Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là gì? Mức phạt thế nào.

Căn cứ pháp lý

Điều 368 Bộ luật hình sự quy định tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội như sau:

“1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Đối với 02 người đến 05 người;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Đối với 06 người trở lên;

b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội

Khách thể của tội phạm

Là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã khởi tố, kết luận điều tra, truy tố đối với người mà mình biết rõ là không có tội.

Là làm oan người vô tội. Nhưng không phải trường hợp làm oan người vô tội nào cũng là hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự người không có tội.

Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là tội trực tiếp xâm phạm đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng.

Như vậy, khách thể của tội phạm là danh dự của người bị oan và uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi của có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội

Người phạm tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, có thể thực hiện một trong các hành vi sau:

Ra quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra, quyết định truy tố đối với người không có tội.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu hậu quả xảy ra thì tuỳ trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.

Hậu quả do hành vi là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự của người bị oan; làm mất uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng mà trực tiếp là cơ quan mà người phạm tội công tác; những thiệt hại về vật chất do phải minh oan, xin lỗi, bồi thường thiệt hại cho người bị oan và những thiệt hại khác cho xã hội.

Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là gì? Mức phạt thế nào.
Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là gì? Mức phạt thế nào.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có thẩm quyền trong việc khởi tố bị can, kết luận điều tra, truy tố, mới là chủ thể của tội phạm này. Những người có thẩm quyền trong việc khởi tố bị can, kết luận điều tra, truy tố, bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Điều tra viên, Kiểm sát viên.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể c  là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Điều luật quy định “biết rõ là không có tội” tức là, người phạm tội phải biết rõ người mà mình truy cứu trách nhiệm hình sự là không có tội; nếu do trình độ nghiệp vụ non kém hoặc vì lý do khách quan khác mà người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự một người mà không biết rõ không có tội thì không phạm tội này.

Hình phạt đối với người phạm tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội

Điều 368 Bộ luật hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Đối với 02 người đến 05 người;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Đối với 06 người trở lên;

b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 368 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin