Tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần

Việc thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần xảy ra khi tỷ lệ phần vốn góp của các cổ đông thay đổi như do không góp đủ vốn, chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế.

Khi đó doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần với cơ quan đăng ký kinh doanh. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được quy trình và thủ tục để thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần.

Tìm hiểu phần trăm cổ phần là gì?

Phần trăm cổ phần là tỷ lệ số vốn góp của một cá nhân, tập thể vào một công ty. Trong đó:

Người góp vốn vào công ty được gọi là cổ đông.

Và công ty đó được gọi là công ty cổ phần.

Lợi nhuận thu được của công ty cổ phần được chia theo phần trăm cổ phần đóng góp.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty cổ phần có sự phân chia quyền lực.

Trước hết là phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông. Nhóm hoặc cổ đông sở hữu 75% cổ phần sẽ nắm quyền kiểm soát công ty và thông qua được mọi quyết định của công ty.

Mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.

Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Phần trăm cổ phần là gì

Như bạn đã biết công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ).

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông sau khi thành lập công ty và doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, phát triển.

Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định:

“Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.

Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”

Vậy, công ty của bạn có thể lựa chọn một trong hai cách thức tổ chức quản lý nêu trên. Đối với các chức vụ, vị trí trong công ty, áp dụng khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2014 cụ thể như sau:

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

“a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”

Như vậy các vị trí trong công ty sẽ được bầu cử trong Đại hội đồng cổ đông do các cổ đông có quyền bầu cử chọn ra. Quyền bầu cử của cổ đông phụ thuộc vào số lượng cổ phần và loại cổ phần họ sở hữu. 

Quy trình đăng ký thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần

Bước 1: Khi thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần, bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thay đổi vốn điều lệ và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi giấy biên nhận và đăng ký thay đổi vốn cho doanh nghiệp.

tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần
tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần

Sau khi đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp thành công, các chủ sở hữu và cổ đông của công ty phải chịu trách nhiệm đối với phần vốn của mình sau khi đăng ký thay đổi doanh nghiệp. Ngoài ra cần thực hiện các thủ tục liên quan như kê khai phí môn bài,…

Hồ sơ thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần

Thông báo thay đổi nội đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu tại phụ lục II-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT): Kê khai phần thông tin cổ đông sáng lập và tỷ lệ vốn góp trong thông báo.

Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi tỷ lệ vốn góp của Đại hội đồng cổ đông.

Bản sao biên bản họp về việc thay đổi tỷ lệ vốn góp của Đại hội đồng cổ đông.

Danh sách cổ đông sáng lập (phải ghi đầy đủ các thông tin cổ đông sáng lập khi thay đổi).
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (nếu có).

Biên bản thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (nếu có).

Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký

thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đăng ký thuế;

Văn bản ủy quyền cho người thực hiện đăng ký thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần: Gồm có giấy ủy quyền; Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác)

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

Trường hợp thay đổi tỷ lệ vốn góp:

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

Danh sách thành viên công ty;

Trường hợp thay đổi vốn điều lệ:

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ;

Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên /Đại hội đồng cổ đông/Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty;

Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp:

Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA LUẬT RONG BA

Công ty luật Rong Ba tự hào là Hãng Luật chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi đi tiên phong cung cấp DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ nhằm giải đáp và hướng dẫn ứng xử pháp luật một cách kịp thời cho đông đảo khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức khác.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý liên quan đến doanh nghiệp trong nước, pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, vận tải, xử phạt hành chính, hợp đồng và các lĩnh vực khác… hãy gọi tel:0347362775.

Quý khách hàng sẽ được kết nối trực tuyến với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba. Quý khách hàng sẽ được tư vấn pháp luật và được hỗ trợ pháp lý một cách kịp thời.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin