Thừa phát lại tại Nghệ An

thừa phát lại tại Nghệ An

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều người chưa biết tổ chức thừa phát lại là gì. Trong khi đây là một tổ chức có thể hỗ trợ đắc lực cho người dân trong việc làm chứng, thi hành bản án một cách nhanh chóng, hiệu quả. Vậy khó khăn thừa phát lại tại Nghệ An hiện nay được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Nam Định của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Công tác thừa phát lại tại Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn

Tính đến hết tháng 6/2017, các Văn phòng Thừa phát lại (TPL) đã tống đạt được gần 9.000 văn bản với doanh thu trên 743 triệu đồng; lập được 31 vi bằng với doanh thu 29 triệu đồng. Sự gia tăng về số lượng cũng như doanh thu tống đạt theo thời gian đã cho thấy nhu cầu, hiệu quả, năng lực cũng như những nỗ lực của cán bộ, sự chuyển biến tích cực của TPL và sự tin tưởng, hỗ trợ của Tòa án, cơ quan thi hành án (THA) dân sự cho hoạt động này. Tuy nhiên, quá trình hoạt động thừa phát lại còn gặp nhiều khó khăn cần sớm tháo gỡ.

Trong giai đoạn thí điểm, tỉnh ta đã cho phép thành lập 3 Văn phòng TPL, với tổng số TPL đang hành nghề là 4 người, thư ký nghiệp vụ TPL là 9 người và các nhân viên khác. Hoạt động của các Văn phòng TPL góp phần bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, trong quan hệ với cơ quan nhà nước và trong các quá trình tố tụng, ổn định quan hệ xã hội, an ninh trật tự.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn thí điểm thời gian qua cho thấy, hoạt động TPL còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Có thể kể đến như: Việc lập vi bằng của TPL đã được người dân đón nhận hết sức tích cực vì đã tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình tố tụng tuy nhiên, phạm vi và trình tự, thủ tục lập vi bằng chưa cụ thể dẫn đến sự lúng túng trong quá trình tác nghiệp.

Hơn nữa, Nghị định của Chính phủ quy định vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp song việc lập vi bằng là việc TPL ghi nhận sự kiện pháp lý xảy ra theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, Sở Tư pháp không chứng kiến việc lập vi bằng nhưng lại có trách nhiệm nếu vi bằng đó không đúng và không được TAND có thẩm quyền chấp nhận.

Hay quy định về thời gian đăng ký vi bằng: Nghị định quy định, trong thời gian 3 ngày kể từ ngày lập vi bằng, các Văn phòng TPL phải thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp. Việc quy định này gây khó khăn, tốn kém, phải đi lại nhiều đối với người làm công tác TPL.

Trong khi đó, để đăng ký vi bằng, người tiếp nhận việc đăng ký vi bằng phải có thời gian để nghiên cứu xem vi bằng có phù hợp với quy định của pháp luật không, có thuộc phạm vi các công việc của TPL được làm không, do vậy, không thể trả lời ngay cho các Văn phòng TPL khi đến đăng ký.

Bên cạnh đó, việc xác minh điều kiện THA còn gặp một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến kết quả đạt được thấp. Một trong những nguyên nhân là do một số cơ quan, tổ chức chưa hoặc không hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ cho TPL trong việc cung cấp thông tin về tài sản THA, một số UBND cấp xã từ chối cung cấp thông tin về tài sản của người phải THA, cơ quan đăng ký tài sản không cung cấp thông tin về tài sản của người phải THA theo yêu cầu của TPL…

Ngoài ra, người được THA còn e ngại, chưa thật sự tin tưởng vào khả năng THA của các Văn phòng TPL. Vẫn còn phổ biến nhận thức cho rằng, việc THA là rất khó khăn, các Văn phòng TPL là mô hình tư nhân, vốn còn non trẻ thì khó có thể tổ chức THA hiệu quả được… mặc dù các Văn phòng TPL rất cố gắng trong việc quảng bá hoạt động nhưng vẫn chưa tìm được cách thức hữu hiệu để tiếp cận khách hàng.

Hơn nữa, thể chế pháp luật về TPL chậm được hoàn thiện, công tác chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương kể từ khi kết thúc thí điểm đến nay chưa kịp thời; quy định pháp luật trong một số lĩnh vực chưa thống nhất với chế định pháp luật về TPL, do vậy đã gây ra khó khăn cho TPL trong việc xác minh điều kiện THA và trực tiếp tổ chức THA, như pháp luật về quản lý thuế, nhà đất, hoạt động tín dụng, đăng ký tài sản… chỉ quy định việc cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên một số cơ quan, tổ chức đã từ chối cung cấp thông tin cho TPL; một số TPL và thư ký nghiệp vụ TPL chưa thật sự vững về chuyên môn, nghiệp vụ nên còn lúng túng trong quá trình tác nghiệp.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo trong giai đoạn thí điểm, Sở Tư pháp đã tích cực triển khai một số công việc liên quan đến công tác quản lý nhà nước về TPL như: Làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan để hỗ trợ cho hoạt động TPL ở địa phương; tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình tổ chức và hoạt động của các Văn phòng TPL, kịp thời báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và trung ương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động TPL; chỉ đạo bộ phận chuyên môn lập sổ đăng ký vi bằng và khắc dấu đăng ký vi bằng, bố trí tủ lưu trữ và quản lý vi bằng; phân công một cán bộ phụ trách công tác tiếp nhận đăng ký vi bằng, xây dựng quy trình đăng ký vi bằng…

Trong thời gian tới, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu với Chính phủ sớm hoàn thiện thể chế pháp luật về TPL: Xây dựng Luật TPL, khắc phục những bất cập của các văn bản hướng dẫn về chế định TPL để tạo hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Đặc biệt là không nên quy định đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp mà nên quy định trách nhiệm của TPL như trách nhiệm của công chứng viên, độc lập trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập vi bằng của mình và chỉ TAND có thẩm quyền xem xét vi bằng đó là nguồn chứng cứ hợp lệ hay không; đề nghị TAND tối cao ban hành các văn bản về chuyển giao việc tống đạt, kinh phí chi trả cho hoạt động tống đạt để các TAND địa phương có cơ sở thực hiện.

Đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường công tác đào tạo nguồn TPL, định kỳ tập huấn cho các TPL và Thư ký nghiệp vụ TPL; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra quản lý nhà nước về TPL để duy trì hoạt động của TPL ngày càng đáp ứng với yêu cầu pháp luật TPL đặt ra.

thừa phát lại tại Nghệ An
thừa phát lại tại Nghệ An

Công chứng, thừa phát lại tại Nghệ An vất vả vì COVID-19

Doanh thu thấp, tính chuyện giảm người

Trưởng Văn phòng thừa phát lại tại Nghệ An cho hay từ khi dịch bệnh bùng phát thì công việc lập vi bằng tại văn phòng đã giảm mạnh. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng ước tính lượng công việc giảm hơn 50%. Tuy nhiên, hiện văn phòng đang cố gắng duy trì để không phải giảm nhân sự.

Đặc biệt, văn phòng luôn nhắc nhở mọi người nâng cao ý thức việc tự bảo vệ mình, bởi nếu có sự cố gì thì cả văn phòng phải cách ly và đóng cửa, ngưng hoạt động. Ngoài việc trang bị nước sát khuẩn, đeo khẩu trang, văn phòng cũng đã áp dụng đo thân nhiệt cho nhân viên và người dân trước khi vào văn phòng làm việc.

Theo Chỉ thị 02 của TAND Tối cao là thực hiện việc giao văn bản theo đường bưu điện thì thời gian tới TPL sẽ ngưng nhận văn bản để tống đạt trực tiếp. Đây cũng là khó khăn tạm thời mà các văn phòng TPL phải đối mặt.

Theo trưởng một văn phòng thừa phát lại tại Nghệ An, phạm vi ảnh hưởng của đại dịch là rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Hiện nay, việc tống đạt văn bản vẫn hoạt động bình thường nhưng số lượng việc ước chừng giảm khoảng 1/2. Kể từ ngày đại dịch COVID-19 bùng phát, doanh thu của văn phòng giảm gần 30%. Việc lập vi bằng thì khá hơn vì khối lượng công việc không giảm nhiều.

Văn phòng đã yêu cầu nhân viên phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn khi đến văn phòng và khi đi làm việc. Nếu dịch bệnh diễn biến kéo dài và ngày càng phức tạp thì văn phòng phải thực hiện việc cắt giảm nhân sự. “Đây là việc làm tất yếu, vì không thể duy trì một cơ quan không có thu nhưng phải chi phí quá nhiều” – vị này than thở.

Thừa phát lại tại Nghệ An còn nhiều vướng mắc

Khó khăn trong việc tống đạt văn bản

Theo đại diện các văn phòng thừa phát lại (TPL), TPL còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về quy trình tống đạt văn bản. Cụ thể, một số tòa án yêu cầu phải có dấu của UBND nơi đối tượng được tống đạt văn bản, UBND địa phương xác nhận nếu người được tống đạt vắng mặt.

Tuy nhiên, UBND địa phương không đồng ý đóng dấu lên văn bản do họ không trực tiếp chứng kiến người được tống đạt ký nhận văn bản, họ cũng không có thời gian đi cùng TPL thực hiện tống đạt. Vì vậy, một số TAND từ chối nhận, coi như văn bản tống đạt chưa đạt.

Việc thanh toán chi phí tống đạt của TAND và cơ quan THADS cho văn phòng TPL chưa kịp thời, không rõ ràng và hợp lý. Theo thống kê, có 16 cơ quan tòa án, 15 chi cục THA nợ chi phí tống đạt.

Ngoài ra, hoạt động xác minh điều kiện THA cũng trần ai không kém do một số cơ quan, tổ chức chưa hoặc không hợp tác, hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin về tài sản THA.

Đơn cử là các ngân hàng chậm cung cấp thông tin về tài khoản của người phải THA, cơ quan đăng ký tài sản cung cấp chưa kịp thời thông tin về tài sản của người phải THA theo yêu cầu của TPL. Bên cạnh đó, cơ quan thuế từ chối cung cấp thông tin về báo cáo thuế hằng tháng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thậm chí, có trường hợp còn khẳng định yêu cầu cung cấp thông tin của TPL là không có căn cứ pháp lý vì TPL không phải là cơ quan nhà nước.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về khó khăn thừa phát lại tại Nghệ An. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Nghệ An và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin