Tra mã hs code hải quan

Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức hải quan thế giới. Các mã số của hệ thống hài hòa được gọi là mã HS. Vậy tra mã hs code hải quan là gì? Cấu tạo của mã hs code hải quan bao gồm những phần nào? Quy tắc tra mã hs code hải quan gồm những quy tắc nào? Bài viết của Công ty Luật Rong Ba sau đây sẽ cung cấp đầy đủ và toàn diện những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn. 

Mã Hs code là gì?

Hs code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những thế, mã HS Code còn là cơ sở để các cơ quan của chính phủ: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay xuất một loại hàng hóa nào đó.

Lịch sử hình thành hs code:

HS được quản lý bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và được cập nhật 5 năm một lần. Nó đóng vai trò là nền tảng cho hệ thống phân loại xuất nhập khẩu được sử dụng ở Hoa Kỳ và nhiều đối tác thương mại. 

Ngày nay, WCO đại diện cho 183 cơ quan Hải quan trên toàn cầu xử lý chung khoảng 98% thương mại thế giới. Với tư cách là trung tâm toàn cầu về chuyên môn Hải quan, WCO là tổ chức quốc tế duy nhất có năng lực về các vấn đề Hải quan và có thể tự gọi mình là tiếng nói của cộng đồng Hải quan quốc tế.   

Vào ngày 15 tháng 12 năm 1950, một số quốc gia đã ký Công ước thành lập Hội đồng hợp tác hải quan, có hiệu lực vào ngày 4 tháng 11 năm 1952 với 17 Bên ký kết thành lập Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay được gọi là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), không được thành lập từ đầu mà là cơ quan kế thừa của Nhóm Nghiên cứu Liên minh Hải quan Châu Âu đã họp tại Brussels, Bỉ vào tháng 9 năm 1947. 

Mặc dù vì lý do chính trị mà Tập đoàn này không thể thành lập một Liên minh Hải quan liên châu Âu, công việc của họ trong lĩnh vực kỹ thuật nhằm hài hòa hóa các quy định Hải quan đã dẫn đến hai công ước được thành lập: một về danh pháp thuế quan chung và một về định giá hải quan.

Công ước mã HS

Khi thương mại quốc tế ra đời, các hoạt động giao lưu thương mại hàng hóa dẫn đến nhu cầu cần sử dụng danh mục nhằm xác định tên hàng và cơ cấu phân loại các mặt hàng. Ban đầu, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có hệ thống phân loại riêng.

Việc áp dụng các hệ thống phân loại hàng hóa khác nhau của các quốc gia dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh các chi phí do phải mô tả lại…

Để giải quyết vấn đề này và để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, Tổ chức Hải quan thế giới đã xây dựng một hệ thống phân loại chung làm cầu nối và hài hòa các hệ thống phân loại hàng hóa khác nhau, hài hòa tên gọi cho hàng hóa, mã hóa hàng hóa bằng các con số, chuẩn hóa đơn vị định lượng đối với các nước và được gọi là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

Công ước HS, có tên gọi đầy đủ là “Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” Hazmonized Commodity description and coding system được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thông qua tại Brussel năm 1983. Công ước có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước HS ngày 06/03/1998 tại quyết định số 49/QĐ-CTN 1998 của Chủ tịch nước. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2000.

Cấu tạo của mã HS code:

Mã HS Code được cấu tạo gồm 8- 10 ký tự dùng trong quốc tế Mã HS code cấu trúc gồm có:

– Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải phần

– – Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa

– – – Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung

– – – – Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự.

– – – – – Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.

Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Như vậy để biết mã HS của mỗi quốc gia sẽ chú ý đặc biệt vào phần phân nhóm và phân nhóm phụ nếu có.

Mục đích của mã hs code:

Dựa vào mã HS code, các cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào đó để áp thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Cũng nhờ đó có thể thống kê được chính xác số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và trong nước.

Ngoài ra, HS code giúp phân loại hàng hóa theo hệ thống. Mã số sẽ áp dụng cho tất cả các mặt hàng của mọi quốc gia. Giúp cho quá trình quản lý của các cơ quan hải quan giữa các nước trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Nếu không có HS code, việc giám định hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó làm hàng hóa bị ùn tắc, dễ bị xử phạt hành chính gây tốn kém chi phí…  Đối với Chính phủ nhà nước, mã HS code là phương tiện để xác định được mức thuế hàng hóa xuất nhập khẩu. Và liên quan đến một số các điều luật trong thương mại quốc tế.

Vai trò của mã Hs code:

Hs code giúp người mua, người bán thống nhất về tên gọi, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm thông qua một dãy các chữ số, giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, tránh những sai lầm đáng tiếc trong giao thương quốc tế.

Hs code là cơ sở để các cơ quan chính phủ như hải quan, thuế, phòng thương mại xác định rõ loại mặt hàng và hai bên mua và bán đang gia thương, từ đó:

Quản lý và giám sát danh mục hàng hóa được phép, hạn chế và cấm xuất nhập khẩu.

Quản lý thuế xuất nhập khẩu.

Thiết lập hạn ngạch xuất nhập khẩu cho một số sản phẩm nhất định.

Thu thập số liệu và thống kê thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Tạo điều kiện cho việc đàm phán, ký kết và thực thi các thỏa thuận thương mại.

Quy tắc tra mã hs code hải quan:

Qui tắc 1: Xác định bằng chú giải chương và tên định danh 

Như quy ước thì tên phân chương có giá trị cả về mặt pháp lý cũng như phân loại hàng hóa. Có nó giúp người làm nghề định hình được loại hàng hóa thuộc phân chương nào.

Tên gọi của phân chương không ai giải thích được tất cả những sản phẩm. Nhưng bắt buộc phải sử dụng chú giải mới phân được nhóm. 

Những chú giải đóng vai trò tiên quyết khi phân loại hàng hóa tại những chương xác định đó.

Qui tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc hợp chất cùng nhóm

Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như  vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Qui tắc 3.

Qui tắc 3: Hàng hóa trông như ở nhiều nhóm

Với những dạng sản phẩm kể trên, tổ chức WCO dựa vào 2 nguyên tắc để phân loại. Hàng hóa nào mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm có mô tả cụ thể hơn được ưu tiên trước nhất.

Những mặt hàng cấu tạo từ nhiều sản phẩm khác nhau thì mỗi loại lại thuộc những chương khác nhau. Trường hợp không phân loại được theo 2 phương pháp trên thì có thể đưa nó vào nhóm cuối cùng. 

Qui tắc 4: Phân theo nhóm hóa chất giống nhau 

Tiến hành so sánh rồi phân loại với nhóm trước hàng hóa trước đó. Lúc ấy sẽ phải dựa vào yếu tố hình ảnh, đặc tính, mục đích và tính chất sử dụng… Cuối cùng, khi đã so sánh và xếp vào nhóm hàng hóa giống với hàng hóa đó nhất. 

Qui tắc 5: Tra cứu theo hộp đựng, bao bì

Chúng sẽ được chia ra thành 2 loại để phân biệt như sau: 

Bao bì tương tự: Sẽ gồm những hộp và bao bì có hình dáng đặc biệt để chứa mặt hành xác định. Người dùng có thể sử dụng trong thời gian dài cùng với sản phẩm khi bán. Những nguyên tắc này không áp dụng với các bao bì cơ bản, nổi trội hơn mặt hàng chứa đựng.

Bao bì: Phân loại này sẽ theo để đóng gói chứa đựng hàng hóa được nhập. Thế nhưng nguyên tắc này không áp dụng với bao bì bằng kim loại có khả năng tái chế

Qui tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm và các chú giải phân nhóm có liên quan, và các Qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Qui tắc này thì các chú giải phần và chương có  liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

Việc sử dụng quy tắc sẽ trở nên hữu hiệu khi tìm thấy nhiều mã có vẻ đúng, và cần phải cân đong đo đếm để lựa chọn. Khi đó việc áp mã một cách đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy, và bạn có thể giải thích với các bác hải quan một cách tự tin và thuyết phục. Một số tiêu chí quan trọng giúp xác định mã HS được chính xác gồm:

Tên gọi của mặt hàng

Công dụng của sản phẩm

Chất liệu cấu thành sản phẩm

tra mã hs code hải quan
tra mã hs code hải quan

Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật

Thông số khác (tùy theo loại hàng cụ thể)

Hướng dẫn cách tra mã hs code hải quan chính xác

Mã HS code liên quan đến thuế suất xuất nhập khẩu và phân loại hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp nên tham khảo, tra cứu mã HS trước khi làm thủ tục hải quan, đề phòng trường hợp đã mở tờ khai hải quan rồi nhưng công chức hải quan tra cứu thấy hàng hóa không đúng với mô tả trong mã HS; yêu cầu doanh nghiệp khai báo lại gây mất thời gian phát sinh chi phí. Hiện có rất nhiều cách tra mã HS code như:

Tra cứu mã HS code căn cứ vào chứng từ cũ

Chứng từ cũ sẽ có sẵn mã HS code của hàng hóa công ty bạn. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết được hàng hóa xuất nhập khẩu sắp tới có mã như thế nào. Cách này áp dụng cho cùng loại hàng hóa từ trước đến giờ đơn vị hoạt động.

Sử dụng dịch vụ tra mã HS code

Dịch vụ tư vấn và làm chứng từ hiện có rất nhiều, bạn có thể tham khảo lựa chọn các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp. Họ là những người có kinh nghiệm, có mối liên hệ chặt chẽ với các cán bộ kiểm duyệt tờ khai nên biết rất chính xác mã code để làm tờ khai hải quan.

Tra mã HS code trên website

Bạn có thể tra cứu mã HS code tại website Customs.gov.vn

Bạn có thể tra cứu mã HS code tại các website chính thống: Customs.gov.vn là trang của Hải Quan Việt Nam. Tại đây, bạn chỉ cần gõ từ khóa về hàng hóa vào thanh công cụ tìm kiếm, sẽ có rất nhiều kết quả hiện ra. Hãy nhấn chọn vào mục chứa thông tin chính xác nhất, sau đó sẽ hiện ra các phân nhóm nhỏ tiếp theo với mã code ở đầu cho bạn lựa chọn.

Tra cứu mã HS code bằng biểu thuế dạng Excel bản mềm

Bạn có thể tải về file Excel Biểu thuế, bấm Ctrl +F, hiển thị khung tìm kiếm và thực hiện tìm kiếm. Cách làm này khá nhanh, tuy nhiên có nhiều file trên mạng nên dẫn đến mình phải kiểm tra chính xác thông tin biểu thuế trước khi sử dụng.

Các loại thuế phí phải nộp khi xuất nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu

Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.

Đối với hàng Đức nhập khẩu vào Việt Nam, có 2 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:

(i) Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo. 

(ii) Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU (trong đó có Đức), mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA. Theo quy định của EVFTA, hàng hóa của Đức xuất khẩu sang Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định.

Để xác định mức thuế EVFTA Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm của Đức, hàng năm, nhà nhập khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành của Việt Nam về việc thực thi Hiệp định này. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.

Thuế giá trị gia tăng

Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%. 

Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô…Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.

Thuế bảo vệ môi trường

Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….

Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ: 

Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sản phẩm nào của Đức bị áp các loại thuế này bởi Việt Nam

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tra mã hs code hải quan . Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về tra mã hs code hải quan và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin