Thừa phát lại tại An Giang

Thừa phát lại tại An Giang

Hiện nay, khái niệm Thừa phát lại vẫn còn rất xa lạ với người dân. Vậy theo quy định của pháp luật, Thừa phát lại là gì? Vậy thừa phát lại tại An Giang được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại An Giang của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động thừa phát lại thì “Thừa phát lại” là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trên là định nghĩa theo quy định của pháp luật. Sẽ có rất nhiều thắc mắc về ý nghĩa của từ “Thừa phát lại”, cụ thể nó là gì? NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT xin giải nghĩa như sau:

Thừa: Ở đây được hiểu là “thừa lệnh”, là thực hiện một công việc theo chỉ đạo của cấp trên.

Phát: Ở đây được hiểu là “tống phát”, là hành vi đi phát, truyền đạt những văn bản đến nơi theo quy định.

Lại: Từ lại ở đây không được hiểu là “lặp lại”. Từ “lại” ở đây được hiểu là “quan lại”

Vậy Thừa phát lại được hiểu là người thực hiện công việc đi tống phát, tống đạt văn bản, hồ sơ… theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là hiểu theo mặt ngữ nghĩa, còn thực tiễn pháp luật cho phép một Thừa phát lại nhiều quyền, chức năng hơn trong hoạt động nghề nghiệp của mình, cụ thể là những gì xin mời các bạn đọc tiếp.

Công việc của một thừa phát lại tại An Giang là gì?

Theo quy định tại điều 3 nghị định 08/2020/nđ-cp thì một thừa phát lại sẽ được thực hiện những công việc sau:

– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định và pháp luật có liên quan.

– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của.

-> Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản được lập bởi thừa phát lại nhằm mục đích ghi nhận sự kiện đã xảy ra, được ghi nhận bởi thừa phát lại. Vi bằng có giá trị làm bằng chứng trước tòa.

Vd: Bạn a yêu bạn b, hôm nay a mua cho b một bịch bánh tráng trộn, a đề nghị thừa phát lại lập vi bằng về hành vi cho bánh tráng trộn này để ghi nhận sự kiện này là có thật. Để sau này lỡ có vấn đề gì còn đem ra làm bằng chứng trước tòa.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của và pháp luật có liên quan.

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định và pháp luật có liên quan.

Một thừa phát lại tại An Giang sẽ không được làm những công việc sau:

– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

– Trong khi thực thi nhiệm vụ, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Chức năng chính của thừa phát lại tại An Giang

Lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, ví dụ như biên bản xác minh tài sản, biên bản xác định hiện trạng nhà… từ đó có thể thấy rằng, Vi bằng tương tự với văn bản công chứng về việc xác minh tính xác thực, hợp pháp, tuy nhiên phạm vi hoạt động, ghi nhận của vi bằng rộng hơn là văn bản công chứng.

Tống đạt văn bản

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy rằng, Thừa phát lại tống đạt các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Trước đây, khi chưa có Thừa phát lại thì văn bản của Tòa do Thư ký tòa án đảm nhận tống đạt. Đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự.

Thi hành án dân sự

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh, thành phố được phép thành lập Thừa phát lại.

Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố mà Thừa phát lại được thành lập trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn tỉnh, thành phố đó.

 Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

– Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

 – Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

 – Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.

Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trong trường hợp Thừa phát lại thi hành án theo thẩm quyền liên quan đến tài sản phát sinh ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Thừa phát lại tại An Giang
Thừa phát lại tại An Giang

Công tác quản lý nhà nước về thừa phát lại tại An Giang

Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, cụ thể:

Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chuyển hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại, cấp thẻ Thừa phát lại…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung bộ thủ tục hành chính chuẩn hoa về Thừa phát lại; đồng thời đăng tải đầy đủ, kịp thời lên trang dịch vụ công của tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở.

Từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021, Sở đã thực hiện 06 thủ tục hành chính về Thừa phát lại. Tất cả các thủ tục hành chính đều được tiếp nhận và giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời gian theo quy định.

Trong năm 6 tháng đầu năm 2021, Sở Tư pháp đã ban hành công văn triển khai nội dung Thông tư số 05/2020/TT-BTP về thừa phát lại đến tất các văn phòng Thừa phát lại và đội ngũ Thừa phát lại trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời, trong quá trình quản lý, thường xuyên giải đáp các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật của các Thừa phát lại kịp thời.

Sở Tư pháp cũng đã bước đầu xây dựng và đi vào vận hành phần mềm quản lý vi bằng, giúp quản lý dữ liệu về vi bằng một cách đầy đủ và tiết kiệm thời gian hơn trong công tác này.

Công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo: Trong 6 tháng đầu năm 2021, không có phản ánh, kiến nghị hay khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại.

Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị thừa phát lại tại An Giang

Khó khăn, vướng mắc

– Các mảng hoạt động của thừa phát lại phát triển chưa đều, chủ yếu hoạt động ở hai mảng là lập vi bằng và tống đạt văn bản. Trong đó, hoạt động tống đạt văn bản chỉ thực hiện của tòa án, việc tống đạt giấy tờ, văn bản của cơ quan thi hành án còn ít. Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án không phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2021.

– Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh covid – 19, nên chưa có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thừa phát lại theo quy định mới của pháp luật.

Đề xuất, kiến nghị

– Đề nghị bộ tư pháp có những chỉ đạo, định hướng giúp các văn phòng thừa phát lại tăng số lượng tống đạt giấy tờ, văn bản của cơ quan thi hành án dân sự .

– Đề xuất bộ tư pháp tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án để trang bị các kiến thức pháp luật và kinh nghiệm cho thừa phát lại trong các hoạt động này.

Hiện tại thì ở đâu có thể hành nghề thừa phát lại tại An Giang ?

Hiện tại theo quy định, một Thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng trên phạm vi Toàn quốc. Trước đây khi tiến hành thí điểm hoạt động Thừa phát lại, thì các công việc thừa phát lại chỉ được tổ chức hoạt động ở một số địa phương. Tuy nhiên, hiện nay chế định thí điểm đã chính thức bị bãi bỏ, hoạt động Thừa phát lại đã được pháp luật chính thức quy định chung trên phạm vi toàn quốc.

Trên là một số thông tin cần thiết để trở thành một Thừa phát lại, cũng như một số thông tin giúp “giải ngố” về một nghề khá mới tại Việt Nam những năm gần đây. Nếu bạn muốn thử sức, đừng ngần ngại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về thừa phát lại tại An Giang. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại An Giang và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin