Thời tiết yên tử

thời tiết yên tử

Chùa Yên Tử Quảng Ninh là cách gọi tắt của khu di tích và danh lam thắng cảnh Yên Tử một trong những điểm nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh.

Ở đây có rất nhiều ngôi chùa thiêng liêng được nhiều người biết đến. Mỗi năm, có hàng nghìn người hành hương đến đây để vãn cảnh, dâng hương lên chùa.

Tuy nhiên Chùa Yên Tử  nằm ở đâu, thời tiết nơi đây như thế nào,… là điều không phải ai cũng biết. Với những băn khoăn chưa có lời giải đáp thì trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đem đến một số thông tin hữu ích dành cho các bạn.

Thời tiết yên tử thế nào

Bạn đang dự định cho chuyến hành hương lên núi Yên Tử nhưng chưa biết thời tiết yên tử ra sao, cần chuẩn bị gì cho chuyến du lịch? Hãy tham khảo ngay cẩm nang du lịch Yên Tử trọn gói dưới đây của chúng tôi  để có chuyến du lịch trọn vẹn nhất nhé.

Thời tiết yên tử thế nào? Cần chuẩn bị gì

Danh thắng Yên Tử nằm trên địa phận thành phố Uông Bí, Quảng Ninh và một phần tỉnh Bắc Giang. Yên Tử là hệ thống đền – chùa trải dài theo dãy Yên Tử. Chùa yên Tử gắn liền với quá trình tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Phái Trúc Lâm.

Chùa Yên Tử linh thiêng, mỗi năm chào đón hàng nghìn lượt khách về hành hương, vãn cảnh.

thời tiết yên tử quanh năm

thời tiết yên tử quanh năm mát mẻ, khô ráo. Tuy nhiên, tùy theo từng mùa mà có đặc trưng thời tiết riêng.

Yên Tử mùa xuân thấm trong dải mây mù lãng đãng với một vài cơn mưa phùn nhẹ. Nhiệt độ khá thấp, từ 12 đến 18 độ.

Mùa hè Yên Tử dịu mát hơn so với nắng nóng miền Bắc. Đi dưới những tán rừng thông vào buổi sáng sớm, bạn còn cảm thấy se se lạnh.

Mùa đông Yên Tử thời tiết rét đậm, có khi xuất hiện băng giá trên đỉnh Yên Tử. Du khách nên tránh đi vào mùa này vì đường trơn và thời tiết khắc nghiệt.

Nên đi Yên Tử vào thời gian nào

Thời gian được nhiều du khách lựa chọn đi Yên Tử nhiều nhất là mùa xuân. Bắt đầu từ những ngày đầu Tết Nguyên Đán đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian có đông du khách đến với Yên Tử nhất.

Đây cũng là thời gian Yên Tử mở lễ hội Xuân từ mùng 10 tháng Giêng. Tuy nhiên, lượng du khách đổ về Yên Tử rất đông, sẽ phải xếp hàng chờ cáp treo khá lâu.

Vào những ngày khác (từ tháng 4 đến tháng 12), Yên Tử khá vắng, không gian yên tĩnh, thanh bình. Thời gian hợp lí để vãn cảnh Yên Tử là du lịch Yên Tử 1 ngày 1 đêm, kết hợp thời gian tham quan chùa và nghỉ ngơi hợp lí.

Chùa Yên Tử Quảng Ninh thờ ai

Chùa Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau nhưng mỗi năm hành hương tới đây, du khách lại một lần muốn tưởng nhớ đến vị vua một thời của đất nước.

Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem đến phước lành cho dân chúng. Mỗi năm khi đến lễ hội chùa Yên Tử lại là một lần để dân chúng tưởng niệm về Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam.

Chùa Yên Tử không phải là 1 chùa mà là hệ thống chùa, am, tháp… Cùng chúng tôi tìm hiểu về những danh thắng tại đây để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Các địa điểm tham quan ở Yên Tử

Đền Trình (chùa Bí Thượng) là vai trò chùa Trình trước khi hành hương lên Khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.

Chùa Suối Tắm: Nơi gắn liền với truyền thuyết vua Trần Nhân Tông đã dừng chân, nghỉ ngơi tại đây. Suối tại chùa có tên là Suối Tắm.

Chùa Cầm Thực: chùa được xây vào thời Trần, bị phá hủy trong chiến tranh. Hiện nay đã được xây dựng lại.

Chùa Giải Oan: Chuyện kể rằng, khi vua Trần Nhân Tông bỏ ngôi đi tu, các cung tần mĩ nữ của ngài mong muốn ngài quay lại triều đình.

Nhà vua tỏ rõ quyết định ở lại Yên Tử, khuyên họ trở vè làm lại cuộc đời. Để tỏ lòng trung, một số người đằm mình dưới suối tự vẫn.

Thương tiếc, vua đã lập đàn để cúng giải oan cho các cung phi ấy. Nơi dựng đàn tràng về sau được gọi là chùa Giải Oan. Chùa Giải Oan nằm ngay bên dòng suối Giải Oan.

Chùa Hoa Yên: chùa lớn nhất Yên Tử, nơi Phật Hoàng và các vị tổ sư Trúc Lâm Yên Tử giảng đạo.

Cụm Tháp Hòn Ngọc là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối Lê cho đến đầu thời Nguyễn, gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử.

Tháp Tổ

Khu Tháp Tổ: nơi cất giữ một phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng xá lị của các vị tu hành khác trên núi Yên Tử.

Chùa Một Mái: Nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông thường đọc sách, soạn kinh. Chùa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Phật tổ và thờ Mẫu.

Am Ngự Dượng, am Thung: Đây là nơi Phật Hoàng điều chế thuốc, không chỉ chữa bệnh cho các nhà sư trên núi Yên Tử mà còn phân phát thuốc cho bách tính vào lúc dịch bệnh.

Chùa Bảo Sái: chùa đặt tên theo đệ tử thân tín của Phật Hoàng. Đây là nơi tu hành của đệ tử này. Được ngài giao cho việc biên tập và ấn tống tất cả kinh văn của Trúc Lâm Yên Tử (một việc rất quan trọng thời xưa)

Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: tượng mới được đúc trong những năm gần đây, Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 15 m, nặng 138 tấn.

Tượng An Kì Sinh: theo truyền thuyết, đây là tượng của một vị tu sĩ hóa đá.

Chùa Đồng: Chùa Đồng Yên Tử thờ ai? Điểm  đến cao nhất ở Yên Tử là chùa Đồng. Khi Phật Hoàng còn tại thế, đây là nơi ngài ngồi tọa thiền với một bên là vách đá dựng đứng.

Về sau, chùa được vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, chùa được tạc bằng đồng. Đến năm 2007, chùa được trùng tu cho đến ngày nay. Chùa Đồng hiện thờ Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam tổ Trúc Lâm.  

Hành trình du khách vãn cảnh Yên Tử

Với khá nhiều các chùa, am, tháp, rừng cây… bạn có thể sẽ khá lo lắng, không biết lên tham quan theo lịch trình nào? Tuy nhiên, hệ thống chùa ở Yên Tử được xây dựng theo hệ thống riêng, khá trật tự.

Từ quốc lộ 18, du khách đã bắt gặp đền Trình (chùa Bí Thượng), du khách di chuyển bằng phương tiện riêng có thể chọn dừng lại ở chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Lân … nằm dải dác ở trên đường vào khu trung tâm Yên Tử.

Sau khi gửi xe, qua bãi đỗ xe trung tâm, du khách di chuyển qua khu Văn Hóa Yên Tử đến chùa Giải Oan. Tại đây, với những khách chọn đi cáp treo thì di chuyển bằng cáp treo lên chùa Hoa Yên (chặng 1), từ chùa Một Mái đến gần tượng An Kì Sinh (chặng 2).

Với ai lựa chọn leo núi Yên Tử bằng đường bộ thì di chuyển theo cung: chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – Cụm Tháp Hòn Ngọc – khu Tháp Tổ – chùa Một Mái – am Ngự Dượng, am Thung – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu – Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng An Kì Sinh – chùa Đồng. Tại các điểm trên có bảng chỉ dẫn rõ ràng để du khách tham quan.

thời tiết yên tử
thời tiết yên tử

Chùa Yên Tử ở đâu

Chùa Yên Tử bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều. Đỉnh núi thường có mây bao phủ quanh năm nên được gọi là Bạch Vân sơn.

Yên Tử không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa mà còn là cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục. Khu di tích trên đỉnh Yên Tử thường được nhắc đến ngắn gọi với tên chùa Yên Tử.

Tại vị trí núi non hùng vĩ này có nhiều những ngôi chùa, tháp cổ đã có từ rất lâu đời. Được biết đây còn chính là trung tâm Phật giáo của Việt Nam.

Địa chỉ chi tiết thuộc: Núi Yên tử Thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Thời gian mở cửa từ 5h – 20h hàng ngày

Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét

Chùa Yên Tử Quảng Ninh có độ cao nhất là 1068m. Đây là vị trí của chùa Đồng, ngôi chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê.

Ngôi chùa này được đúc hoàn toàn bằng đồng với độ cao là 3m và rộng 12m. Tại đây có bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng lớn để các du khách tới hành lễ.

Ở độ cao khoảng 700 là ngôi chùa Vân Tiêu. Đúng với tên gọi này, ngôi chùa như núp mình sau những áng mây, lúc ẩn lúc hiện. Ở vị trí thấp nhất, độ cao khoảng 543m là ngôi chùa Hoa Yên.

Đây là một trong những ngôi chùa tại Yên Tử được xây mới hoàn toàn thay thế cho ngôi chùa cũ 30 năm tuổi. Phong cách kiến trúc thời Trần – Lê có thể thấy rõ ở ngôi chùa này. Vì được thiết kế lại nên Hoa Yên có đầy đủ các khu vực phục vụ hành lễ của sư trụ trì và tăng ni.

Kinh nghiệm đi chùa Yên Tử Quảng Ninh như thế nào

Nếu lần đầu tiên đến với Yên Tử bạn cần chú ý đến việc mình sẽ đi đến Đông Yên Tử, Tây Yên Tử hay cả hai. Vì khu vực Yên Tử được chia làm hai khá rõ rệt. Một số kinh nghiệm đi Chùa Yên Tử dưới đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.

Di chuyển đến chùa Yên Tử Quảng Ninh

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đi bằng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Đối với các phương tiện cá nhân, bạn hoàn toàn có thể sử dụng định vị qua bản đồ để có thể lái xe một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Hai điểm Tây Yên Tử và Đông Yên Tử đều nằm trên QL18, chính vì vậy từ Hà Nội bạn có thể bắt các chuyến xe đi Quảng Ninh, Móng Cái và chọn điểm dừng phù hợp.

Nếu muốn đến phía Tây, bạn sẽ dừng tại điểm thị xã Đồng Triều. Điểm dừng là đoạn cắt giữa phố Trần Nhân Tông với QL18. Từ đây bạn bắt xe đến ga cáp treo Ngọa Vân khoảng 10km.

Với những bạn muốn đi đến phía Đông thì sẽ xuống xe ở đoạn Tp. Uông Bí. Từ đoạn chùa Trình bạn sẽ tiếp tục bắt xe đến bế xe Hạ Kiều khoảng 15km.

Cần chuẩn bị gì khi đi Yên Tử

Trang phục: Với đặc trưng thời tiết yên tử. Nếu bạn đi vào mùa xuân hoặc đông, nhiệt độ trên núi khá lạnh nhưng chỉ cần đi một lúc là đã nóng hầm hập, nghỉ một lúc lại thấy lạnh nên bạn chỉ nên mang một chiếc áo khoác mỏng để tiện cởi ra buộc quanh bụng hay gắt vào balo.

Còn đi vào mùa nóng thì các bạn nữ nên mặc kín đáo một chút. Hãy chọn những bộ quần áo thoáng mát bằng vải coton, thấm mồ hôi nhé.

Bạn nên chọn check “thời tiết yên tử ngày mai” trước khi đi để mang theo vật dụng phù hợp, sắp xếp hành trình hợp lí.

Balo: bạn cần chuẩn bị một chiếc ba lô nhỏ để đựng  thức ăn, nước uống hay các đồ vật khác, tránh mang những đồ lỉnh khỉnh, không cần thiết khi lên núi vì đường lên núi xa và khá khó đi, hạn chế mang túi xách nhé, sẽ rất nặng đấy.

Giày, dép: bạn nên mang đôi giày thể thao hoặc giày chuyên dùng leo núi, không nên đi giày mềm hoặc quá mỏng, bạn cũng có thể chọn cho mình đôi dép mềm để đi cho thoáng khí. Đường khá dốc, trơn vì nhiều đoạn phải đi trên đá tuyệt đối không đi giày cao gót.

Gậy hỗ trợ leo núi: Ở dưới chân núi, người dân bán khá nhiều gậy trúc với giá 5.000đ/ cái. (không được mang gậy vào cáp treo)

Điện thoại, máy ảnh, sạc dự phòng…

Bạn từ nơi xa đi vãn cảnh Yên Tử thì có thể chọn đặt phòng khách sạn ngay dưới chân núi. Để đồ đạc tại phòng, sau khi leo núi Yên Tử xuống nghỉ ngơi là tốt nhất.

Các ngôi chùa đều là nơi linh thiêng chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến việc ăn mặc khi muốn đến dâng hương. Không chỉ riêng chùa Yên Tử, mà bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng cần mặc đồ kín đáo, lịch sự.

Thường du khách sẽ đến đây dịp đầu năm, khi đó thời tiết khá lạnh và chùa cũng ở trên cao nên bạn cần chú ý đem theo áo khoác.

Đặc biệt, bạn cũng sẽ phải leo một quãng đường núi khá dài nên hãy chuẩn bị một đôi giày thể thao thật tốt, êm chân để có thể di chuyển thoải mái.

Chùa Yên Tử Quảng Ninh vô cùng linh thiêng chính là điểm đến mỗi năm của rất nhiều du khách. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của riêng mình. Kiến trúc ấn tượng, khung cảnh hùng vĩ chắc chắn sẽ giúp bạn có được chuyến đi thú vị khi đến với Yên Tử.

Những chia sẻ trên về thời tiết yên tử Rong Ba hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang trọn vẹn cho chuyến du lịch sắp tới. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ, thú vị nhé!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin