Văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương

Văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương

Việc tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào? Trong những trường hợp nào Văn phòng Thùa phát lại sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động? 

Vậy tạm ngừng, chấm dứt hoạt động văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Các trường hợp được tạm ngừng hoạt động văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương

Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:

– Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập hoặc tất cả các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;

– Không đảm bảo điều kiện hoạt động khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trong các trường hợp trên.

Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các hồ sơ do Văn phòng Thừa phát lại tạm ngừng hoạt động thực hiện vẫn được tiếp tục lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.

Việc giải thể, chấm dứt hoạt động của văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012/QH13 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Việc giải thể, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ và tùy từng trường hợp, Văn phòng Thừa phát lại còn phải thực hiện các công việc sau đây:

Trường hợp tự giải thể, Văn phòng Thừa phát lại phải có phương án giải thể gửi Sở Tư pháp nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Trên cơ sở đồng ý của Sở Tư pháp thì tiến hành các thủ tục sau:

a) Hoàn tất việc đăng ký các vi bằng đã được lập;

b) Thanh lý các hợp đồng theo quy định của pháp luật;

c) Xử lý các công việc về thi hành án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này.

Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện các công việc khi Văn phòng Thừa phát lại giải thể, chấm dứt hoạt động.

Văn phòng thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?

Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 01 năm 2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động;

b) Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;

c) Bị hợp nhất, bị sáp nhập.

Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng đã ký với người lao động, thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết; trường hợp không thể thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết thì phải thỏa thuận với người yêu cầu về việc thực hiện các hợp đồng đó.

Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động; đối với hợp đồng dịch vụ đã ký kết mà chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì phải chấm dứt hợp đồng.

Hết thời hạn này mà Văn phòng Thừa phát lại chưa hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt hoạt động do bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập vì Trưởng Văn phòng hoặc toàn bộ Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng Thừa phát lại, của Thừa phát lại hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật dân sự.

Văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương
Văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương

Trình tự chấm dứt hoạt động văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương lại tự nguyện

Căn cứ khoản 2 Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 24/02/2020) quy định Văn phòng Thừa phát lại tự nguyện chấm dứt hoạt động thực hiện theo trình tự sau:

– Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng đã ký với người lao động, thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết; trường hợp không thể thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ đã ký kết thì phải thỏa thuận với người yêu cầu về việc thực hiện các hợp đồng đó.

– Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập, đăng tải thông tin về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và thông báo bằng văn bản cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

Hồ sơ lưu trữ của văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương chấm dứt hoạt động

Hồ sơ lưu trữ của Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp tự chấm dứt và bị thu hồi giấy phép hoạt động được xử lý như sau:

– Hồ sơ về thi hành án dân sự được chuyển cho Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để bảo quản theo chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự. Đối với các vụ việc thi hành án chưa kết thúc thì Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người có yêu cầu về thủ tục chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện việc thi hành án;

– Vi bằng và các tài liệu có liên quan khác được chuyển cho Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để lưu trữ.

Trường hợp chấm dứt do Bị hợp nhất, bị sáp nhập

Trường hợp chấm dứt hoạt động do Bị hợp nhất, bị sáp nhập thì quyền, nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại do Văn phòng Thừa phát lại hợp nhất hoặc Văn phòng Thừa phát lại nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện.

Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Văn phòng Thừa phát lại thực hiện các công việc khi Văn phòng chấm dứt hoạt động.

Thu hồi Quyết định cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương

Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập trong các trường hợp sau đây:

– Không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định;

– Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng Thừa phát lại chưa bắt đầu hoạt động;

– Không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc hết thời hạn tạm ngừng hoạt động tối đa mà không được hoạt động trở lại;

– Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập hoặc toàn bộ các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị miễn nhiệm, bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại;

– Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại Hải Dương và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin