Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Trên thực tế, có rất nhiều người không may mắn khi cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ. Sau đó, khi tìm thấy được nửa kia của mình, họ lại có mong muốn kết hôn lần thứ hai.

Vấn đề đặt ra ở đây là việc kết hôn lần 2 cần những điều kiện nào và cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về thủ tục đăng ký kết hôn lần 2, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Việc kết hôn lần thứ hai hiện nay trong xã hội không hiếm gặp nhưng so với kết hôn lần đầu vẫn có một số khác biệt về hồ sơ, trình tự. Dưới đây là chi tiết thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Như thế nào là kết hôn lần thứ hai

Kết hôn lần 2 là việc một người đã chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc hôn nhân chấm dứt vì lí do vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết. Hiện nay, người đó lại tiến hành đăng ký kết hôn với một người khác.

Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Điều kiện đăng ký kết hôn lần thứ hai

Điều kiện đăng ký kết hôn lần thứ hai cơ bản giống như điều kiện đăng ký kết hôn lần đầu.

Căn cứ theo quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Như vậy, việc đăng ký kết hôn lần thứ hai cũng phải đảm bảo các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, năng lực hành vi dân sự, cũng như không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Chỉ được kết hôn lần 2 khi đã ly hôn

Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được khẳng định trong khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình:

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng

Đồng thời, một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Do đó, để được đăng ký kết hôn lần hai, một trong hai hoặc cả hai bên nam, nữ đã từng ly hôn và tại thời điểm đăng ký kết hôn bắt buộc hai bên đều phải không có vợ hoặc có chồng.

Như vậy, ngoài các điều kiện thông thường thì khi kết hôn lần hai, một trong hai hoặc cả hai người nam, nữ đã từng ly hôn, có bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật (theo khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ).

Vẫn phải đăng ký kết hôn lần 2 dù vợ chồng tái hôn

Hai vợ chồng đã từng kết hôn nhưng sau đó lại ly hôn và việc ly hôn đã được Tòa án xác nhận bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì tình trạng hôn nhân của hai người là đã ly hôn.

Do đó, nếu muốn trở thành vợ chồng thì bắt buộc hai người phải đăng ký kết hôn với nhau tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ:

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn

Việc đăng ký kết hôn vẫn phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 8 Luật HN&GĐ nêu trên.

Thủ tục đăng ký kết hôn lần thứ hai

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn lần thứ hai

Hồ sơ đăng ký kết hôn lần 2 cần có các giấy tờ sau:

Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoăc bản sao sổ hộ khẩu của hai bên;

Trường hợp đã ly hôn thì cần xuất trình Bản án ly hôn đơn phương hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án;

Trường hợp khác thì các bên phải cung cấp: Giấy chứng tử của vợ/chồng cũ, quyết định tuyên bố mất tích.

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại điều 17 luật Hộ tịch năm 2013, đăng ký kết hôn lần thứ hai giữa hai công dân Việt Nam được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ.

Đối với trường hợp đăng ký kết hôn lần hai có yếu tố nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể là Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hộ tịch, ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam, nơi công dân Việt Nam thường trú.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn đối với các trường hợp sau đây:

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP, cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp hai bên nam nữ tiến hành đăng ký tại nước ngoài và thuộc 1 trong 2 trường hợp:

Cả hai bên đều là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;

Giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu

Căn cứ theo điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, ngay sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch.

Hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Nếu đủ điều kiện kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch phải báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn lần 02 là:

Giấy tờ cần nộp

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.

– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (bản sao) – căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 123 năm 2015).

Riêng người nước ngoài khi đăng ký kết hôn thì cần phải nộp các giấy tờ nêu tại Điều 30 Nghị định 123 gồm:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; Nếu nước ngoài không cấp thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn;

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân;

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu…

Giấy tờ cần xuất trình

– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Khi thực hiện đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ không được ủy quyền cho người khác nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không cần phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại (theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP).

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kết hôn lần hai

Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch:

– Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch;

– Hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn;

Nếu phải xác minh điều kiện kết hôn thì thời gian giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Riêng việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ (theo Điều 11 Thông tư 04/2020).

Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 4: Trao giấy chứng nhận kết hôn

Trong trường hợp kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì ngay sau khi ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, công chức tư pháp, hộ tịch trao ngay cho hai bên nam, nữ.

Tuy nhiên, việc trao giấy chứng nhận kết hôn trong trường hợp có yếu tố nước ngoài được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký (Căn cứ Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Nếu hai bên không thể có mặt để nhận thì phải đề nghị bằng văn bản và Phòng Tư pháp sẽ gia hạn thời gian trao không quá 60 ngày. Hết thời gian này mà hai bên không đến nhận thì hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký và phải đăng ký kết hôn lại từ đầu nếu sau đó hai bên vẫn muốn kết hôn.

Lệ phí đăng ký kết hôn lần thứ hai

Khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:

a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

Căn cứ theo quy định nêu trên, có thể thấy, đối với trường hợp đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, kể cả đăng ký kết hôn lần hai thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký.

Trường hợp đăng ký kết hôn lần 2 là kết hôn có yếu tố nước ngoài, lệ phí đăng ký sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Lệ phí đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 1 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung thủ tục đăng ký kết hôn lần 2. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật hình sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí.

Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin