Chúng ta vẫn thường thấy việc sử dụng mẫu máu làm thủ tục giám định adn, vậy trong máu có adn không? Đây là thắc mắc của nhiều người, hãy để Rong Ba Group giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Xét nghiệm ADN là gì?
Theo Di truyền học, xét nghiệm ADN là phép xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống.
Xét nghiệm này cho phép chúng ta kiểm tra được mối quan hệ huyết thống, một cách chính xác nhất hiện nay. Bởi nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gene thì độ chính xác có quan hệ huyết thống là đến 99%.
Đối với hình thức xét nghiệm ADN, hiện nay có thể tiến hành với nhiều loại tế bào như mẫu máu, tế bào má, mẫu mô, móng tay, chân tóc, cuống rốn v.v…Các xét nghiệm sẽ có cùng độ chính xác như nhau, vì tất cả các tế bào trong cùng một cơ thể đều có cùng một loại ADN.
Giải đáp trong máu có adn không?
Máu được sử dụng trong giám định ADN bởi trong các tế bào máu chửa các vật chất di truyền. Các vật chất này chính là ADN (axit deoxiribo nucleotit).
Trong cơ thể, các tế bào máu là loại dung dịch đỏ được sinh ra từ các tế bào gốc trong tuỷ xương và chúng chảy khắp trong hệ tuần hoàn. Máu được chia thành hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và phân thành các nhóm khác nhau. Đồng thời chúng cũng có trong tuỷ vì tuỷ cần máu để hoạt động.
ADN của con người được tạo ra nhờ vào các vật chất di truyền từ bố và mẹ. Trong cơ thể con người có tới 46 nhiễm sắc thể, chúng được tạo ra nhờ sự kết hợp của 23 NST (nhiễm sắc thể) của bố và 23 NST (nhiễm sắc thể) của mẹ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho máu có thể sử dụng làm mẫu sinh phẩm xét nghiệm ADN huyết thống.
Vậy xét nghiệm ADN bằng máu như thế nào?
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đình Lương, Chủ tịch Hội Di truyền học Việt Nam cho hay về quy trình xét nghiệm ADN bằng máu được thực hiện như sau: Đầu tiên sẽ bắt đầu từ việc thu thập mẫu. Sau khi đã chuẩn bị xong các dụng cụ cần thiết, thì tiến hành lấy máu.
Dùng bông thấm cồn rồi lau sát trùng ở ngón tay sẽ lấy máu. Sau đó, đợi vùng da này đã khô thì dùng kim bấm bắt đầu chích lấy máu ở đầu ngón tay.
Dùng tay vuốt đầu ngón tay và nặn để máu chảy ra thành giọt to, thì dùng giấy FTA thấm vào giữa. Sau đó để khô mẫu tự nhiên và bỏ vào phong bì đã ghi sẵn tên cho từng người.
Mẫu máu sau khi thu thập sẽ được chuyển đến phòng tách chiết, để thực hiện việc tách chiết ADN. Các bước đều phải đảm bảo thực hiện trong phòng vô trùng với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nghiêm ngặt để tránh tác động của môi trường tới kết quả cuối cùng.
Sau khi ADN được tách chiết, các kỹ thuật viên sẽ giám định ADN là xác định xem có đúng người con nhận các đoạn ADN (gen) của người bố hoặc mẹ hay không.
Công việc này phải được tiến hành bởi những bác sĩ có chuyên môn, được đào tạo và có kinh nghiệm để tránh sai sót.
Các xét nghiệm phân tích ADN nói chung, và riêng với mẫu máu nói riêng không chỉ xác định quan hệ cha – con, mà còn xác định được tất cả các quan hệ huyết thống khác như anh – em, chú – cháu, ông – cháu, bà – cháu, phả hệ. Các kết quả phân tích này chính xác gần như là tuyệt đối.
Lưu ý khi xét nghiệm ADN bằng máu
Về cách xét nghiệm ADN bằng máu, phương pháp lấy mẫu này không áp dụng cho người mới được truyền máu hoặc có tiền sử ghép tủy. Nếu có truyền máu, thì thời điểm truyền máu nên cách 3 tháng so với thời điểm lấy mẫu máu làm xét nghiệm ADN.
Nên lấy và bảo quản mẫu máu trong bộ kit chuyên dụng (cung cấp bởi trung tâm xét nghiệm) hoặc có thể dùng tăm bông tiệt trùng, gòn tiệt trùng để thấm máu thay cho thẻ FTA như bộ kit.
Không nhất thiết thu nhiều máu tươi rồi đựng vào ống, chỉ cần thấm vài giọt trên vải, tăm bông hoặc gạc cotton tiệt trùng và tuyệt đối không được chạm tay vào vùng thấm máu này ngay cả trước và sau khi lấy mẫu. Mẫu máu sau khi thu cần được bảo quản kỹ và phải được gửi đến Trung tâm xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Quy trình thực hiện thu mẫu máu chuẩn nhất
Tuỳ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn hình thức thu mẫu tại nhà hoặc thu mẫu tại trung tâm. Dưới đây là hướng dẫn quy trình thực hiện thu mẫu tại nhà và tại trung tâm:
Quy trình tự thu mẫu tại nhà
Đây là quy trình chỉ dành cho những ai có nhu cầu xét nghiệm ADN dân sự, tự nguyện và không thể đến trung tâm xét nghiệm hoặc bất đắc dĩ không thể nhờ được sự trợ giúp của nhân viên y tế. Các bước thực hiện tự thu mẫu máu xét nghiệm ADN diễn ra như sau:
Các bước thực hiện |
Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị Chuẩn bị phong bì, túi đựng, bộ thu mẫu chuyên dụng. Điền tên hoặc đánh dấu phân biệt các túi đựng của mỗi người tham gia xét nghiệm. Chuẩn bị thẻ thu mẫu: Bẻ gập phần bìa che phủ mảnh giấy FTA thấm máu để tạo thành hình dạng giống bậc thang để máu sẽ không bị thấm lan ra bìa thẻ thu mẫu, đồng thời sẽ dễ phơi khô mẫu hơn. |
Cẩn thận, chú ý tránh nhầm lẫn giữa các túi đựng mẫu máu của mỗi người. Cần rửa tay, sát khuẩn thật sạch trước khi tiến hành thu mẫu. |
Bước 2: Khởi động ngón Trước khi thu mẫu, hãy lắc hoặc vẩy tay để cho máu dồn lên đầu ngón tay cho dễ dàng nặn máu. Dùng bông cồn lau sát trùng ngón tay cần lấy máu trước khi chích kim. |
Phải đeo găng tay và chỉ được cầm vào mép giấy. |
Bước 3: Bắt đầu thu máu Dùng đầu kim bấm nhẹ vào đầu ngón tay. Nặn một lượng nhỏ máu để thấm vào thẻ FTA. Nên đợi giọt máu nặn ra thật to rồi mới thấm vào thẻ FTA để không cần phải nặn nhiều lần gây đau đớn. |
Có thể chích kim ở phần cạnh bên trái hoặc bên phải đầu ngón tay thay vì chích ở chính giữa vì ở giữa tập trung nhiều dây thần kinh, dễ gây ra cảm giác đau buốt. Nên làm các bước hoàn tất từng người một, tránh chạm tay vào phần thấm máu. |
Bước 4: Gửi mẫu đến trung tâm xét nghiệm Cho từng mẫu vào từng phong bì riêng của mỗi người. Điền đầy đủ thông tin trên đơn đăng ký xét nghiệm. Trực tiếp đem mẫu hoặc gửi mẫu xét nghiệm đến trung tâm qua đơn vị chuyển phát. |
Trước khi gửi mẫu xét nghiệm nên liên hệ trung tâm để được nhận mẫu giấy đăng ký xét nghiệm. Điền đúng địa chỉ và thông tin trung tâm xét nghiệm. |
Quy trình thu mẫu do nhân viên y tế thực hiện
Vì được lấy mẫu bởi người có chuyên môn nên chất lượng mẫu và độ an toàn cho người tham gia xét nghiệm được đảm bảo hơn. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm ADN này còn được pháp luật công nhận nếu là xét nghiệm ADN hành chính. Dưới đây là mô tả quy trình thu mẫu máu do nhân viên y tế thực hiện:
Các bước thực hiện |
Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị Chuẩn bị phong bì, bộ thu mẫu chuyên dụng. Chuẩn bị thẻ thu mẫu: Bẻ gập phần bìa che phủ mảnh giấy FTA thấm máu để tạo thành hình dạng giống hình bậc thang để máu sẽ không bị thấm lan ra bìa thẻ thu mẫu, đồng thời sẽ dễ phơi khô mẫu hơn. |
Nhân viên y tế hoặc nhân viên thu mẫu tại các trung tâm xét nghiệm sẽ sát khuẩn da bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dùng (thường là cồn). |
Bước 2: Tiến hành thu mẫu Nhân viên thu mẫu xét nghiệm ADN sẽ dùng bút máy bấm lấy máu ở đầu ngón tay hoặc đối với trẻ dưới 1 tuổi sẽ lấy ở gót chân. Sau khi máu chảy ra, nhân viên y tế dùng vật dụng thu mẫu máu chuyên dùng ( giấy FTA) để thu mẫu đối với thu mẫu máu khô. Nếu thu mẫu dạng dung dịch máu sẽ được thu bằng cách dùng kim bướm và máy hút trọng lực âm để hút máu trong tĩnh mạch giảm tối đa mọi đau đớn cho người xét nghiệm. |
Phải đeo găng tay và chỉ được cầm vào mép giấy. |
Bước 3: Cất giữ, bảo quản mẫu Sau khi thu xong nhân viên y tế sẽ cho mẫu máu vào phong bì ngay lập tức để đảm bảo không có sai sót trong quá trình xét nghiệm. Viết tên và người cung cấp mẫu phải ký lên phong bì. |
Nên làm các bước hoàn tất từng người một, tránh chạm tay vào phần thấm máu. |
Bước 4: Hoàn tất hồ sơ (nếu xét nghiệm ADN hành chính) Điền đầy đủ thông tin người tham gia xét nghiệm trên hồ sơ. Chụp ảnh người tham gia xét nghiệm. Lăn vân tay người tham gia xét nghiệm. |
Người tham gia xét nghiệm phải trực tiếp có mặt trong lúc thu mẫu và làm hồ sơ. |
Hiện nay, rất nhiều trung tâm xét nghiệm cung cấp dịch vụ thu mẫu tại nhà khách hàng nhằm đem đến trải nghiệm thuận tiện hơn cho khách mà vẫn đảm bảo tính pháp lý của kết quả xét nghiệm.
Lưu ý: Vì máu là loại mẫu cần bảo quản kĩ lưỡng, khi thu mẫu nên dùng dụng cụ chuyên dụng có yêu cầu cao về vô trùng. Hơn nữa, quá trình thu mẫu là quá trình xâm lấn, gây tổn thương nhẹ cho cơ thể nên các chuyên gia khuyến cáo không nên tự làm mà cần nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên y tế.
Kết quả xét nghiệm ADN bằng máu có thể sử dụng làm gì?
Ngày nay, kết quả xét nghiệm ADN bằng mẫu máu không những giúp phá bỏ đi mối nghi ngờ về quan hệ huyết thống cha con mà kết quả xét nghiệm ADN bằng mẫu máu còn được ưu tiên và bắt buộc trong các vấn đề liên quan đến pháp lý và cá nhân.
Cụ thể kết quả xét nghiệm ADN bằng mẫu máu có thể sử dụng để làm thủ tục làm khai sinh cho con, thêm tên bố vào giấy khai sinh, xét xử quyền thừa kế/ quyền nuôi con, làm visa/ nhập tịch hay làm thẻ ADN cá nhân,… cùng các loại thủ tục hành chính khác.
Trên đây là những tư vấn của Rong Ba Group liên quan đến trong máu có adn không, nếu quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến xét nghiệm adn thì hãy liên hệ ngay qua Hotline của Rong Ba Group để được tư vấn kịp thời nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng với những gói dịch vụ chất lượng nhất.