Tờ khai lý lịch tư pháp số 1

Hiện nay, lý lịch tư pháp đóng một vai trò quan trọng đối với các ca nhân trong quá trình tìm kiếm công việc và những lĩnh vực khác trong cuộc sống. Có 2 loại phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba sẽ hướng dẫn điền tờ khai lý lịch tư pháp số 1, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Lý lịch tư pháp là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định lý lịch tư pháp như sau:

– Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

– Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản lý lịch tư pháp dùng để chứng minh một người có bị phạm tội hay không hoặc có bị hạn chế quyền hạn do Tòa án quy định hay không.

Có mấy loại lý lịch tư pháp?

Căn cứ Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có hai loại phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

* Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

– Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Tình trạng án tích:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

* Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

– Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Tình trạng án tích:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

– Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, dựa theo quy định pháp luật lý lịch tư pháp được chia làm 2 loại và được quy định cấp cho từng loại chủ thể khác nhau.

tờ khai lý lịch tư pháp số 1
tờ khai lý lịch tư pháp số 1

Làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?

Căn cứ Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

– Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Như vậy, trường hợp của anh/chị có thể nộp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp nơi thường trú của anh/chị.

Căn cứ theo Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:

– Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp số 1

Việc khai Lý lịch tư pháp sẽ không hề khó nếu bạn nắm được các quy tắc khai dưới đây cũng như có chút kiên trì và cẩn thận. Dưới đây, LUẬT RONG BA sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước trong cách khai lý lịch tư pháp của từng mẫu tờ khai.

Cách điền Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (mẫu số 03/2013/tt-lltp)

Đây là mẫu tờ khai dành cho cá nhân tự đi nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp cho bản thân.

Mẫu tờ khai này có thông tin đơn giản hơn mẫu tờ khai số 04, bao gồm 3 phần chủ yếu:

Thông tin về các nhân xin cấp Lý lịch tư pháp;

Thông tin về quá trình cư trú của bản thân;

Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.

Khi đó, người khai sẽ cần cung cấp các thông tin sau:

Họ tên: mọi phần họ tên (của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, cha, mẹ, vợ/chồng) đều phải biết bằng chữ hoa, đầy đủ dấu, đúng thứ tự theo CMT/CCCD hoặc hộ chiếu;

Giới tính: ghi giới tính theo CMT/CCCD/Hộ chiếu;

Nơi sinh: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;

Ngày sinh: Ghi đúng ngày sinh trên CMT/CCCD/Hộ chiếu tương ứng của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và cha, mẹ, vợ/chồng;

Quốc tịch: Ghi quốc tịch theo CMT/CCCD/Hộ chiếu;

Nơi thường trú, nơi tạm trú: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi;

Giấy CMND/Hộ chiếu: Ghi rõ là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu kèm theo khi xin Lý lịch tư pháp, sau đó ghi số CMT/CCCD/Hộ chiếu đó, và thời gian cấp và cơ quan cấp;

Sau đó bạn sẽ ghi quá trình cư trú của bản thân kể từ khi 14 tuổi, ghi rõ thời gian, địa chỉ thường trú/tạm trú cũng như nghề nghiệp, nơi làm việc.

Một lưu ý nhỏ khi điền phần nghề nghiệp: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.

Phần về án tích, hay cấm đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hợp tác xã: ghi không nếu không có thông tin liên quan.

Sau đó bạn tích vào Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2.

Điền mục đích yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp và số lượng phiếu bạn cần.

Cuối cùng, ghi rõ ngày tháng, họ tên và ký tên.

Cách điền Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (mẫu số 04/2013/tt-lltp)

Đây là mẫu khai lý lịch tư pháp dành hco cá nhân trong trường hợp ủy quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp này gồm 5 phần:

Thông tin về người được ủy quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp;

Thông tin về người ủy quyền hoặc trẻ chưa thành niên cần cấp lý lịch tư pháp;

Thông tin về cha, mẹ, vợ/chồng của người ủy quyền hoặc trẻ chưa thành niên;

Thông tin về quá trình cư trú của người ủy quyền hoặc trẻ chưa thành niên;

Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.

Định dạng điền các thông tin tại tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp diện ủy quyền này cũng giống như cách điền tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mà cá nhân người cần cấp tự khai và đi nộp.

Ngoài ra trong tờ khai lý lịch tư pháp mẫu số 04/2013/tt-lltp này, người khai cũng cần nêu rõ mối quan hệ với người ủy quyền và văn bản ủy quyền nếu không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền.

Không cần khai phần thông tin về quá trình cư trú nếu người được cấp Lý lịch tư pháp là trẻ chưa đủ 14 tuổi.

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến tờ khai lý lịch tư pháp số 1. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về tờ khai lý lịch tư pháp số 1. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận sản phẩm hữu cơ, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin