Thủ tục xét nghiệm adn

thủ tục xét nghiệm adn

Hiện nay, nhu cầu xét nghiệm adn đang được tăng cao và những thông tin liên quan đến thủ tục xét nghiệm adn đang được tìm kiếm trên các trang mạng xã hội. Hãy cùng Rong Ba Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cần thiết nhé!

Định nghĩa xét nghiệm ADN?

ADN (DNA) là Acid Deoxyribonucleic, là một chuỗi xoắn kép mang vật chất di truyền ở người và hầu hết các loại sinh vật khác. ADN của mỗi người được thừa hưởng một nửa từ bố, một nửa từ mẹ và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

ADN nằm chủ yếu trong nhân tế bào, mang thông tin di truyền được mã hóa bởi các bazơ nitơ tạo thành nó: adenine (A), guanine (G), thymine (T), cytosine (C). Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có ADN giống nhau. 

DNA của một người có khoảng 3 tỷ bazơ nitơ và các bazơ đó giống nhau hơn 99% ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có chuỗi ADN đặc trưng riêng do sự sắp xếp các bazơ nitơ trong chuỗi ADN của mỗi người luôn khác nhau.

Xét nghiệm ADN là hình thức xét nghiệm y tế sử dụng mẫu xét nghiệm là ADN, để xác định về các vấn đề di truyền như huyết thống, các bệnh di truyền, sự thay đổi nhiễm sắc thể, thay đổi gen. 

Mục đích của việc xét nghiệm ADN

 Xét nghiệm ADN huyết thống: Là sử dụng những thông tin di truyền về những cá thể, để xác định xem giữa những cá thể này có quan hệ gì về mặt di truyền hay không. Từ đó xác định xem 2 đối tượng xét nghiệm có cùng quan hệ huyết thống: ông – cháu, bố – con, mẹ – con,… hay không.

– Sàng lọc các hội chứng di truyền do bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi: Để phát hiện ra những điểm bất thường của NST trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, giúp phát hiện sớm những đột biến và các bệnh di truyền. 

– Xét nghiệm ADN để sàng lọc – chẩn đoán trước chuyển phôi: Là hình thức xét nghiệm để xác định thai nhi có mang gen di truyền đột biến của bố mẹ hay không.  

– Tầm soát một số loại ung thư di truyền: Giúp bạn xác định được mình có mang gen có nguy cơ mắc ung thư hoặc có di truyền gen mang bệnh ung thư cho con hay không.

thủ tục xét nghiệm adn

Hiện nay, có hai hình thức xét nghiệm ADN: xét nghiệm ADN tự nguyện và xét nghiệm ADN hành chính. Để làm rõ thủ tục xét nghiệm adn, trước tiên, cần làm rõ hai hình thức xét nghiệm ADN nêu trên.

Xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện là xét nghiệm tự nguyện nhằm xác định mối quan hệ huyết thống nhằm mục đích xác định người thân thất lạc, xác định con rơi, xác định trao nhầm con…Xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện không sử dụng được trong các công việc hành chính pháp lý.

Xét nghiệm ADN hành chính là các giám định ADN huyết thống nhằm mục đích sử dụng kết quả trong các công việc hành chính pháp luật như làm giấy khai sinh cho con, làm căn cứ xác định quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau li hôn, làm cơ sở phân chia tài sản, tiếp nhận quyền thừa kế, làm thủ tục visa, nhập tịch,…Do ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích và luật pháp nên xét nghiệm ADN hành chính cần được cam kết và đảm bảo bởi cơ quan phân tích di truyền.

Thủ tục xét nghiệm adn tự nguyện

Bước 1: Ký đơn yêu cầu làm xét nghiệm ADN của đơn vị phân tích di truyền

Bước 2: Thu thập mẫu xét nghiệm ADN

Mẫu dùng để xét nghiệm: mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng, mẫu móng tay, móng chân, tóc có chân nang,…

Đặc biệt, có thể sử dụng các mẫu như mẫu bao cao su dùng rồi, bàn chải đánh răng,…trong các trường hợp đặc biệt.

Có thể lựa chọn tự thu mẫu, đến với trung tâm xét nghiệm để được hướng dẫn hỗ trợ thu mẫu hoặc yêu cầu thu mẫu tận nhà

Bước 3: Cho mẫu xét nghiệm vào từng phong bì ghi tên và gửi về trung tâm xét nghiệm

Đối với xét nghiệm tự nguyện bạn có thể không cần ghi tên thật của đối tượng.

Cho mẫu xét nghiệm của từng người vào từng phong bì ghi tên riêng và đóng gói lại cẩn thận tránh nhầm lẫn.

Bước 4: Chờ kết quả

Kết quả sẽ chỉ gửi về cho người yêu cầu làm xét nghiệm

Thủ tục xét nghiệm adn hành chính

Bước 1: Xác định danh tính

Khi đến làm xét nghiệm ADN hành chính nếu bạn trên 18 tuổi bạn cần mang theo giấy tờ chứng minh danh phận (giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân,…), đối với những người dưới 18 tuổi cần có chữ ký của người giám hộ có xác nhận của địa phương. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.

Người tham gia xét nghiệm ADN hành chính cần ghi đúng tên theo các giấy tờ tùy thân.

Không sử dụng ký hiệu để đánh dấu mỗi người tham dự xét nghiệm.

Bước 2: Thu thập mẫu xét nghiệm

Mẫu xét nghiệm sử dụng: mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng

Nhân viên trung tâm xét nghiệm phải trực tiếp thu mẫu xét nghiệm ADN, chụp ảnh đồng thời lăn vân tay người làm xét nghiệm.

Bước 3: Về và chờ đợi kết quả

Có thể thấy, thủ tục xét nghiệm adn rất đơn giản, không hề phức tạp như chúng ta nghĩ.

thủ tục xét nghiệm adn
thủ tục xét nghiệm adn

Điểm khác biệt về thủ tục thu mẫu ADN hành chính và ADN tự nguyện

Do có mục đích khác nhau, nên xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện và xét nghiệm ADN hành chính có các yêu cầu khác nhau về thủ tục thu mẫu. Cụ thể:

 Xét nghiệm ADN huyết thống tự nguyện

Sử dụng mẫu xét nghiệm: mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng, mẫu móng tay, móng chân, tóc/lông có chân nang,…Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể sử dụng các mẫu xét nghiệm đặc biệt như: bàn chải đánh răng, bao cao su đã qua sử dụng, quần lót,…

Có thể tự thu mẫu tại nhà và gửi tới trung tâm xét nghiệm qua đường bưu điện.

Đối tượng tham gia xét nghiệm có thể ghi tên thật hoặc đánh dấu hiệu nhận biết riêng.

 Xét nghiệm ADN hành chính

Sử dụng mẫu xét nghiệm: mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng

Cơ sở xét nghiệm ADN phải trực tiếp thu mẫu, chụp ảnh và lăn vân tay của người làm xét nghiệm.

Khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đối với người trên 18 tuổi thì cần mang theo giấy tờ chứng minh danh phận như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, đối với người chưa đủ tuổi làm chứng minh thư thì cần có chữ ký của người mẹ bảo lãnh hoặc chữ ký của người nuôi dưỡng bảo lãnh có dấu đỏ xác nhận của địa phương,…để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.

Đối tượng tham gia xét nghiệm được ghi tên đúng theo giấy tờ tùy thân, Tuyệt đối không được phép sử dụng kí hiệu chỉ có mình hiểu.

Lấy mẫu xét nghiệm ADN tại nhà có chính xác không?

Nếu thu thập mẫu xét nghiệm ADN đúng theo yêu cầu như trên, kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao lên tới 99%. Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn kỹ, rất nhiều khách hàng gửi thiếu mẫu, sai loại mẫu và yêu cầu mẫu, sai thông tin của người cho mẫu dẫn đến sai lệch kết quả.

Do đó, cần thực hiện đúng các bước hướng dẫn để thu thập đúng, đủ mẫu xét nghiệm ADN.

Cách lấy mẫu tóc xét nghiệm ADN tại nhà

Điều đầu tiên cần biết đó là, không phải tất cả các phần của tóc đều có thể tách gen để xét nghiệm ADN, bạn phải lấy được sợi tóc có gốc chân tóc. Gốc chân tóc có đặc điểm là có bọng trắng mờ, màu đen, khi đặt trên giấy sẽ dính vào mặt giấy.

Nếu gửi đi mẫu tóc không có chân tóc chứa bọng tóc, sẽ không thể phân tách gen để làm xét nghiệm ADN. Để mẫu tinh sạch, xét nghiệm dễ dàng và chính xác, bạn cần lưu ý:

– Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dùng nhíp đã được diệt khuẩn.

– Dùng găng tay y tế để nhổ và thu thập tóc.

– Không chạm vào bọng ở gốc tóc.

– Thu thập tối đa 5 – 6 sợi tóc có chân mỗi mẫu.

– Tóc nhổ xong đặt trên tờ giấy trắng sạch, sau đó gói lại và bọc trong túi nilon sạch để bảo quản.

Cách lấy mẫu tế bào niêm mạc miệng xét nghiệm ADN tại nhà.

Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, trong khoang miệng luôn chứa lượng tế bào niêm mạc miệng nhất định hòa vào nước bọt. Những tế bào này nếu thu thập đủ số lượng cũng có thể phân tích gen để xét nghiệm ADN.

Với mẫu xét nghiệm này, cần thiết bị phân tích với công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới. Vì thế trước khi gửi mẫu, bạn hãy liên hệ để xác nhận tại Trung tâm xét nghiệm có nhận loại mẫu này hay không.

Để thu thập mẫu tế bào niêm mạc miệng đủ điều kiện, bạn thực hiện như sau:

– Uống một ngụm nhỏ nước lọc.

– Dùng que tăm bông y tế chuyên dụng, đảm bảo sạch, đưa vào khoang miệng (1 que bên trái, 1 que bên phải), cọ xát lên xuống khoảng 30 – 40 lần mỗi bên.

– Lấy tế bào niêm mạc miệng ở 2 đầu tăm bông, sau đó đựng trong phong bì và gửi đến địa chỉ xét nghiệm, chú ý 2 đầu tăm bông phải đặt cùng chiều.

Một lưu ý nhỏ khi bạn tự thu thập loại mẫu này là không bảo quản tăm bông đã thu thập vào túi nilon kín vì độ ẩm cao sẽ làm hỏng mẫu. Mẫu đựng trong bì thư đảm bảo thông khí tự nhiên giúp tế bào thu thập không bị biến đổi. Mẫu niêm mạc miệng có thời gian bảo quản là 5 – 7 ngày sau khi lấy mẫu, khi để trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách lấy mẫu móng tay để xét nghiệm ADN tại nhà

Bạn thu thập mẫu móng tay đạt tiêu chuẩn như sau:

– Dùng cồn khử trùng dụng cụ cắt móng, có thể thay thế vào xà phòng diệt khuẩn.

– Cắt móng tay và móng chân với độ dài để khoảng 1 tuần, lấy 5 – 6 móng ở người lớn và cả 2 bàn tay ở trẻ em. Lưu ý không cắt vào phần thịt.

– Cho mẫu móng tay, chân đã cắt vào giấy gói sạch, cho vào túi nilon và gửi trong phong bì riêng.

Để đảm bảo được kết quả xét nghiệm adn là chính xác nhất, quy trình lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (đối với thủ tục xét nghiệm adn tự nguyện) là vô cùng quan trọng. Bạn nên đọc kỹ và làm theo hướng dẫn, tránh sai sót không đáng có.

Trên đây là những tư vấn của Rong Ba Group liên quan đến thủ tục xét nghiệm adn, nếu quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến xét nghiệm adn thì hãy liên hệ ngay qua Hotline của Rong Ba Group để được tư vấn kịp thời nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng với những gói dịch vụ chất lượng nhất.