Thừa phát lại tại Phú Thọ

thừa phát lại tại Phú Thọ

Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Do vậy không phải ai cũng nắm được khái niệm Thừa phát lại là gì? Chức năng của thừa phát lại theo quy định của pháp luật như thế nào. 

Vậy thừa phát lại tại Phú Thọ được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Phú Thọ của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Quy định về hoạt động thừa phát lại tại Phú Thọ và Văn phòng thừa phát lại

Công việc chính của thừa phát lại là tống đạt văn bản của Tòa án, lập vi bằng theo yêu cầu, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thực hiện thi hành án dân sự theo yêu cầu. Vi bằng là gì ? Thừa phát lại là ai ? …

Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại:

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

Thừa phát lại được làm những công việc sau :

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên – trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.

Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu ( một dạng hợp đồng dịch vụ).

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Giới thiệu chức năng của Văn phòng thừa phát lại tại Phú Thọ

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Văn phòng Thừa phát lại Quận 1 và Văn phòng Thừa phát lại Việt Nam thực hiện tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự hoặc của các đương sự, dựa trên sự thỏa thuận đối với một số văn bản của Tòa án được thực hiện theo yêu cầu của đương sự như các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án ban hành theo yêu cầu của đương sự trong các vụ án dân sự, thương mại.

Văn phòng Thừa phát lại có thể tống đạt văn bản của tất cả các vụ án, kể cả vụ án hình sự trên nhiều địa bàn. Với đội ngũ chuyên nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại Quận 1 và Văn phòng Thừa phát lại Việt Nam khẳng định việc tống đạt văn bản của các cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự sẽ được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 Giá trị pháp lý của vi bằng Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Từ những giá trị trên, có thể thấy rằng, việc lập vi bằng là cần thiết và ngày càng phố biến.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Xác minh điều kiện thi hành án là một thủ tục rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình tổ chức thi hành án, đây là cơ sở pháp lý để Chấp hành viên đề ra biện pháp thi hành án phù hợp đối với từng vụ việc. Xác minh điều kiện thi hành án mang tính pháp lý, là một giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án.

Mục đích chính của xác minh điều kiện thi hành án để trả lời câu hỏi hồ sơ thi hành án này có điều kiện hay chưa có điều kiện thi hành án, có tổ chức việc thi hành án được hay chưa, để từ đó có biện pháp giải quyết việc thi hành án phù hợp.

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự như: Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên, thực hiện các thủ tục quy định tại Luật Thi hành án dân sự.

Quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại tại Phú Thọ

Các quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại có thể chia làm một số nhóm cụ thể như sau:

Các quyền và nghĩa vụ khi hành nghề:

Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức nghề nghiệp:

Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

thừa phát lại tại Phú Thọ
thừa phát lại tại Phú Thọ

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai TPL trở lên). Khác với Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại là do tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Điều 16 Nghị định 61/2009 về điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức bộ máy.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Đặc biệt, Văn phòng Thừa phát lại phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM.

Cũng theo quy định tại Nghị định , Thừa phát lại có chức năng thực hiện các công việc sau đây:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan Thi hành án dân sự;

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chứ. Trong các quyền của Thừa phát lại, lập vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động Công chứng, nhưng rộng hơn. Nếu Công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;

Trực tiếp tổ chức thi hành án các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (Trừ những Bản án, Quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án).

Như vậy, với phạm vi công việc này, chức năng của Thừa phát lại mở rộng hơn so với Thi hành án hiện nay (thi hành án chỉ xác minh, tổ chức thi hành án).

Việc thành lập Văn phòng thừa phát lại tại Phú Thọ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Trụ sở Văn phòng thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.

Tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều kiện đăng ký hoạt động Văn phòng thừa phát lại tại Phú Thọ

Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của Văn phòng thừa phát lại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về tìm hiểu thừa phát lại tại Phú Thọ. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Phú Thọ và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin