Trình tự thực hiện dự án đầu tư

Ngày nay, đầu tư là một hoạt động phổ biến đối với mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Để thực hiện hoạt động đầu tư một cách có hiệu quả, các nhà đầu tư thường hoạch định một kế hoạch đầu tư phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng thu hồi vốn lớn căn cứ vào nhu cầu thực tế của bản thân cũng như các điều kiện khách quan khác như điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện pháp luật. Kế hoạch này được biết đến với tên gọi dự án đầu tư. Vậy dự án đầu tư,đặc điểm và trình tự thực hiện dự án đầu tư được quy định như thế nào trong Luật Đầu tư 2020? Sau đây, mời bạn đến với bài viết trình tự thực hiện dự án đầu tư của Công ty Luật Rong Ba để hiểu rõ hơn.

Cơ sở pháp lý:

Luật Đầu tư năm 2020

Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư

Dự án đầu tư là gì?

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật Đầu tư 2020, dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Về mặt hình thức, dự án đầu tư được thể hiện dưới dạng một loại tài liệu, trong đó, ghi nhận toàn bộ các nội dung có liên quan đến hoạt động đầu tư như thông tin nhà đầu tư, kế hoạch thực hiện dự án, thời gian thực hiện dự án, hiệu suất đầu tư, khả năng thu hồi vốn,…

Về mặt nội dung, có thể hiểu, dự án đầu tư là toàn bộ các hoạt động như cấp phép, xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án đi vào hoạt động,cùng các các chi phí có liên quan,vv… để thực hiện dự án đầu tư.

Đặc điểm của dự án đầu tư:

Thứ nhất, nội dung của dự án đầu tư chỉ mang tính đề xuất. Dự án đầu tư cũng như các loại dự án khác, đều là các kế hoạch do nhà đầu tư đề ra, có thể thực hiện trong tương lai. Do vậy, điều kiện thực tế, đến từ các nguyên nhân khách quan (như thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế,…) hay từ chính bản thân nhà đầu tư (như năng lực tài chính, mong muốn của nhà đầu tư,…) có thể mang lại rủi ro đối với các dự án đầu tư, khiến chúng bị thay đổi, thậm chí là bị hủy bỏ.

Thứ hai, dự án đầu tư có địa bàn đầu tư cụ thể và khoảng thời gian đầu tư xác định. Đặc điểm này có thể được hiểu là mọi dự án đầu tư (dù có quy mô lớn hay nhỏ) thì đều phải xác định được địa bàn thực hiện dự án và thời gian, tiến độ thực hiện cụ thể. Đây là một yêu cầu bắt buộc khi thực hiện dự án đầu tư, đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiệu quả cũng như là căn cứ để Nhà nước quản lý các dự án đầu tư (cơ sở thu, truy thu, hoàn thuế, thực hiện thanh kiểm tra đột xuất,…).

Thứ ba, dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn. Đặc điểm này có thể được hiểu là các dự án có bỏ vốn nhưng trong thời gian ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh thì không phải là dự án đầu tư. Điều này gây ra nhiều cách hiểu không thống nhất, ví dụ như các dự án, nhà đầu tư cũng bỏ vốn, tuy nhiên thời gian bỏ dưới 12 tháng thì có được coi là dự án đầu tư hay không? Trên thực tế có rất nhiều dự án do các nhà đầu tư thực hiện trong một thời gian ngắn, mang đầy đủ bản chất của dự án đầu tư nhưng lại không phải là dự án đầu tư vì không thỏa mãn đặc điểm này.

trình tự thực hiện dự án đầu tư
trình tự thực hiện dự án đầu tư

Vai trò của dự án đầu tư:

Đối với chủ đầu tư:

Dự án đầu tư là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên tiến hành đầu tư dự án hay không.

Dự án đầu tư là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư cho dự án.

Dự án đầu tư là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn.

Dự án đầu tư là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án.

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng thương mại):

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

Dự án đầu tư là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư.

Dự án đầu tư là căn cứ pháp lý để toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản:

Dự án đầu tư gồm 5 giai đoạn, đó là: Thiết lập dự án,  lập kế hoạch dự án, thực thi dự án, kiểm soát dự án và kết thúc dự án. Chi tiết các bước lập dự án đầu tư như sau: 

Giai đoạn 1: Thiết lập dự án

Thiết lập dự án thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng. Khi thực hiện việc thiết lập dự án đầu tư cần làm những việc sau:

Tổ chức thiết lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tính tiền khả thi (nếu có);

Thiết lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tính khả thi; 

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng; 

Thực hiện các công việc cần thiết khác có liên quan đến giai đoạn chuẩn bị dự án;

Sau khi các Báo cáo về dự án đầu tư xây dựng được thông qua, tiếp đến sẽ là việc lập kế hoạch dự án. Bước này cũng nằm trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng. Thực hiện bước này càng nhanh thì công trình đi vào xây dựng càng sớm.  

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch dự án

Quy trình lập dự án đầu tư xây dựng hay lập kế hoạch dự án có khá nhiều việc cần thực hiện, trong đó: 

Quy trình xin chủ trương đầu tư

Nghiên cứu quy mô đầu tư.

Thăm dò, đánh giá thị trường.

Tìm kiếm nguồn đất.

Tìm kiếm thông tin về chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Lập phương án đầu tư và thỏa thuận địa điểm quy hoạch.

Xin chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, thành phố và chờ đợi phê duyệt.

Quy trình quy hoạch dự án

Đối với dự án đã được phê duyệt và chưa được phê duyệt sẽ có những bước thực hiện khác nhau. Cụ thể:

Dự án chưa được phê duyệt, cần thực hiện các bước sau:

Xin cấp giấy phép quy hoạch.

Lập bản quy hoạch chi tiết 1/2000.

Dự án đã quy hoạch 1/2000.

Thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc.

Lập bản quy hoạch chi tiết 1/500.

Dự án đã được phê duyệt 1/500, cần tiến hành:

Thực hiện thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch.

Thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng cùng phương án thiết kế sơ bộ.

Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng cùng phương án thiết kế sơ bộ

Quy trình giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng 

Các bước lập dự án đầu tư liên quan đến việc giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng cần thực hiện theo trình tự như sau:

Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất.

Chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận địa điểmđầu tư.

Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Tiến hành thực hiện việc thu hồi đất.

Thành lập hội đồng bồi thường dự án .

Lập phương án bồi thường và tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Như vậy theo đúng trình tự thực hiện dự án đầu tư thì đã kết thúc giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, tiếp đến sẽ là giai đoạn thực thi dự án. Giai đoạn này sẽ gồm những việc gì, mời xem tiếp nội dung bên dưới.

Giai đoạn 3: Quy trình thực hiện dự án

Quy trình thực hiện dự án đầu tư bao gồm: Khảo sát xây dựng và đầu tư xây dựng. Các bước cần thực hiện của 2 quy trình này như sau:

Khảo sát xây dựng dự án đầu tư

Bước 1:

Khảo sát sơ bộ phục vụ viết báo cáo đầu tư.

Khảo sát chi tiết phục vụ việc tạo thiết kế.

Bước 2:

Thiết lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

Thiết lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

Tiến hành việc thực hiện khảo sát xây dựng.

Giám sát việc khảo sát xây dựng.

Khảo sát bổ sung (nếu có).

Kiểm tra và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

Lưu giữ kết quả khảo sát xây dựng.

Quy trình đầu tư xây dựng dự án 

Bước 1: Xác định rõ ràng phương án kiến trúc tổng thể

Bước 2:

Báo cáo nghiên cứu tính tiền khả thi, khả thi.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình từ 15 tỷ.

Đánh giá tác động đến môi trường, điện nước, phòng cháy chữa cháy, chiều cao tĩnh không, quy hoạch, kiến trúc.

Khảo sát ý kiến về thiết kế cơ sở.

Bước 3: Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Bước 4: Được cấp phép xây dựng

Bước 5: Tiến hành đấu thầu xây dựng

Bước 6:

Tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, quản lý dự án.

Tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

Bước 7: Thiết kế xây dựng

Thiết kế bản vẽ kỹ thuật

Thiết kế bản vẽ thi công

Bước 8: Tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu, công ty thiết kế, lập bản vẽ thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm tra, phê duyệt, thay đổi (nếu có), nghiệm thu,…

Giai đoạn 4: Kiểm soát dự án

Các giai đoạn quản lý dự án, kiểm soát dự án được thực hiện qua 2 bước chính:

Bước 1:

Tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu thi công.

Tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu giám sát.

Bước 2: Tiến hành thi công xây dựng công trình theo đúng thiết kế ban đầu.

Giai đoạn 5: Kết thúc dự án

Bước 1: Nghiệm thu công trình

Bước 2: Hoàn công dự án.

Bước 3: Kiểm toán, quyết toán, hạch toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Bước 4: Bàn giao chứng nhận sở hữu công trình.

Bước 5: Bảo hành và đưa công trình xây dựng vào sử dụng.

Trên đây là 5 giai đoạn của dự án đầu tư cần có trong trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cơ bản hiện nay. Nắm được các bước lập dự án đầu tư, các bước thực hiện dự án đầu tư cùng  các giai đoạn quản lý dự án sẽ giúp ích rất nhiều cho những người tham gia dự án đầu tư nhất là trong việc huy động đầu tư, sử dụng nguồn vốn và thu hồi vốn đầu tư cùng lợi nhuận. 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tội trình tự thực hiện dự án đầu tư. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về tội trình tự thực hiện dự án đầu tư và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin