Tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ

Nhãn hiệu là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng đối với doanh nghiệp. Tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam. Đây là công việc cần làm đầu tiên của quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng lại có ý nghĩa quan trọng nhất đối với toàn bộ quá trình. Dưới đây là bài viết về tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ của Công ty Luật Rong Ba hướng dẫn những cách thức tra cứu một cách chuẩn xác nhất. 

Nhãn hiệu là gì? Tra cứu nhãn hiệu là gì? Tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ là gì?

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 định nghĩa rằng nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo khoản 2 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Vì vậy một nhãn hiệu đăng ký có thể bị từ chối bảo hộ nếu bị coi là tương tự hoặc trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ
tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ

Như vậy, tra cứu nhãn hiệu (hay còn gọi là tra cứu bảo hộ thương hiệu, kiểm tra thương hiệu, tra cứu tên thương hiệu) là việc trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chủ sở hữu tra cứu để biết được có cá nhân, doanh nghiệp nào đã nộp đơn để đăng ký nhãn hiệu hoặc được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trùng hay có sự tương tự với nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký không. Từ đó đánh giá khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức

Cơ sở pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;

Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;

Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Lý do cần tra cứu nhãn hiệu 

Một, Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng lặp

Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.

Hai, Tránh mất thời gian và chi phí không cần thiết

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục sở hữu trí tuệ hàng năm là rất lớn. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời gian nghiên cứu và sáng tạo ra một nhãn hiệu mới)

Ba, Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

Công cụ tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ

Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;

Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)

Bảng tra theo từ khóa;

Các đĩa quang dùng để tra cứu;

Công báo SHCN;

Sổ Đăng bạ quốc gia.

Ý nghĩa của việc tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ

Biết được cách tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ sẽ mang lại những ý nghĩa cơ bản như sau:

Thứ nhất, đảm bảo nhãn hiệu của bạn không bị trùng với ai trước đó

Kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý. Nếu không kiểm tra kỹ mà tiến hành đăng ký có khả năng nhãn hiệu đang nộp hồ sơ đăng ký có thể bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký.

Thứ hai, tránh mất thời gian, chi phí của bạn

Nếu trường hợp kiểm tra nhãn hiệu đã bị trùng thì tránh gây phiền toái cho chúng ta vì vừa mất kinh phí để tiến hành đăng ký và mất thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ và sẽ rất tốn thời gian để nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới.

Thứ ba, kiểm tra tính chính xác của nhãn hiệu

Cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở Hữu Trí Tuệ hay chưa nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

Một số trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu đã được đăng ký

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

http://www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp

Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.

Hướng dẫn tra cứu cơ bản (tra cứu online)

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu:

http://iplib.noiip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ TOYOTA (đối với nhãn hiệu chữ).

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm

Lưu ý: Kết quả kiểm tra cứu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và thông thường chỉ chính xác được 40% do dữ liệu Cục SHTT sẽ không được cập nhật trong thời gian 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.

Tra cứu nâng cao

Đối với nhãn hiệu hàng hóa có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ tra cứu online sẽ không còn khả thi. Khi đó, Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Mẫu nhãn hiệu của bạn nên gửi cho các Khánh An Phát tra cứu nhằm đảm bảo độ chính xác có thể lên đến khoảng 90% còn lại là các yếu tố rủi ro, tranh chấp bởi những quan điểm hoặc góc nhìn trái chiều về việc đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu trên trang của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

http://www.wipo.int

Tra cứu trước khi nộp đơn giúp tra cứu các nhãn hiệu đang tồn tại là bước đầu tiên cần thực hiện. Nếu nhãn hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc vi phạm luật pháp quốc gia, nhãn hiệu có thể bị từ chối đăng ký.

Trước khi nộp đơn đăng ký quốc tế thông qua hệ thống Madrid, nên tra cứu để tìm kiếm các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đã tồn tại (hoặc đăng chờ xử lý) tại thị trường mục tiêu.

Sử dụng hướng dẫn này để tìm hiểu cách thức tra cứu Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO (WIPO’s Global Brand Database) trước khi nộp đơn đăng ký nhãn và cách thức tra cứu các đăng bạ nhãn hiệu của các cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia và khu vực.

Cơ sở dữ liệu toàn cầu của WIPO cho phép bạn tra cứu các nhãn hiệu đã đăng ký theo hệ thống Madrid, Tên gọi xuất xứ được đăng ký theo hệ thống Lisbon và các biểu tượng được bảo hộ theo Điều 6ter Công ước Paris. Một số cơ sở dữ liệu nhãn hiệu quốc gia cũng được tích hợp trong cơ sở dữ liệu này. Thông qua cơ sở này có thể:

Thực hiện một truy vấn cho nhiều nguồn dữ liệu cùng một lúc;

Tìm hiểu các nhãn hiệu chữ trùng hoặc tương tự thông qua nhiều tính năng tra cứu khác nhau như tra cứu theo “đúng-sai”, tương tự, từ gốc, ngữ âm và “gần tương tự”;

Tra cứu nhãn hiệu hình trùng hoặc tương tự bằng cách sử dụng chức năng tra cứu hình ảnh.

Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn nếu phát hiện nhãn hiệu trung hoặc tương tự. Việc phát hiện một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự từ trước khi nộp đơn sẽ tốt hơn là sau khi nộp đơn. Thông tin này sẽ cho phép người nộp ra quyết định thích hợp. Điều quan trọng là phải xác định nhãn hiệu trùng hoặc tương tự:

Có được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc có liên quan hay không;

Có là đối tượng của một đơn đã nộp hoặc một đăng ký đang còn hiệu lực hay không.

Nếu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhưng đăng ký cho hàng hóa/dịch vụ không liên quan, bạn có thể quyết định tiếp tục đăng ký. Tương tự, nếu nhãn hiệu là đối tượng của đơn đã bị từ chối hoặc của đăng ký đã hết hiệu lực, bạn cũng có thể tiếp tục quá trình đăng ký.

Hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký;

Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu dự định đăng ký;

Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);

Danh mục sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng nhãn hiệu;

Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân tương đương khác của chủ sở hữu là cá nhân;

Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.

Thời hạn thực hiện:

Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng

Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về tra cứu nhãn hiệu đã được bảo hộ và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin