốc, có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu vực phía nam Việt Nam  với  độ  cao  tuyệt đối 2.598 m, độ cao  trung  bình  phía Bắc 800 m – 1.200 m, phía Nam từ 500 m – 530 m.

Khí hậu: Nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 20°C đến 23,5°C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4, tháng 5. Biên độ giao động nhiệt trong năm từ 6°C đến 7°C (hiệu số giữa nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình biến đổi từ 1.662,2mm đến 2.585,7 mm. Vùng núi phía Bắc và Đông Bắc lượng mưa trung bình khá cao 2.500 mm đến 2.900 mm, cá biệt có nơi lượng mưa đến 3.000 mm như Đắkman, Mường Hoong, Ngọc Tem…

Tổ chức hành chính: Kon Tum hiện có 09 đơn vị hành chính gồm: thành phố Kon Tum (trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh) và 08 huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Plong, Kon Rẫy và Tu Mơ Rông.

Dân số: 473.300 người (năm 2013) với trên 42 thành phần dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Mật độ dân số: 46 người/km²

xét nghiệm adn cha con tại Kon Tum
xét nghiệm adn cha con tại Kon Tum

Xác định quan hệ huyết thống với xét nghiệm ADN

Một phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều người đàn ông, vậy khi sinh con đứa trẻ là con ai?Ca dao xưa của nhân dân ta cũng đã nói lên những nghi vấn, nhưng bất lực:

* Đẻ đứa con trai

* Chẳng biết nó giống ai ?

* Cái mặt thì giống ông Cai

* Cái đầu ông Xã, cái tai ông Trùm

Một bạn đọc ở Kon Tum  hỏi: Ở địa phương ông ta có chị T. gần 40 tuổi, không chồng, ao ước đẻ được một đứa con để nuôi. Hai anh H. và Đ. đã đáp ứng nguyện vọng đó. Kết quả chị T. sinh được một cháu trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. Anh H. và Đ. đều nhận là con mình (hai người đều có vợ nhưng không có con trai), việc tranh chấp rất căng thẳng. Ngay chị T. cũng không biết ai là bố đứa trẻ, vì cùng một thời gian chị T. quan hệ tình dục với cả hai anh. Bạn đọc hỏi, vậy khoa học ngày nay xác định như thế nào ?

Gần như năm nào cũng có một số người hỏi về vấn đề này và yêu cầu tư vấn. Thông thường nhất là nam giới nghi ngờ vợ ngoại tình, đứa trẻ sinh ra chưa chắc đó là “tác phẩm” của chính mình. Nhưng cũng có phụ nữ yêu cầu được xét nghiệm huyết thống cho con, để người chồng đừng ghen hão, hoài nghi… Thậm chí có trường hợp đương sự yêu cầu được xét nghiệm huyết thống để tránh bị vu oan hoặc tránh bị yêu sách thừa kế tài sản…

Hệ kháng nguyên bạch cầu

Xét nghiệm nhóm máu hồng cầu như nhiều người tưởng giải quyết được vấn đề, thực ra bất lực. Xét nghiệm này không thể cho được kết luận chắc chắn. Để xác định ai là bố đứa trẻ thì xét nghiệm máu cổ điển chỉ cho phép xác định người đàn ông nào đó không phải là cha của đứa trẻ, hoặc thuộc diện những người nghi vấn chứ chưa thể khẳng định được. Nhưng nếu dựa vào những thành tựu biết được về hệ kháng nguyên bạch cầu, thì có thể giải đáp khá chính xác.

Các bạch cầu đều có chứa khoảng 40 kháng nguyên protein trong tất cả các nhóm liên kết của chúng, cho nên khả năng tìm được 2 người có cùng một nhóm liên kết rất hiếm. Đứa trẻ được di truyền một nửa kháng nguyên bạch cầu là của bố và một nửa của mẹ.

Năm 1983, tại bang California, Mỹ, người ta đã xử một vụ kiện lý thú. Đó là xác định trách nhiệm người cha (phải góp phần nuôi dưỡng) hai đứa trẻ sinh đôi do một thiếu phụ Mỹ kiện một người đàn ông Mỹ, vì ông ta không chịu nhận con. Tòa án đã đề nghị cho giám định y khoa.

Ngày ấy xét nghiệm ADN chưa phổ cập. Các nhà y học đã dựa vào những hiểu biết mới về hệ kháng nguyên bạch cầu để giám định. Kết quả xét nghiệm đã khẳng định được người đàn ông trên là bố của một trong hai đứa trẻ, còn đứa thứ hai thì không phải là con ông ta (trẻ sinh đôi từ 2 trứng khác nhau).

Khi biết kết quả, lập tức người đàn bà bất hạnh liền báo cho tòa thêm một người đàn ông khác đã từng ăn nằm với chị ta. Và qua xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu, các nhà khoa học đã cho biết chính người đàn ông thứ hai này là bố của đứa trẻ sinh đôi thứ hai. Kết quả giám định y khoa nói trên đã được người thiếu phụ và hai người đàn ông kia thừa nhận.

ADN, sợi dây ràng buộc cha con

ADN là 3 chữ viết tắt của acid deoxyribonucleic. Nó do ba chất cơ bản tạo thành: đường deoxyribose, acid phosphoric và một gốc base nitơ (có 4 gốc base: adenine, cytosine, guanine, thymine). Ba thành phần trên sắp xếp theo thứ tự đường luân phiên với acid và cứ mỗi gốc đường đính với một trong bốn loại base tạo thành cặp trình tự đã được mã hóa từ trước, gồm hai chuỗi xoắn kép sắp xếp theo trình tự nhất định theo mã rất đặc trưng.

Một bộ ba (đường, acid, base) này được gọi là một nucleotide, nhiều mẩu nucleotide đính kết lại gọi là polynuleotide. Thể nhiễm sắc của tế bào được cấu tạo từ ADN, và gen là một đoạn nhỏ của phân tử ADN. Mỗi một cá thể có bộ ADN khác nhau, nó là cơ sở vật chất của tính di truyền.

Dọc theo ADN có các chuỗi cơ chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Đoạn lặp lại chứa từ 16-70 nucleotide, được nhà khoa học người Anh là A. Jeffereys (một trong những người đầu tiên ứng dụng ADN vào xét nghiệm huyết thống) gọi nhóm chuỗi đó là “tiểu vệ tinh” (minisatellite – VNTR) hay (microsatelite – STR). Các đoạn lặp đi lặp lại nhiều lần này theo trình tự chuỗi trên toàn bộ chiều dài bộ gen.

Mỗi người có số lượng VNTR và STR khác nhau, tương quan chiều dài, trình tự cũng khác nhau. Mục đích của kỹ thuật phân tích ADN là tìm ra sự đồng dạng về các đoạn lặp đi lặp lại nhiều lần theo trình tự chuỗi này.

Người ta dùng các kỹ thuật sinh học phân tử để xác định các đoạn lặp lại đó. Đứa con sẽ mang các đoạn lặp lại này của bố và các đoạn lặp lại của mẹ. Những đặc tính này của STR và VNTR là không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá thể.

Đối với đoạn STR (vi vệ tinh), người ta dùng kỹ thuật PCR (chữ viết tắt của polymerase chain reaction = phản ứng dây chuyền polymeraza) để khuếch đại đoạn gen có chứa đoạn STR đó rồi nhờ một máy chuyên dụng (GENESCAN) với phần mềm vi tính đo chiều dài đoạn lặp lại STR. Đứa con có đoạn lặp lại STR một giống bố và một giống mẹ.

Đối với các đoạn VNTR (tiểu vệ tinh) vì chứa nhiều nucleotide hơn và độ lặp lại nhiều hơn (dài hơn), nên người ta dùng kỹ thuật Finger Printing để phân tích. Trước hết dùng men (enzym) cắt hạn chế (tránh không cắt vào bên trong đoạn VNTR) toàn bộ gen thành nhiều mảnh nhỏ. Sau đó chạy điện di các mảnh gen này trên thạch agarose.

Dùng kỹ thuật Southern Blotting chuyển các mảnh ADN vào giấy cellulose. Gắn ADN đích lên giấy và chụp hình bằng phóng xạ để nhận ra đoạn VNTR. Con sẽ có đoạn lặp lại VNTR một giống bố và một giống mẹ.

Độ chính xác của mỗi kết quả xét nghiệm dựa vào tần suất các STR và VNTR của từng chủng tộc. Nếu làm xét nghiệm với càng nhiều đoạn STR và VNTR thì độ chính xác càng cao. Xác suất hai người có cùng số đoạn lặp lại VNTR và STR là cực kỳ hiếm – chỉ có trường hợp ngoại lệ đó là hai anh em sinh đôi từ một trứng.

Tuy nhiên, xét nghiệm phân tích ADN vẫn chưa được tiến hành rộng rãi. Bởi muốn làm được điều đó cần phải có các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền. Và số tiền phải trả cho mỗi xét nghiệm nhiều, chưa phù hợp với túi tiền của số đông người lao động hiện nay.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin