Thủ tục nhận di sản thừa kế

Nhận di sản thừa kế mà người thân để lại là một thủ tục rất phổ biến hiện nay. Nếu như các đồng thừa kế đồng thuận với nhau để nhận di sản thì thủ tục tiến hành nhanh chóng. Nếu như có sự tranh chấp thì lại phải trải qua quá trình xác minh lâu dài. Vậy, thủ tục nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy trình thủ tục nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế ở đâu?

Để xác định được nơi khai nhận di sản thừa kế cần xuất phát từ quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế được quy định tại Điều 611 – Thời điểm, địa điểm mở thừa kế theo Bộ Luật Dân sự 2015.

Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có di sản để lại chết. Địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người đó có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người mất.

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi mở thừa kế sẽ xác định là nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.

Sau khi người có tài sản chết, những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết và tiến hành mở thừa kế.

Địa điểm mở thừa kế là nơi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, là nơi Tòa án có thẩm quyền sẽ quyết định việc thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các quyền và lợi ích của những người liên quan đến di sản thừa kế. Địa điểm mở thừa kế được quy định tại Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015.

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế là tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.

Cơ quan tiến hành khai nhận di sản thừa kế có thể bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản hoặc ủy ban nhân dân xã, phường. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm:

– Thứ nhất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu di sản để lại là bất động sản như nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng khác…

– Thứ hai là Giấy chứng tử.

– Thứ ba là Giấy tờ tùy thân của những người nhận thừa kế.

– Thứ tư là những giấy tờ khác nếu có (như: Giấy khai sinh của anh/chị/em; giấy chứng tử của bố mẹ người mất; giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản;…).

Người khai nhận di sản thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật như trên thì khi làm thủ tục khai nhận di sản mới hợp pháp và sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, thời hạn và trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế:

Thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai) được thực hiện như sau:

Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký đất đai.

Hồ sơ gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

+ Một là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản.

+ Hai là Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

+ Ba là Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;

+ Bốn là những giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật như là: Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn…

Sau khi xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế sẽ được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện mở thừa kế niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông tin được niêm yết công khai, nếu không nhận được tố cáo hay khiếu nại gì thì cơ quan công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Thứ tư, về thời hiệu yếu cầu chia thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định tài Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

+ Đối với tài sản là động sản: thời hiệu yêu cầu mở thừa kế là 10 năm.

+ Đối với tài sản là bất động sản: thời hiệu yêu cầu mở thừa kế là 30 năm.

Thời hiệu này được xác định là khoảng thời gian để những người có quyền thừa kế yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phân chia di sản, nếu quá thời hạn quy định này, người đang quản lý tài sản là di sản thừa kế này sẽ có quyền sở hữu tài sản đó.

Về cụ thể theo quy định của pháp luật sẽ được chia thành các trường hợp sau:

– Trường hợp người đang quản lý di sản cũng đồng thời là người thừa kế thì di sản thuộc quyền sở hữu của họ.

– Trường hợp người đang quản lý di sản không phải là người thừa kế thì tài sản sẽ được xử lý như sau:

+ Nếu người đang quản lý di sản là người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai và phù hợp với quy định của pháp luật thì người này có quyền sở hữu tài sản.

+ Nếu di sản để lại không có người chiếm hữu ay người được lợi về tài sản thì tài sản thuộc về quyền quản lý của Nhà nước.

thủ tục nhận di sản thừa kế
thủ tục nhận di sản thừa kế

Như vây, sau khi mở thừa kế, những người thừa kế có thể thỏa thuận chia di sản thừa kế hoặc thỏa thuận thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người để lại thừa kế.

Trường hợp có tranh chấp về di sản, người thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đó.

Tuy nhiên, thời hạn yêu cầu Tòa án chia di sản do pháp luật quy định. Trong thời hạn đó, nếu những người thừa kế không thỏa thuận được việc chia di sản thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hết thời hạn do pháp luật quy định mà những người thừa kế không yêu cầu chia di sản thì di sản sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ luật Dân sự đã quy định rõ ràng thời hiệu đối với việc yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong thời hạn đó, những người thừa kế có quyền thỏa thuận chia di sản hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản.

Trường hợp hết thời hạn theo quy định mà những người thừa kế không yêu cầu chia di sản, thì di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế đang quản lý di sản đó theo Điều 616 Bộ luật dân sự.

Quy định về công chứng văn bản khai nhận di sản

Công chứng văn bản khai nhận di sản

  1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
  2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
  3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

Khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp có người thừa kế chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 20 “Bộ luật dân sự 2015” về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì:

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

– Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định trên thì người con chưa thành niên không thể tự mình xác lập, thực hiện việc phân chia di sản thừa kế với những đồng thừa kế khác, mà phải thực hiện thông qua người đại diện là bố hoặc mẹ của cháu.

Như vậy, trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người cha (mẹ) sẽ tham gia đồng thời với hai tư cách: một là chính mình với tư cách là người được hưởng di sản thừa kế của vợ, hai là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Tuy nhiên khoản 5 Điều 144 “Bộ luật dân sự 2015” về phạm vi đại diện có quy định: Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định này thì trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người chồng không thể đại diện cho con chưa thành niên để tặng cho phần di sản của các con cho chính mình được (người đại diện xác lập giao dịch với chính mình).

Có thể thực hiện theo hai cách thức sau đây:

– Hoặc làm văn bản khai nhận di sản thừa kế (quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014): Theo đó, người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

 – Hoặc, vẫn có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014: Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác. Phần di sản thừa kế của con chưa thành niên sẽ được giữ nguyên, không tặng cho ai.

Pháp luật đã có những quy định cụ thể, chặt chẽ về vấn đề con chưa thành niên hưởng di sản thừa kế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định mới nhất hiện nay.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về đơn từ chối nhận di sản thừa kế và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin