Thừa phát lại tại Sơn La

thừa phát lại tại Sơn La

Thực ra thừa phát lại được thực hiện khá nhiều công việc liên quan đến tố tụng, đó có lẽ mới là công việc chính và chủ yếu của mô hình này. Lập vi bằng chỉ là một trong những công việc mà thừa phát lại được thực hiện tuy nhiên hình thức lập vi bằng lại quen thuộc và được quan tâm hơn cả đối với nhiều người và tôi cho rằng đây là một hình thức khá thú vị và có nhiều điều để bàn.

Vậy quy định chức năng lập vi bằng thừa phát lại tại Sơn La được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Sơn La của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Đọc nội dung ngắn ngủi trên theo quy định thì có lẽ bạn cũng chưa hiểu rõ Vi bằng là như thế nào. Tôi cũng vậy, nhưng may mắn là trong quá trình hành nghề luật sư tôi có được đọc và xem trực tiếp một số vi bằng do thừa phát lại lập. Vì vậy tôi có thể giải thích cho bạn một cách đơn giản và gần gũi hơn theo quan sát của tôi như thế này:

Vi bằng là văn bản mà trong đó sẽ ghi nhận và mô tả sự kiện, hành vi, hiện trạng do Thừa phát lại chứng kiến tại thời điểm xảy ra sự kiện, hành vi đó.

Ví dụ: bạn đi mua nhà và giao tiền cho bên bán, bạn muốn yên tâm hơn nên bạn mời thừa phát lại lập vi bằng cho việc giao tiền đó. Khi đó, thừa phát lại sẽ đến tận nơi chứng kiến việc giao tiền và ghi nhận và mô tả sự kiện, hành vi giao – nhận tiền của bạn và bên bán.

Việc mô tả này rất chi tiết và cụ thể, ngoài thời gian, địa điểm thì thừa phát lại còn có thể mô tả hôm đó các bên mặc quần áo gì, căn nhà hay địa điểm giao tiền như thế nào, có đặc điểm gì..v..v.., nói chung là trong vi bằng sẽ thể hiện tất cả những sự kiện có liên quan và có tính xác thực của việc giao – nhận tiền ngày hôm đó.

Ngoài việc lập văn bản thì thừa phát lại có thể chụp ảnh, ghi âm, ghi hình sự việc diễn ra tại thời điểm đó.

Khi nào được lập vi bằng thừa phát lại tại Sơn La?

– Thừa phát lại được lập vi bằng khi:

+ Có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và;

+ Không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng.

→ Điều này dẫn đến các trường hợp lập vi bằng rất nhiều, đa dạng về sự kiện, hành vi.

Những trường hợp thừa phát lại tại Sơn La không được lập vi bằng.

Tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP liệt kê các trường hợp không được lập vi bằng như sau:

(1) Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi liên quan đến lợi ích của bản thân, người thân thích.

– Trường hợp này nhằm đảm bảo nguyên tắc khách quan, chính xác trong quá trình lập vi bằng.

– Ví dụ: Lập vi bằng cho sự kiện vay tài sản giữa vợ và em họ của Thừa phát lại.

(2) Lập vi bằng vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Ví dụ: Thừa phát lại cố tình đi vào khu vực cấm không được cho phép để lập vi bằng.

(3) Lập vi bằng vi bằng vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Ví dụ: Lập vi bằng xác nhận thông tin đọc được trên email cá nhân của người khác khi chưa được người đó đồng ý.

(4) Lập vi bằng về các hoạt động thuộc phạm vi công chứng, chứng thực.

Ví dụ: Thừa phát lại lập vi bằng xác nhận bản sao đúng với bản chính.

(5) Lập vi bằng để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu.

Ví dụ: Thừa phát lại lập vi xác nhận việc giao xe máy của bên bán A và bên mua B nhưng bên A không có giấy đăng ký xe.

(6) Lập vi bằng để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu.

Ví dụ: Lập vi bằng xác nhận việc vay tiền với mức lãi suất cao hơn 40%/năm.

(7) Lập vi bằng đối với các đối tượng đang thi hành công vụ:

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc khối Quân đội.

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc khối Công an.

Ví dụ: Lập vi bằng đối với hành vi hỏi cung của chiến sĩ công an trong giai đoạn điều tra.

(8) Lập vi bằng không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm đối với vi bằng mà mình đã lập, do đó, chỉ lập khi trực tiếp chứng kiến, không được nghe thuật lại từ người thứ ba, ngay cả thuật lại của thư ký nghiệp vụ.

Ví dụ: Lập vi bằng về việc lập di chúc thông qua lời kể của con người lập di chúc.

thừa phát lại tại Sơn La
thừa phát lại tại Sơn La

Thủ tục và hình thức lập vi bằng thừa phát lại tại Sơn La theo quy định của pháp luật

– Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

– Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

– Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Hậu quả pháp lý khi lập vi bằng không đúng quy định pháp luật.

– Vi bằng được lập trong trường hợp không được lập → không làm phát sinh giá trị pháp lý của vi bằng. (Để biết giá trị pháp lý của vi bằng đến đâu, có được pháp luật thừa nhận không, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài Giá trị pháp lý của vi bằng)

– Bên cạnh đó, Thừa phát lại sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP mức xử phạt như sau:

+ Lập vi bằng không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến: Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 – 12 tháng.

+ Các hành vi còn lại: Phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu đồng (hình thức xử phạt chính); Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 – 09 tháng (hình thức xử phạt bổ sung).

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số tiền thu được từ hành vi vi phạm.

– Thừa phát lại phải nắm chắc được các trường hợp không được lập vi bằng, thời điểm thường phát hiện hành vi vi phạm là khi Văn phòng thừa phát lại đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp, sau đó Sở Tư pháp phát hiện vi phạm thì tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Vậy có nên lập vi bằng nhà, đất hay không?

Trước khi tôi trả lời câu hỏi nên hay không thì tôi muốn bạn nhớ kỹ một điều đó là:

Vi bằng tuyệt đối không có giá trị để sang tên nhà, đất cũng không xác lập quyền sở hữu và sử dụng của người mua với nhà, đất.

Khi bạn mua bán, chuyển nhượng nhà đất thì cách duy nhất hợp pháp để xác lập quyền sở hữu và sử dụng cũng như để sang tên được đó là phải lập Hợp đồng có công chứng .

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể công chứng được, có những trường hợp nhà đất chưa có sổ đỏ, đang vướng quy hoạch treo từ rất lâu, đang có tranh chấp, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính..v..v.. Với những trường hợp đó thì theo quy định bạn sẽ không thể nào công chứng hợp đồng mua bán chuyển nhượng cũng như không thể sang tên được. Vì vậy nhiều người đã nghĩ đến việc lập vi bằng.ghi nhận sự việc mua bán, chuyển nhượng.

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng liệu việc lập vi bằng như vậy có rơi vào trường hợp không được lập vi bằng vì thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hay không?

Tuy nhiên theo quan điểm của tôi là không bởi vì những giao dịch nêu trên không  thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hay nói đúng hơn là không được công chứng những giao dịch như vậy.

Vậy nếu thừa phát lại lập vi bằng thì có trái quy định của pháp luật không? Chưa chắc, vấn đề này để nói cụ thể thì có lẽ hơi dài dòng, nhưng tôi có thể nói đơn giản là trong một văn bản thì cách sử dụng ngôn từ, câu chữ có thể quyết định tới giá trị pháp lý của văn bản đó. Tôi cho rằng trường hợp này cũng vậy.

Vậy có nên lập vi bằng mua bán chuyển nhượng nhà đất hay không? Tôi cho rằng riêng việc mua bán chuyển nhượng nhà đất không đủ điều kiện đã là một điều không nên và rất rủi ro rồi.

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, bạn vẫn thực hiện giao dịch như vậy thì theo tôi bạn nên tìm đến các phương pháp khác phù hợp hơn về mặt pháp lý trước khi nghĩ đến việc lập vi bằng mua bán chuyển nhượng (chẳng hạn ủy quyền công chứng, đặt cọc, hứa mua, hứa bán..v..v..). Bởi vì tôi cũng không chắc chắn về hiệu lực của vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong những trường hợp như vậy khi ra Tòa sẽ như thế nào.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về quy định về lập vi bằng của thừa phát lại tại Sơn La. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Sóc Trăng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệt Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin