Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam

Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam

Nhiều khi vô tình bạn bắt gặp những Văn phòng thừa phát lại hoặc nghe nói về Thừa phát lại thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về vấn đề chức năng của Văn phòng đó, liệu có như văn phòng bình thường hay không. 

Vậy văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Trước khi tìm hiểu Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? bài viết xin đưa ra khái niệm về văn phòng thừa phát lại và thừa phát lại để bạn đọc nắm được rõ hơn về vấn đề.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai Thừa phát lại trở lên).

Khác với Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại là do tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành quy định. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam nhận tập sự

Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự được quy định tại Điều 15 Thông tư 05/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:

– Phân công Thừa phát lại đủ điều kiện hướng dẫn tập sự và chịu trách nhiệm về việc phân công đó.

– Được thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với người tập sự; bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tập sự, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự và Thừa phát lại hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình.

– Xem xét, quyết định việc Thừa phát lại từ chối hướng dẫn tập sự, việc người tập sự đề nghị thay đổi Thừa phát lại hướng dẫn tập sự; theo dõi, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự; hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn giữa Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và người tập sự.

– Quản lý người tập sự trong quá trình tập sự tại tổ chức mình; tự mình hoặc theo đề nghị của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự xem xét, xử lý vi phạm đối với người tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này.

– Báo cáo Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về việc nhận và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Thông tư này. Báo cáo gồm các nội dung chính sau đây:

+ Số lượng người tập sự;

+ Đánh giá chất lượng tập sự của người tập sự;

+ Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại, người tập sự và trách nhiệm của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự theo quy định của Thông tư này;

+ Khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận tập sự và đề xuất, kiến nghị (nếu có).

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với người tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.

Về kết quả công tác kiểm sát hoạt động Thừa phát lại của văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam

Thực hiện Hướng dẫn số 03/VKSTC-V10 ngày 07/01/2014 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát hoạt động của văn phòng Thừa phát lại quy định nội dung kiểm sát tập trung, kiểm sát việc tống đạt các loại văn bản giấy tờ cho Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục và thời gian quy định.

Kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án, việc tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đảm bảo đúng thẩm quyền, thủ tục nội dung bản án, quyết định. Trường hợp phát hiện vi phạm sẽ căn cứ theo luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, luật thi hành án dân sự, luật tố tụng dân sự… để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị khắc phục vi phạm.

Thực hiện Điều 21 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-Bộ tư pháp- TANDTC- VKSNDTC-BCT ngày 28/02/2014 quy định phạm vi, thẩm quyền kiểm sát hoạt động Thừa phát lại: “Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền:

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thừa phát lại trong việc tống đạt các văn bản theo quy định của luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về tố tụng.

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thừa phát lại trong việc thi hành án theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và pháp luật thi hành án dân sự.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đã triển khai, quán triệt nghiêm Nghị quyết Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng chính phủ và văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thực hiện chế định Thừa phát lại.

Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nơi có văn phòng Thừa phát lại) đã tiến hành kiểm sát hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại đảm bảo đúng chức năng nhiệm vụ, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam
Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam

Phát triển văn phòng thừa phát lại văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26.11.2015 về thực hiện chế định thừa phát lại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 8.1.2020 về tổ chức hoạt động thừa phát lại.

Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định “Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển văn phòng thừa phát lại ở địa phương trình UBND cấp tỉnh phê duyệt”. Đây là cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Ngày 7.6.2021, UBND tỉnh ra Quyết định số 1228/QQĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh. Căn cứ theo Đề án, lộ trình phát triển văn phòng được thực hiện thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ năm 2021 đến 2025, phát triển từ 1 đến 5 văn phòng thừa phát lại, được phân bố theo khu vực có điều kiện phát triển kinh tế – xã hội; có tính đến nhu cầu hoạt động xét xử và thi hành án dân sự theo từng đơn vị cấp huyện góp phần giải quyết khó khăn về lượng án tồn đọng, các yêu cầu về thi hành án dân sự của tổ chức, cá nhân và số lượng chấp hành viên.

Trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến thành lập văn phòng thừa phát lại tại 5 địa bàn: TP. Tây Ninh, thị xã Hoà Thành, thị xã Trảng Bàng, huyện Châu Thành, Dương Minh Châu.

Giai đoạn 2, từ năm 2026 trở về sau sẽ hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thừa phát lại; duy trì, ổn định các văn phòng thừa phát lại hiện có; phát triển tại các huyện còn lại, mỗi nơi 1 văn phòng.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu thực tế của địa phương sẽ phát triển thêm văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP. Tây Ninh, thị xã Hoà Thành, thị xã Trảng Bàng (mỗi địa phương không quá 2 văn phòng) để đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thừa phát lại theo định hướng chung và phù hợp với quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Ông Phạm Văn Đặng- Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, sau khi có Đề án phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND quy định tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, thừa phát lại có nhu cầu thành lập văn phòng thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng gửi Sở Tư pháp theo thông báo của UBND tỉnh; nộp kèm theo Đề án thành lập văn phòng thừa phát lại là các giấy tờ chứng minh về những nội dung trình bày trong Đề án thành lập văn phòng. Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của hồ sơ.

Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng được xét duyệt dựa trên 3 nhóm tiêu chí với tổng số điểm là 100 điểm, cụ thể về tổ chức, nhân sự (59 điểm), cơ sở vật chất, trang thiết bị (31 điểm) và các tiêu chí khác (10 điểm).

Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng được chọn là hồ sơ có số điểm cao nhất trong số các hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng trong một đơn vị hành chính cấp huyện, phải đạt tối thiểu từ 65 điểm trở lên trên tổng số 100 điểm và điểm của mỗi nhóm tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm trở lên.

Trong năm 2021, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp ban hành thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh tại TP. Tây Ninh và thị xã Trảng Bàng. Hết thời hạn tiếp nhận, Sở Tư pháp nhận 3 hồ sơ, trong đó có 1 hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng tại TP. Tây Ninh, 2 hồ sơ tại thị xã Trảng Bàng.

Theo Giám đốc Sở Tư pháp, việc thành lập văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh phải theo lộ trình, có bước đi phù hợp, vừa góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá hoạt động bổ trợ tư pháp, giảm áp lực cho các cơ quan tố tụng, nhưng đồng thời bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc, từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thừa phát lại tại địa phương.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam trong thời gian tới:

Một là, tiếp tục quán triệt nội dung Nghị quyết 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội, Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng chính phủ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong đơn vị về vai trò, vị trí nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại và thẩm quyền nội dung công tác kiểm sát hoạt động Thừa phát lại.  

Hai là, tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo của VKSND tối cao; của VKSND tỉnh đối với VKSND các huyện, thị xã, thành phố. Tăng cường công tác phối hợp giữa Sở tư pháp – Viện kiểm sát nhân dân- Tòa án nhân dân – Cơ quan thi hành án dân sự trong công tác hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, kiểm sát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thừa phát lại, phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật để chấn chỉnh, khắc phục; Tăng cường phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong việc phát hiện vi phạm trong công tác Thừa phát lại và thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu.

Ba là, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (nơi có văn phòng Thừa phát lại) cần tăng cường cán bộ, kiểm sát viên để nắm bắt tình hình hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại, xây dựng mối quan hệ công tác thường xuyên với Văn phòng Thừa phát lại, tiến hành kiểm sát hoạt động văn phòng Thừa phát lại, tiến hành kiểm sát hoạt động của văn phòng Thừa phát lại theo định kỳ 6 tháng, năm để kịp thời chấn chỉnh góp phần thực hiện hiệu quả chế định Thừa phát lại trong thực tế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin