Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể giảm đi, là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.

Vậy tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ? Tình tiết giảm nhẹ được áp dụng khi nào? Người dân tộc miền núi ít hiểu biết pháp luật có được xem xét là tình tiết giảm nhẹ không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc còn băn khoăn về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những dấu hiệu mang tính chủ quan và khách quan của hành vi phạm tội, không là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt mà chỉ là căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội.

Tình tiết giảm nhẹ trong Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự quy định cụ thể 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Người đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Phạm tội trong trường hợp vượt mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

Phạm tội do lạc hậu;

Người phạm tội là phụ nữ có thai;

Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

Người phạm tội tự thú;

Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Một số khó khăn vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 51 BLHS “khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”. 

Như vậy, chỉ quy định cụ thể một tình tiết là “Đầu thú”, còn lại việc áp dụng tùy thuộc vào sự đánh giá của Hội đồng xét xử. Việc trao quyền chủ quan cho Hội đồng xét xử xem xét xác định và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này cũng dễ dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, từ đó dẫn đến quyết định của Tòa án không nghiêm.

Chẳng hạn như tình tiết bị cáo có ông bà là liệt sĩ, có công với cách mạng có lúc Thẩm phán áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS, có lúc lại không áp dụng để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/2019/HS-ST của Tòa án quân sự Khu vực M: Trong vụ án bị cáo Phạm Phúc S phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 134 BLHS, bị cáo S có ông ngoại là liệt sĩ nên Tòa án sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS cho bị cáo; Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2019/HS-ST cũng của Tòa án quân sự Khu vực M: Trong vụ án Vũ Xuân H và 06 đồng phạm phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS, bị cáo H cũng có ông ngoại là liệt sĩ nhưng Tòa án không cho bị cáo được áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS.

Theo hướng dẫn tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của TANDTC quy định những trường hợp cụ thể được áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS… “Ngoài ra, khi xét xử tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Vấn đề đặt ra là “các tình tiết khác” thể hiện trong Công văn còn chung chung, dễ dẫn đến việc lạm dụng hoặc không dám áp dụng…

Ngoài ra, trong thực tế, có nhiều trường hợp người phạm tội có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS theo khoản 2 Điều 51 BLHS, nhưng khi áp dụng, trong phần quyết định cũng chỉ xác định là áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 51 BLHS; trong khi đó, người chỉ có một tình tiết cũng áp dụng khoản 2 Điều 51 BLHS (tuy đối với người có nhiều tình tiết ở khoản 2 thì xem xét giảm nhẹ nhiều hơn, nhưng trong thực tế vẫn chưa thật phù hợp).

Tất cả các trường hợp vừa nêu đều dẫn đến quyết định trong bản án của Tòa án không đảm bảo tính thuyết phục và tính công bằng trong lượng hình đối với người phạm tội.

Thứ hai, với trường hợp quy định là nhóm các tình tiết khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trong nhóm đó, nhưng chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ để áp dụng dẫn đến chưa thật sự có lợi cho người phạm tội.

Ví dụ, người phạm tội là người có công với cách mạng và cũng là cha của liệt sỹ, nhưng theo quy định chỉ áp dụng tình tiết quy định tại điểm x khoản 1; hoặc người phạm tội vừa có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, vừa có thành tích xuất sắc trong công tác, nhưng chỉ áp dụng điểm v khoản 1 của Điều 51 BLHS; Trong khi đó, đối với người phạm tội chỉ thỏa mãn một tình tiết trong nhóm các tình tiết này thì cũng được áp dụng như đối với những người có nhiều tình tiết trong nhóm…

Thứ ba, về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”

Tại điểm o khoản 1 Điều 52 của BLHS năm 2015 quy định “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo quan điểm của tác giả, điều luật quy định như vậy vẫn chưa đầy đủ dẫn đến bỏ lọt một số trường hợp lẽ ra cần phải được áp dụng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015, thì đối tượng gây án là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong giới hạn 28 tội danh. Như vậy, người chưa đủ 16 tuổi có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm, nhưng ngoài 28 tội danh này thì hành vi của họ chưa cấu thành tội phạm.

Vì vậy, theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, có thể hiểu người xúi giục người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi phạm tội ngoài 28 tội danh theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015, kể cả đối với trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện bất kỳ hành vi nguy hiểm cho xã hội nào thì cũng không phải chịu tình tiết tăng nặng này, vì đối tượng họ xúi giục không phạm tội.

Qua phân tích như trên, có thể thấy điểm o khoản 1 Điều 52 của BLHS năm 2015 còn bỏ lọt đối tượng phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi giục trẻ em thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng”. Trong khi đó, xét về tính chất nghiêm trọng thì đối tượng là trẻ em bị xúi giục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi phạm tội nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển tâm, sinh lý của các em, dẫn dắt các em theo một lối xấu, khó khắc phục…

Về chủ thể thực hiện việc “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” vẫn còn có quan điểm khác nhau khi áp dụng.

Cụ thể vụ án như sau: Theo hồ sơ vụ án, lúc 20 giờ ngày 4/12/2019, sau khi bị Nguyễn Tr (SN 2005, trú tại phường Ngô Mây, thảnh phố QN) và một số người khác đánh, Đinh Thanh T (SN 2005, trú tại phường Ngô Mây) đã rủ Thiều Công V (SN 2005) cùng 3 người khác tìm đánh Nguyễn Tr để trả thù. Sau đó, cả nhóm dùng gậy, côn đánh Tr gây thương tích 15%.

Ngày 5/11/2020, TAND thành phố QN đã đưa vụ án ra xét xử, đại diện VKSND thành phố QN đề nghị xử phạt các bị cáo Đinh Thanh T, Thiều Công V phạm “tội cố ý gây thương tích”. Riêng Đinh Thanh T, VKSND còn đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử TAND thành phố QN cho rằng, việc kiểm sát viên đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng đối với bị cáo T là không phù hợp, vì khi thực hiện việc xúi giục người khác phạm tội, bị cáo T cũng đang là người chưa thành niên (lúc phạm tội, bị cáo T chỉ mới hơn 16 tuổi).

Xung quanh việc vận dụng pháp luật của TAND thành phố QN đã nảy sinh những quan điểm khác nhau.

Trong đó, có ý kiến đồng tình với việc đề nghị của Kiểm sát viên, cần phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với T, bởi theo quy định tại Điều 90, chương XII, BLHS quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Đồng thời, tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS chỉ quy định “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội, chứ cũng không quy định người xúi giục phải là người đã đủ 18 tuổi nên phải được áp dụng đối với bất cứ người phạm tội nào có tình tiết này, mà không quy định người xúi giục phải là người thành niên.

Do đó, nếu người chưa thành niên phạm tội mà có hành vi xúi giục người chưa thành niên khác phạm tội thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS.

Trong khi đó, có quan điểm cho rằng theo quy định tại khoản 1 Điều 91 BLHS quy định “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm”. Theo quy định trên, thì việc áp dụng tình tiết tăng nặng “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là không phù hợp với nguyên tắc xử lý và khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi phạm tội.

Măt khác, tại khoản 3 Điều 416 BLTTHS năm 2015 quy định những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi:… “3. Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục”.

Như vậy, theo nội hàm quy định này, pháp luật tố tụng hình sự chỉ buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải chứng minh “có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục” chứ không yêu cầu chứng minh “có hay không có người dưới 18 tuổi xúi giục”.

Theo đó, quy định này mặc nhiên thừa nhận việc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ tồn tại đối với người đã đủ 18 tuổi. Nếu người dưới 18 tuổi có hành vi “xúi giục” người dưới 18 tuổi khác phạm tội thì chỉ chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm, chứ không bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”

Qua phân tích ở trên, mặc dù bị cáo T rủ rê bị cáo V là người chưa thành niên đi đánh nhau, nhưng khi phạm tội bị cáo cũng là người chưa thành niên nên không thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS. Và đây cũng là quan điểm của tác giả.

tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Một số đề xuất, kiến nghị.

Thứ nhất, đối với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo hướng “mở”, BLHS năm 2015 đã đưa ra quy định mang tính “mở” cho việc áp dụng “có thể coi… tình tiết khác” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015).

Để có cách hiểu và áp dụng thống nhất cần có văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn như: Quy định thêm các tình tiết, hướng dẫn theo tiêu chí… để phù hợp với “tính mở” của quy định của BLHS năm 2015, thì cơ quan hướng dẫn cần đưa ra các “tiêu chí” để chủ thể áp dụng xác định tình tiết nào là biểu hiện tích cực cho xã hội được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, để xử lý triệt để và thống nhất các hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi tham gia các hành vi phạm tội, phục vụ tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần sửa đổi điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 theo hướng “Người đã thành niên xúi giục người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được quy định trong BLHS” sẽ đầy đủ hơn và phù hợp với khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 của BLHS.

Người đã thành niên có hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (tức là tham gia vào tội họ đã phạm), chứ không cần người bị xúi dục phải phạm tội thì người xúi giục cũng bị áp dụng tình tiết tăng nặng này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu bạn đọc còn bất cứ điều gì vướng mắc liên quan đến nội dung này, xin vui lòng nhấc máy ngay và liên hệ với Luật Rong Ba theo địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Rong Ba Group

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Rong Ba Group làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Rong Ba Group

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Rong Ba Group sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Rong Ba Group bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Rong Ba Group trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Rong Ba Group mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Rong Ba Group sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Rong Ba Group cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Rong Ba Group sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Rong Ba Group cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Rong Ba Group cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin