Thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc

Giường ngủ hiện đại giá rẻ 6

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, di sản của người mất sẽ được chia thừa kế theo hai phương thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Vậy thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi

Tìm hiểu khái quát về di chúc và thừa kế

Thừa kế là việc người đã chết chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ, khoản nợ cho người còn sống có quan hệ huyết thống do người đã chết định đoạt khi còn sống. Thừa kế có 2 trường hợp là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc: Người chết có để lại di chúc, di chúc hợp pháp.

Thừa kế theo pháp luật: Được thực hiện khi người chết không để lại di chúc; di chúc không hợp pháp; người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm người để lại di chúc chết.

Người thừa kế là người được hưởng di sản bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật.

Người thừa kế theo di chúc: Là người thừa kế có tên trong nôi dung di chúc mà tại thời điểm mở di chúc, người đó còn sống.

Người thừa kế theo pháp luật: Là người thừa kế không có trong di chúc nhưng vẫn được thừa kế di sản theo quy định pháp luật.

Hàng thừa kế thứ nhất: vợ; chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; con đẻ; con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ 2: ông bà nội; ông bà ngoại; anh chị em ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại; cháu gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột.

Những người cùng hàng thừa kế với nhau sẽ được hưởng những phần di sản ngang bằng nhau.

Trong trường hợp người thừa kế ở hàng trước chết, không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thì người thừa kế ở hàng sau mới được hưởng di sản.

Di sản là phần tài sản (có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá trị, quyền tài sản) mà người chết để lại cho người còn sống.

Di chúc: Là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của người chết khi muốn để lại tài sản cho người còn sống. Thời điểm mở di chúc là thời điểm người để lại di chúc chết hoặc bị Toà án tuyên bố chết.

Người lập di chúc phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên, khi lập di chúc phải trong điều kiện minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép, đe doạ. Nội dung di chúc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc

Như theo tìm hiểu ở trên, trong trường hợp người chết không có di chúc hoặc di chúc để lại không hợp pháp thì thủ tục thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật.

Như vậy, phần tài sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất. Vậy thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc được quy định như thế nào?

Trong trường hợp di sản để lại không có tranh chấp, tất cả người thừa kế đều đồng ý thì những người thừa kế sẽ làm thủ tục kê khai tài sản tại văn phòng công chứng.

Khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp pháp cơ quan công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Sau 15 ngày, nếu không có tố cáo hay khiếu nại gì thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, người thừa kế có thể làm thủ tục sang tên đối với tài sản là bất động sản.

Nếu những người thừa kế không thoả thuận được trong việc phân chia tài sản thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trước khi khởi kiện ra Toà, có thể gửi đơn yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã tiến hành hòa giải. Nếu hoà giải không thành thì sẽ nộp đơn khởi kiện ra Toà án quận (huyện) để phân chia thừa kế.

Thừa kế thế vị: Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời người để lại di sản chết thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà bố mẹ cháu đưởng hưởng. Nếu cháu mất trước hay cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản đó.

Thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi công chứng văn bản thừa kế và thực hiện thủ tục niêm yết, tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ bao gồm: Bản chính văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy xác nhận đã thực hiện việc niêm yết tại UBND xã; Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của những người nhận thừa kế; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ; Trích đo bản đồ hiện trạng đất.

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc
thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc

Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu trong vòng 15 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Việc chia thừa kế đất đai không có di chúc ngoài việc phải tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp khi chia thừa kế đất đai không có di chúc

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong trường hợp này tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh.

Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Đối với những người thừa kế cùng hàng thì đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng quyền thừa kế nếu hàng trước không còn ai do các trường hợp sau: Đã chết, không có quyền hưởng, từ chối nhận, bị truất quyền hưở

Theo Luật thừa kế không có di chúc 2018, di sản thừa kế chỉ chia cho 1 hàng và thực hiện đúng theo thứ tự ưu tiên, hàng 1, 2, 3. Túc là những người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng quyền thừa kế di sản khi những người ở hàng trước đó không còn do các trường hợp như đã nêu ở trê

Người được hưởng quyền di sản thừa kế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài sản nằm trong phạm vi di sản mà người đã chết để lại, chỉ trừ trường hợp có một thỏa thuận khá Trên thực tế, có không ít trường hợp người chết để lại quá nhiều nghĩa vụ trong khi đó di sản thừa kế không có khả năng thanh toán.

Điu 683 trong B Lut Dân S quy đnh rõ v th t ưu tiên thanh toán như sau:

1. Khoản chi phí hợp lý theo tập quán đối với việc mai táng

2. Số tiền cấp dưỡng còn thiếu

3. Khoản tiền trợ cấp cho những người sống nương nhờ

4. Số tiền công lao động

5. Tiền bồi thường thiệt hại

6. Tiền thuế và những khoản nợ với Nhà nước

7. Tiền phạt

8. Khoản nợ cá nhân, chủ thể, pháp nhân

9. Chi phí bảo quản di sản

10. Các loại chi phí khác

CÁCH CHIA THA K KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC

Thủ tục chia di sản thừa kế không di chúc được thực hiện theo đúng luật định. Trước hết, việc phân chia sẽ tiến hành bằng cuộc họp gia đình để công bố cách chia di sản thừa kế theo luật định.

Khi đã đạt được sự thống nhất về việc phân chia sẽ tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản tại các đơn vị công chứng có giấy phép hành nghề, hoạt động đúng theo Điều 58 Luật Công Chứng năm 2014.

GIẢI QUYẾT XONG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ DI CHÚC, PHẢI LÀM THỦ TỤC GÌ ĐỂ SANG TÊN SỔ ĐỎ

Đây được hiểu là nước sang tên tài sản, chuyển dịch từ tài sản người đã chết cho những người được hưởng thừa kế).

Những người được hưởng thừa kế sẽ tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia tài sản thừa kế tại cơ quan công chứng có thẩm quyền. Khi đi mang theo các giấy tờ như sau:

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ đỏ)

CCCD hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của những người được hưởng thừa kế

Giấy chứng tử của người đã chết

Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được nhận thừa kế theo quy định của pháp luật

Lưu ý:

Đối với các vấn đề tranh chấp đất không có di chúc theo trường hợp này thì pháp luật sẽ không công nhận phần đất đai được dùng làm thờ cúng theo ý chí riêng của người để lại trừ trường hợp có di chúc rõ ràng. Còn nếu không thì di sản sẽ được chia đều theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp nếu không có di chúc thì các bên phải chứng minh được đất đó được dùng làm đất thờ cúng và phần đất đó cũng sẽ không được chia cho những người thừa kế mà được giao cho người chỉ định bởi những người thừa kế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thủ tục thừa kế tài sản không có di chúc và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin