Vốn FDI là gì

Việt Nam tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp. Các nguồn lực kinh tế thì yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng. Vậy vốn FDI là gì? Tại sao nó lại mang lại những giá trị to lớn như vậy? Bài viết vốn FDI là gì của Công ty Luật Rong Ba dưới đây sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.

Vốn FDI là gì?

Để hiểu về vốn FDI thì trước hết chúng ta cần phải hiểu FDI là gì. FDI là một hình thức đầu tư có thời hạn dài của cá nhân, tổ chức của quốc gia này vào quốc gia khác bằng cách như lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh trong đó chủ đầu tư sẽ nắm quyền điều hành, quản lý cơ sở đó để có lợi nhuận.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

Theo quy định Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Theo Luật Đầu tư 2020 (hiện hành) không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3, Luật đầu tư 2020 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, theo quy định này thì đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn vốn FDI từ đâu?

Như đã nêu ra ở định nghĩa, vốn FDI là vốn từ quốc gia này đầu tư vào quốc gia khác hay nói cách khác, vốn FDI là nguồn vốn nước ngoài. Về bản chất của vốn FDI, đó là nhu cầu của hai bên giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Cụ thể:

Đầu tư bằng vốn FDI sẽ thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận.

Khi đầu tư FDI sẽ có thể kèm theo quyền chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận.

Vốn FDI liên quan trực tiếp đến việc mở rộng thị trường của các tổ chức và doanh nghiệp đa quốc gia.

Đầu tư FDI gắn liền với sự phát triển của tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

FDI là viết tắt từ từ gì?

FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment.

vốn FDI là gì
vốn FDI là gì

Bản chất của nguồn vốn FDI

Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:

Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.

Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.

Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.

Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.

Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

Các đặc điểm chính của FDI

FDI là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.

Muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước được đầu tư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.

Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.

Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Bên cạnh đó, họ còn được tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Vì thế có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao.

Để được tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia.

Thông thường, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.

Các hình thức FDI

Trong hoạt động FDI có những hình thức đầu tư như sau:

Một, Hình thức đầu tư Horizontal FDI:

Đây là hình thức đầu tư được biểu diễn theo chiều ngang. FDI sẽ được thực hiện đối với một công ty nhân đôi về những hoạt động tại các nước khác trong cùng một giai đoạn chuỗi giá trị.

Hai, Hình thức đầu tư Platform FDI:

Là hình thức đầu tư nền tảng. FDI đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tới một quốc gia nào đó thông qua mục đích sẽ xuất khẩu sang một nước có liên quan khác.

Ba, Hình thức đầu tư Vertical FDI:

Là hình thức đầu tư theo chiều dọc. Thể hiện việc các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị dựa theo từng giai đoạn tương ứng với chiều dọc ở nước sở tại

Vai trò của vốn FDI

Vốn FDI là phần tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Vốn FDI có thể được phân theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn.

Vốn FDI là nguồn vốn từ nước ngoài, vì thế nó sẽ có những tác động tích cực đến nên kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và với quốc gia đầu tư.

Đối với quốc gia đầu tư:

Tác động tích cực:

Nhà đầu tư có quyền điều hành, quản lý nên sẽ có quyền đưa ra những quyết định có lợi cho phía mình để đảm bảo về hiệu quả đầu tư.

Nhà đầu tư được quyền khai thác những lợi thế từ quốc gia tiếp nhận: thị trường tiêu thụ lớn, nhân công giá thành thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên…

Nhà đầu tư tránh được các rào cản bảo hộ, phí mậu dịch tại quốc gia tiếp nhận vốn FDI.

Tác động tiêu cực:

Vốn đầu tư FDI là vốn đầu tư ra một quốc gia khác, vì thế trong nước sẽ bị mất đi một khoản vốn. Nếu nước đầu tư có những khó khăn để thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm… thì sẽ thiếu một khoản vốn đáng kể.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong việc thay đổi chính sách kinh tế, thuế hy những tác động của chiến tranh, thiên tai… và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư.

Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư:

Tác động tích cực:

Quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI sẽ tăng được nguồn thu ngân sách nhà nước, có vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản suất kinh doanh tăng kim ngạch xuất khẩu, từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế và hội nhập quốc tế.

Ít phải chịu rủi ro từ việc vốn đầu tư có hiệu quả hay thua lỗ.

Quốc gia tiếp nhận vốn và còn được tiếp thu, học hỏi các công nghệ kỹ thuật mới, các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả, tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

Mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn, tạo điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có thể tham gia sản xuất trên quy mô ngoài phạm vi quốc gia.

Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải cách công nghệ, nâng cao năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Tác động tiêu cực:

Nếu không quản lý tốt các doanh nghiệp FDI và không có quy hoạch tốt thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên tràn lan sẽ khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt và gây ra hậu quả về ô nhiễm môi trường.

Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực gì, ở vùng nào, và như vậy sẽ làm mất cân bằng kinh tế giữa các vùng.

Nếu các doanh nghiệp trong nước không đủ mạnh, không đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp FDI sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước bị phá sản.

Dẫn đến ảnh hưởng chính trị nếu doanh nghiệp FDI vận động được chính quyền địa phương đồng ý các quyết định có lợi cho họ.

Như vậy, có thể hiểu về vốn FDI là gì và những tác động chính của loại vốn này. Vì thế, để hạn chế tối đa những rủi ro cho nguồn tài nguyên, về chính trị hay bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước thì quốc gia tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, vững chắc để ràng buộc cũng như ổn định nguồn vốn này.

Lợi ích cho doanh nghiệp FDI

Thứ nhất, Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế cần vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.

Thứ hai, Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý cấp cao

FDI sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh được  tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

Thứ ba,Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Tất cả các xí nghiệp trong nước có quan hệ làm ăn với công ty vay vốn FDI sẽ cùng tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

Thứ tư, Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương, qua đó, cải thiện tích cực nền kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng chuyên môn tiến bộ và tiến bộ sẽ gia tăng tay nghề địa phương. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI.

Thứ năm, Nguồn thu ngân sách lớn (thuế)

Thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về vốn FDI là gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về vốn FDI là gì và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin