Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 BLHS năm 2015

Căn cứ pháp lý

Điều 357 BLHS năm 2015 quy định tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ như sau:

“Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 BLHS năm 2015
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 BLHS năm 2015

Dấu hiệu pháp lý tại Điều 357 BLHS năm 2015

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ cũng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.

Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này những thiệt hại thực tế xảy ra của Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm 2 hành vi song song là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình và hành vi làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hạikhác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Lạm quyền là hành vi vượt quá quyền hạn của mình, làm trái công vụ. Khác với một số tội quy định về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, Điều 357 Bộ luật Hình sự lại quy định hành vi ở đây là “lạm quyền”. Lợi dụng và lạm dụng là hai thuật ngữ khác nhau, tuy nhiên chúng thường được hiểu là một.

Lạm quyền là hành vi vượt quá giới hạn cho phép. Giới hạn cho phép chính là quyền hạn mà người có chức vụ có; quyền hạn này do pháp luật quy định, thường là do luật tổ chức cơ quan, tổ chức quy định; trong một số trường hợp quyền hạn này do một ngành luật đặc trưng cho nghề nghiệp quy định như: Quyền hạn của những người tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự là do Bộ luật tố tụng hình sự quy định,…

Hành vi thứ hai của tội này là hành vi gây thiệt hại. Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể là thiệt hại khác xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thiệt hại khác ở đây không phải thiệt hại về vật chất, nó có thể là thiệt hại phi vật chất như danh dự, uy tín hoặc làm xáo trộn hoạt động bình thường của nhà nước, tổ chức, cá nhân,…

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chủ thể của tội phạm

Đối với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm cũng là các dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội; là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với các tội phạm khác cũng có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Trước hết, người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Người có chức vụ, quyền hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ.

Sau đó, người có chức chức vụ, quyền hạn phải đang trong khi thi hành công vụ. Nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn nhưng không trong thời gian thực hiện công vụ thì không phạm tội này, tùy từng trường hợp sẽ được định tội danh tương ứng.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội lạm quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lạm quyền hạn trong khi thi hành công vụ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn gây thiệt hại cho xã hội.

Mục đích của tội phạm được xác định ngay tại điếu văn của Điều 357 Bộ luật Hình sự: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”.

Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của một tổ chức mà mình tham gia… Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như: vì nể nang, vì cảm tình cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội…

Hình phạt tại Điều 357 BLHS năm 2015

Điều 357 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

– Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 357 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin