Thừa phát lại tại Yên Bái

thừa phát lại tại Yên Bái

Lập vi bằng thu giữ tài sản để xử lý nợ ngân hàng được thực hiện như là một biện pháp ghi nhận lại quá trình thu giữ tài sản làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi của các bên.

Về phía ngân hàng, khi thực hiện hoạt động này có thể gặp phải sự cản trở, không hợp tác từ phía người đang nắm giữ tài sản.

Mặt khác, người bị thu giữ tài sản cũng có thể cho rằng hành vi của ngân hàng khi thực hiện thu giữ tài sản để xử lý nợ là trái với quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình. 

 Vậy lập vi bằng thừa phát lại tại Yên Bái được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Yên Bái của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Quy trình lập vi bằng thừa phát lại tại Yên Bái thực hiện như thế nào?

Bước 1: Đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng.

Khách hàng có nhu cầu lập vi bằng sẽ làm việc với Thừa phát lại. Thừa phát lại sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng về quy định pháp luật có liên quan đến lập vi bằng mà khách hàng muốn.

Khách hàng muôn lập vi bằng sẽ điều thông tin vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Bên văn phòng Thưa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận và thương lượng lập vi bằng.

Khi đã thóa thuận và thương lượng tất cả các vấn đề liên quan, khách hàng yêu cầu cung cấp thông tin trước khi lập vi bằng bao gồm: Địa điểm lập vi bằng, thời gian lập vi bằng, chi phí lập vi bằng,… đồng thời nếu văn phòng thừa phát lại có yêu cầu tạm ứng chi phí lập vi bằng khách hàng cũng có thể thực hiện với văn phòng.

Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, Mỗi bên giữ 01 bản.

Bước 3: Tiền hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng giữa 2 bên để có thể đem lại sự chính xã và khách quan nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi chép nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách trung thực, khách quan.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ và tên Thừa phát lại lập vi bằng;

– Thời gian, địa điểm rõ ràng lập vi bằng;

– Người tham gia chứng kiến khác (nếu có);

– Họ và tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực, khách quan của việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia chứng kiến khác (nếu có) và chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh liên quan khác.

Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản cho người yêu cầu, 01 bản cho văn phòng thừa phát lại và 01 bản gửi lên Sở tư pháp trực thuộc để đăng ký(Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày lập).

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi bàn giao vi bằng, Khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Sau khi khách hàng thanh lý thỏa thuận xong bên văn phòng thừa phát lại sẽ bàn giao 01 bản vi bằng chính cho khách hàng.

Trong thời giạn không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được vi bằng, Sở tư pháp sẽ vào sổ đăng ký của thừa phát lại.

Trường hợp Sở tư pháp từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền không thuộc phạm vi lập vi bằng sẽ được thông báo bằng văn bản cho văn phòng thừa phát lại.

thừa phát lại tại Yên Bái
thừa phát lại tại Yên Bái

Vi bằng khi ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ là gì?

Theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì khái niệm vi bằng được định nghĩa như sau: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”. 

Đây là khái niệm được đưa ra tại nghị định mới về Thừa phát lại – Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Có thể thấy, để được công nhận tính hợp pháp, vi bằng khi ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ phải đạt đủ một số yếu tố sau:

Thứ nhất, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật.

Khi tiến hành lập vi bằng, các bạn có thể thấy kèm theo là các hình ảnh, file âm thanh hoặc cả đĩa ghi hình, tuy nhiên, các dữ liệu trên chỉ mang tính chất bổ sung cho tính xác thực của vi bằng và vi bằng vẫn bắt buộc phải được lập dưới hình thức bằng văn bản.

Việc vi bằng phải được lập thành văn bản ngoài việc tuân theo các quy định pháp luật về mặt hình thức còn bắt nguồn từ giá trị của vi bằng.

Vi bằng sẽ được coi là căn cứ cho các giao dịch hoặc làm chứng cứ trước tòa án, do đó nếu vi bằng được lập dưới hình thức khác như lời chứng của Thừa phát lại sẽ rất khó xác định giá trị và dễ bị tác động thay đổi nội dung.

Thứ hai, để lập vi bằng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến các sự kiện, hành vi thu giữ tài sản đã diễn ra.

Trường hợp Thừa phát lại chỉ lập vi bằng thông qua lời thuật lại của bên yêu cầu hoặc thông qua các tài liệu ghi âm, ghi hình….

Thì Thừa phát lại chưa có đủ góc nhìn toàn diện về sự việc hoặc được nghe kể sự việc đã bị ảnh hưởng ý chí chủ quan của người yêu cầu lập vi bằng.

Do đó, pháp luật bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để đo đạc, ghi chép lại đầy đủ các sự việc trong yêu cầu lập vi bằng của khách hàng.

Thứ ba, vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, nhưng không là nhân viên thuộc cơ quan nhà nước và những yêu cầu lập vi bằng thường liên quan đến cuộc sống riêng của khách hàng.

Do đó, chỉ khi người yêu cầu tìm đến và đề nghị hỗ trợ, Thừa phát lại mới biết đến các sự kiện, hành vi thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ cũng như có đủ căn cứ thực hiện lập vi bằng.

Từ khái niệm trên, có thể thấy vi bằng khi ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ là văn bản được Thừa phát lại lập trên cơ sở trực tiếp chứng kiến sự kiện thu giữ tài sản bảo đảm khi bên vay nợ không thực hiện đúng nghĩa vụ theo yêu cầu của ngân hàng.

Phân biệt văn bản công chứng và vi bằng thừa phát lại tại Yên Bái

Tiêu chí

Văn bản công chứng

Vi bằng

Khái niệm

Là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Chủ thể lập

Công chứng viên

Thừa phát lại

Nội dung

Văn bản công chứng bao gồm các nội dung sau đây:

– Hợp đồng, giao dịch, bản dịch;

– Lời chứng của công chứng viên.

Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

– Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

– Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

– Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Giá trị pháp lý

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Chế độ lưu trữ

Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.

Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. (Xem thêm hướng dẫn tại Thông tư 05/2020/TT-BTP).

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng 2014

Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về lập vi bằng thừa phát lại tại Yên Bái. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Yên Bái và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin