Visa dài hạn

Visa (hay còn gọi là thị thực) bao gồm visa xuất cảnh đưa người Việt Nam sang nước ngoài và visa nhập cảnh đưa người nước ngoài vào Việt Nam.

Hiện nay, các nước trong khu vực Asean được miễn visa nhằm kích cầu du lịch và các vấn đề kinh tế khác. Visa có hai loại, dài hạn và ngắn hạn.

Trong bài viết dưới đây, Luật Rong Ba sẽ giới thiệu cho bạn về visa dài hạn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao cần phân loại visa ngắn hạn và dài hạn?

Dựa theo nhu cầu và thời gian chuyến đi có thể phân loại visa, người giữ visa không thể thay đổi được thông tin đã có. Vì thế việc phân loại visa rất quan trọng để kiểm soát thông tin khi bạn nhập cảnh vào một quốc gia khác.

Dựa vào lý do và thời gian của chuyến đi mà bạn sẽ được cấp loại visa tương ứng, trừ những trường hợp đặc biệt. Và để có được visa, bạn phải đáp ứng đủ yêu cầu cũng như trải qua những thủ tục theo đúng quy định.

Thế nào là visa ngắn hạn?

Visa ngắn hạn là loại thị thực có thời hạn từ 1-3 tháng, tùy theo quy định của từng quốc gia. Với những quốc gia có quy định xuất nhập cảnh nghiêm ngặt, thời gian lưu trú tối đa chính xác là 90 ngày (không phải 3 tháng). Và người xin visa phải tuân thủ tuyệt đối thời hạn ghi trên visa.

Số ngày được phép lưu trú tại nước ngoài cũng như khoảng thời gian mà số ngày lưu trú có giá trị được ghi rõ trên visa. Thị thực ngắn hạn được áp dụng với các trường hợp sau:

– Đi du lịch

– Tham gia một khóa học ngắn hạn

– Đi công tác,

– Thăm người thân, bạn bè

– Đi chữa bệnh

– Theo chương trình giao lưu văn hóa, tôn giáo

Trong một số trường hợp đặc biệt, có những đối tượng được miễn visa. Bạn vui lòng liên hệ Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán các nước để biết thêm chi tiết.

Tại Việt Nam và hầu hết các nước, để xin visa nhập cảnh, thời hạn sử dụng hộ chiếu phải còn tối thiểu 6 tháng.

Visa ngắn hạn gồm những loại sau:

1 tháng 1 lần

3 tháng 1 lần

3 tháng nhiều lần.

Visa dài hạn là như thế nào?

Những visa có thời hạn sử dụng từ 1-3 năm được gọi là visa dài hạn. Áp dụng cho các đối tượng nhập cảnh với mục đích du học, làm việc dài hạn 1 năm trở lên. Vì thế, visa dài hạn còn được gọi là thẻ tạm trú.

Tại Việt Nam, lao động nước ngoài có giấy phép lao động thì có thể xin cấp thẻ tạm trú tối đa lên đến 2 năm, tùy theo thời hạn trên giấy phép lao động.

Ngoài thẻ tạm trú, Việt Nam còn có một loại giấy phép khác là thẻ thường trú. Đây cũng là 2 loại thẻ cư trú tại Việt Nam dành cho người ngoại quốc.

Xin visa dài hạn có khó không?

Quá trình hoàn thiện thủ tục xin visa dài hạn phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn visa ngắn hạn. Theo đó, hồ sơ xin visa của bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và phải trải qua nhiều công đoạn thẩm định xét duyệt từ hai phía quốc gia. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng khiến hồ sơ visa không được duyệt.

Luật và các văn bản luật hướng dẫn về việc xin cấp visa thị thực dài hạn cho người nước ngoài

– Luật số 47/2014/QH2013 – Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 

– Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài

Hồ sơ chuẩn bị cho người nước ngoài xin visa thị thực dài hạn tại Việt Nam

– Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện…..Doanh nghiệp, tổ chức phải nộp trong trường hợp lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)

– Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc Thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp, tổ chức

– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (NA16).(Nộp tờ khai này trong trường hợp công ty lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)

– Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).

– Hộ chiếu gốc còn thời hạn (Tối thiểu còn hạn 6 tháng tính từ hết hạn visa thị thực dài hạn đang dự kiến xin cấp)

– Sổ tạm trú, Giấy xác nhận tạm trú hoặc tờ khai tạm trú online của người nước ngoài.

Hồ sơ đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

-Trường hợp xin visa lao động: Bản sao chứng thực Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với với những trường hợp được miễn giấy phép lao động

– Trường hợp với visa đầu tư dài hạn: Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật đầu tư.

– Trường hợp với visa thăm thân:  Bản chứng thực hoặc bản dịch công chứng ra tiếng Việt (Tùy từng loại hồ sơ) Giấy tờ tài liệu chứng minh quan hệ thân nhân như Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình, Giấy chứng nhận quốc tịch ……

Nộp hồ sơ xin visa dài hạn tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

Tại Việt Nam doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp visa thị thực dài hạn cho người nước ngoài làm thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành  phố nơi doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở chính.

Thời gian  làm thủ tục xin cấp visa thị thực dài hạn.

Thời gian làm thủ tục theo quy định hiện hành là 05 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ. Thời gian nhận kết quả visa thị thực sẽ được ghi rõ trong biên nhận khi doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Người nước ngoài muốn xin visa dài hạn – thẻ tạm trú

 Người nước ngoài muốn xin thẻ tạm trú (resident card – có giá trị như một loại visa dài hạn) tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau :

+ Phải có giấy phép lao động / giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động  ( Vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết)

+ Visa có hiệu lực đang sử dụng phải đúng diện visa và đúng đơn vị bảo lãnh.

+ Phải đăng ký tạm trú tại nơi tạm trú và có sổ tạm trú của xã, phường ở Việt Nam

Các quy định quản lý xuất nhập cảnh chặt chẽ là một rào cản không nhỏ tới người nước ngoài muốn cư trú dài hạn tại Việt Nam.

Chẳng hạn như để xin được giấy phép lao động người nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam cũng phải xin và chuẩn bị không ít những giấy tờ phức tạp ( Lí lịch tư pháp nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự – bằng cấp và kinh nghiệm nước ngoài tương ứng với công việc được làm ở Việt Nam – lý lịch tư pháp Việt Nam -Giấy khám sức khỏe – công văn chấp thuận cho phép doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng lao động nước ngoài…..) Hoặc  xin được giấy xác nhận không  thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động  người nước ngoài phải thuộc một số trường hợp hạn chế theo luật định và cũng không ít giấy tờ kèm theo.

ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA VISA VÀ THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Nhìn chung, visa và thẻ tạm trú có 3 điểm giống nhau như sau:

Chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định;

Được cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam;

Để được cấp visa và thẻ tạm trú thì người nước ngoài phải có hộ chiếu và các giấy tờ đi lại quốc tế khác. 

visa dài hạn

visa dài hạn

PHÂN BIỆT: VISA VÀ THẺ TẠM TRÚ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Dưới đây, Anpha sẽ so sánh từng hạng mục những điểm khác nhau giữa visa và thẻ tạm trú, cụ thể:

Đối tượng

Visa (thị thực)

Thẻ tạm trú

Visa nhập cảnh: Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ngắn hạn

Visa xuất cảnh: Người Việt Nam xuất cảnh nước ngoài

 

Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam dài hạn

Người nước ngoài (cùng vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc trong nhiệm kỳ) thuộc lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc hoặc liên chính phủ tại Việt Nam

Người nước ngoài nhập cảnh bằng visa: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT

Điều kiện cấp

Visa (thị thực)

Thẻ tạm trú

Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất nhập cảnh

Thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu tối thiểu 13 tháng

Đã đăng ký tạm trú tại công an xã, phường

Các điều kiện khác theo từng trường hợp xin cấp thẻ

Mục đích xin cấp

Visa (thị thực)

Thẻ tạm trú

Các mục đích nhập cảnh Việt Nam ngắn hạn như: du lịch, công tác, hợp tác lao động, chương trình hội nghị, thăm người thân…

Các mục đích dài hạn như: đầu tư, hợp đồng lao động dài hạn, học tập hoặc nhập cảnh cùng ba, mẹ làm việc tại Việt Nam…

Hình thức cấp

Visa (thị thực)

Thẻ tạm trú

Cấp cùng sổ hộ chiếu (dán trực tiếp vào từng trang của sổ hộ chiếu)

Cấp rời (thị thực rời)

Cấp qua mạng (thị thực điện tử)

Đóng dấu vào visa được cấp rời

Đóng dấu vào hộ chiếu

Hình thức cấp rời (thị thực rời) sẽ được cấp trong các trường hợp sau: sổ hộ chiếu không còn trang để dán thị thực, hộ chiếu của quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cá nhân không có quốc tịch hoặc các trường hợp đặc biệt là ngoại giao, quốc phòng.

Thời hạn và giá trị pháp lý

Visa (thị thực)

Thẻ tạm trú

Thời hạn từ 1 tháng – 5 năm (*)

Có giá trị 1 lần hoặc nhiều lần

Thời hạn tối đa 2 năm, nhưng phải ngắn hơn tối thiểu 30 ngày so với thời hạn còn lại trên sổ hộ chiếu

(*) Thời hạn tối đa 12 tháng khi thăm người thân và tối đa 5 năm khi xin visa đầu tư.

Ưu điểm lớn nhất của thẻ tạm trú so với visa là bạn không cần phải làm thủ tục gia hạn mà vẫn có thể xuất nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn của thẻ tạm trú. 

→ Vậy nên, nếu người nước ngoài thuộc đối tượng được cấp thẻ tạm trú và muốn lưu trú dài hạn tại Việt Nam để làm việc, công tác, du học… thì nên làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam thay vì mất thời gian và chi phí để làm thủ tục xin visa và gia hạn visa nhiều lần. 

Cơ quan cấp

Visa (thị thực)

Thẻ tạm trú

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

Đại sứ quán Việt Nam

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

Bộ Ngoại giao

Lưu ý:

Đối với trường hợp bị mất visa, bạn phải được Đại sứ quán Việt Nam xác nhận, sau đó mới có thể làm thủ tục xin cấp mới visa.

Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về visa dài hạn. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về visa dài hạn, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin