Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề hôn nhân và gia đình càng đối mặt với nhiều thách thức của thời kỳ đổi mới. Vì vậy, nhiệm vụ quy định và bảo vệ có hiệu quả chế độ hôn nhân một vợ một chồng càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, trong đó, việc hoàn thiện pháp luật hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng là một yêu cầu không thể thiếu. Bài viết về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng của Công ty Luật Rong Ba sẽ làm rõ nhiều khía cạnh.

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 Bộ luật hình sự hiện nay) được hiểu như sau:

Vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định là hành vi của “Người đang có vợ, có chồng mà kết hồn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sổng như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ”.

tội vi phạm chế độ một vợ một chồng
tội vi phạm chế độ một vợ một chồng

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng xâm phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là nguyên tắc một vợ, một chồng.

Quy định pháp luật Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

Theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có quy định cụ thể:

“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Dấu hiệu pháp lý tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

Có hành vi kết hôn trái phép với người khác trong khi người phạm tội đang có vợ hoặc có chồng một cách hợp pháp hoặc được xác định là hôn nhân thực tế và quan hệ hôn nhân đó còn đang tồn tại hoặc tuy chưa có vợ, có chồng mà kết hôn trái pháp luật với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ hợp pháp.

Việc kết hôn trái pháp luật thể hiện qua việc dùng thủ đoạn khai báo gian dối là chưa có vợ hoặc chưa có chồng, hoặc mua chuộc cán bộ có thẩm quyền để tiến hành việc kết hôn nhằm xác lập quan hệ hôn nhân mới giữa nam, nữ trong khi chính họ đang có vợ hoặc chồng.

Có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác. Nếu không thuộc trường hợp kết hôn nếu ở trên thì hành vi chung sống như vợ chồng với người khác cũng cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Hành vi trên được thể hiện ở chỗ đôi nam, nữ mà một hoặc cả hai bên đang có vợ hoặc chồng nhưng lại chung sống với nhau không đăng ký kết hôn và coi nhau như vợ chồng một cách công khai (như ở chung một nhà, công khai mối quan hệ vợ chồng với hàng xóm, cha mẹ, bạn bè, có tài sản chung, con chung). Tuy nhiên thực tế về việc xác định dấu hiệu này không dễ dàng vì phần đông việc chung sống ở dạng này thường diễn ra một cách lén lút, bí mật, trừ một số trường hợp khá đặc biệt có sự đồng ý của vợ hoặc chồng cho lấy thêm vợ hoặc chồng khác.

Lưu ý:

Hôn nhân thực tế, được hiểu là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký trước chính quyền, không vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình và quan hệ này phải xác lập trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực.

Trường hợp người có chồng, có vợ hợp pháp nhưng đang ly thân mà kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng thì vẫn bị coi là phạm vào tội này.

Nếu hậu quả nghiêm trọng xảy ra mà cấu thành một tội phạm khác thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đó.

Thứ hai, dấu hiệu khác: hành vi nói trên phải làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, một trong những nguyên tắc cơ bản quy định Luật hôn nhân và gia đình.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp.

Chủ thể

Chủ thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, phải đủ tuổi kết hôn (nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên) và phải là đang có vợ hoặc có chồng hợp pháp, hoặc là người chưa có vợ, chưa có chồng nhưng biết rõ người khác đang có chồng có vợ, mà vẫn kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người đó.

Đối với người còn lại mà chưa có vợ hoặc chưa có chồng khi biết rõ bên kia đã có vợ hoặc có chồng mà vẫn đồng ý kết hôn với họ thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này với vai trò đồng phạm.

Thực tế có trường hợp đồng tính luyến ái chung sống với nhau như vợ chồng theo chúng tôi thì không thể coi là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Hành vi phạm tội thể hiện:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác

Người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

Hậu quả của hành vi phạm tội:

Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Xử lý trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, các hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các chế tài có thể áp dụng để xử lý hành vi vi phạm bao gồm xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó để lại.

Phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/ NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp hợp tác xã, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP thì :

“Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

Như vậy, theo quy định này, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, chúng ta có thể xác định được chế tài hình sự được áp dụng khi hành vi đó là nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Theo đó, người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như đã nêu có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu thuộc vào một trong hai trường hợp:

Việc vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng làm cho một hoặc cả hai bên phải ly hôn.

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng mà vẫn tiếp tục vi phạm.

Đối với trường hợp có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.

Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật mà vẫn duy trì quan hệ đó

Như vậy, theo quy định này, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả để lại mà cá nhân có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng theo các khung hình phạt khác nhau.

Ngoại tình có phải là hành vi trái luật không ?

Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định các hành vi bị cấm như sau:

“c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”

Như vậy, hành vi công khai ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan tổ chức cá nhân có quyền yêu cầu toà, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý vi phạm đó.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin